TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông nghiệp sạch là ngành đầu tư triển vọng trong năm 2018

Ngày đăng: 19 | 03 | 2018

Theo báo cáo mới đây của Vietnam Report, 5 ngành có tiềm năng tăng trưởng và triển vọng tốt trong 3 năm tới là nông nghiệp sạch, công nghệ thông tin, công nghệ sạch, bán lẻ, du lịch - khách sạn.

Nông nghiệp sạch là ngành đầu tư triển vọng trong năm 2018

Điều này cũng thể hiện xu thế phát triển trong tương lai khi doanh nghiệp dần đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, tích hợp trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cùng định hướng phát triển du lịch thành ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.

Nông nghiệp sạch là ngành có tiềm năng tăng trưởng và triển vọng nhất theo khảo sát của Vietnam Report, đây cũng là ngành đang nhận được nhiều sự khuyến khích từ Chính phủ. Trong năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Ngân hàng Nhà nước xem xét chỉ đạo, khuyến khích các ngân hàng thương mại nghiên cứu dành gói tín dụng khoảng 100.000 tỷ đồng bằng nguồn huy động của các ngân hàng thương mại để cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp, các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp sạch với điều kiện ưu đãi hơn so với các khoản cho vay thông thường.

Mặc dù được hỗ trợ về vốn nhưng làm sao để sinh lời khi đầu tư vào các lĩnh vực này lại là vấn đề vô cùng khó khăn do cả cơ chế, thủ tục hay công nghệ lạc hậu,...

Bên cạnh những tập đoàn lớn như TH, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai, Vingroup… đã đầu tư vào nông nghiệp với quy mô lớn, áp dụng những quy trình sản xuất hiện đại, công nghệ mới và cho ra những thực phẩm sạch có chất lượng cao thì phần lớn các doanh nghiệp nông nghiệp ở Việt Nam còn rất nhỏ. Tính đến giữa năm 2016, Việt Nam chỉ có trên 4.000 doanh nghiệp nông nghiệp (chiếm dưới 1% trên tổng số 420.000 doanh nghiệp của cả nước), trong đó có tới 50% doanh nghiệp siêu nhỏ (dưới 10 lao động), các doanh nghiệp này không có cấu trúc rõ ràng, mô hình quản lý sơ khai và đặc biệt không có chiến lược kinh doanh và kế hoạch sản xuất.

Số lượng doanh nghiệp trong nước ít, trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp sạch tại Việt Nam cũng đang ở mức khá thấp. Tính đến 20/6/2017, tổng vốn FDI vào nông nghiệp đạt 3,46 tỷ USD, với 516 dự án, bằng 1,1% tổng vốn FDI (306,3 tỷ USD).

Đại diện Cục đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho rằng, nông nghiệp Việt Nam có tiềm năng to lớn nhưng vẫn chỉ manh mún, nhỏ lẻ do thu hút FDI vào nông nghiệp chỉ ở những dự án nhỏ, tập trung vào chế biến thủy sản, hoa quả tại một số địa phương.

Theo nhận định của giới chuyên gia, rất khó để thu hút vốn ngoại vào Việt Nam khi chỉ có những thay đổi từ thuế, đất đai và chính sách vốn. Điều các doanh nghiệp ngoại quan tâm hiện nay chính là phát triển theo chuỗi nông nghiệp hàng hóa và đất sống cho nông nghiệp hữu cơ để giúp sản phẩm tiêu thụ tại trong nước hoặc xuất khẩu.

Một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là phải thu hút được các doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, trong đó nhiệm vụ đặt ra là phải quy hoạch, tập trung tích tụ đất đai, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung quy mô lớn và liên kết phát triển sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị.

Theo các chuyên gia kinh tế, để nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch sử dụng nguồn vốn hiệu quả, đầu tư dứt điểm theo từng hạn mục công trình để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn.

Bên cạnh đó cần tạo cho nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp có một môi trường kinh doanh thuận lợi, tạo môi trường pháp lý và kinh tế cần thiết để doanh nghiệp có thể hoạch định dự án đầu tư, triển khai hoạt động kinh doanh. Các chính sách cũng cần có sự thay đổi theo từng ngành nghề, lĩnh vực và điều chỉnh phù hợp.

Theo enternews.vn

 

 

NỘI DUNG KHÁC

Làm sao hiện thực hoá mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD của ngành nông nghiệp?

4-4-2018

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn khẳng định, trong bối cảnh quan hệ thương mại toàn cầu gặp nhiều khó khăn, giải pháp ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu là quan trọng và tập trung nhất của ngành trong năm 2018.

Tìm giải pháp giảm thất thoát, lãng phí nông sản thực phẩm ở Việt Nam

8-3-2018

Giảm thất thoát, lãng phí và ngược lại, tạo thêm giá trị gia tăng nông sản thực phẩm luôn là mục tiêu không chỉ Việt Nam mà ở mọi quốc gia phát triển về nông sản-thực phẩm hướng tới.

“Nổi cộm” từ Báo cáo XNK Việt Nam 2017 (Kỳ II): Cơ hội cho ngành xuất khẩu nào của DN nội địa?

2-4-2018

Theo Báo cáo XNK Việt Nam 2017, hai nhóm nội địa đứng top 4 đóng góp kim ngạch trên 5 tỷ USD là dệt may và giày dép các loại, đều có giá trị gia tăng thấp, tỷ lệ gia công cao.

“Nổi cộm” từ báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2017 (Kỳ I): Phụ thuộc FDI

29-3-2018

2017 là năm đầu tiên Việt Nam đạt tổng giá trị xuất khẩu vượt ngưỡng 200 tỷ USD, trong đó, ước tính sơ bộ khối FDI đang đóng góp khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong con số này.

"Vào CPTPP: Cơ hội đột phá nông nghiệp, nâng cao vị thế Việt Nam"

23-3-2018

Trò chuyện với “Góc nhìn chuyên gia”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, tham gia vào CPTPP, hy vọng lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, để bớt sự tập trung quá lớn vào thị trường Trung Quốc như hiện nay, chính là Nhật Bản. Ngoài ra, các thị trường khác như Australia, New Zealand, Canada cũng hứa hẹn đầy tiềm năng...

"Vào CPTPP: Cơ hội đột phá nông nghiệp, nâng cao vị thế Việt Nam"

23-3-2018

Trò chuyện với “Góc nhìn chuyên gia”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, tham gia vào CPTPP, hy vọng lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, để bớt sự tập trung quá lớn vào thị trường Trung Quốc như hiện nay, chính là Nhật Bản. Ngoài ra, các thị trường khác như Australia, New Zealand, Canada cũng hứa hẹn đầy tiềm năng...

Quý I/2018, GDP ngành nông nghiệp tăng cao nhất trong 13 năm qua

3-4-2018

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tốc độ tăng trưởng GDP nông, lâm sản và thủy sản quý I/2018 ghi nhận mức tăng 4,05%, đây là mức tăng cao nhất trong 13 năm gần đây.

Mỗi nông dân sẽ có thu nhập 66 triệu đồng/năm

3-4-2018

Thu nhập mỗi nông dân hiện là 33 triệu đồng, thấp so với bình quân 50 triệu của cả nước và Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường muốn tăng gấp đôi thu nhập cho nông dân. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh mục tiêu trên.

Bộ trưởng NNPTNT: 93 triệu dân phải được dùng thực phẩm sạch nhất

3-4-2018

"Phương châm tới đây chúng tôi xác định rõ, thị trường trong nước và thị trường nước ngoài đều phải đạt mục tiêu về tiêu chuẩn sản xuất như nhau. Làm được như vậy thì hơn 93 triệu dân của chúng ta mới được thụ hưởng thực phẩm tốt nhất, sạch nhất. Chúng ta không có quan điểm là sản xuất cho tiêu thụ trong nước khác, nước ngoài khác".

Bộ NN&PTNT triển khai kế hoạch ngăn không phải giải cứu nông sản

3-4-2018

Tại cuộc họp giao ban tháng 3/2018, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá: Bức tranh nông nghiệp trong quý I năm 2018 rất tích cực, tốc độ tăng trưởng GDP nông, lâm sản và thủy sản tăng 4,05% - mức tăng cao nhất trong 13 năm gần đây. Đây là thành tích lớn của ngành đóng góp chung vào tăng trưởng cao của cả nước.

Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nông sản phải đạt 40 tỷ USD

31-3-2018

Với Bộ NN&PTNT, phấn đấu năm 2018, có ít nhất 52 huyện và 37% xã đạt chuẩn nông thôn mới; tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt khoảng 3,05%, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 40 tỷ USD.

Nông nghiệp trước cơ hội và thách thức của công nghệ 4.0

2-4-2018

“Trong quá trình đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, cuộc cách mạng 4.0 là cơ hội quý giá cho các nước với các tiềm năng ứng dụng mới...”.