TIN TỨC-SỰ KIỆN

“Nổi cộm” từ báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2017 (Kỳ I): Phụ thuộc FDI

Ngày đăng: 29 | 03 | 2018

2017 là năm đầu tiên Việt Nam đạt tổng giá trị xuất khẩu vượt ngưỡng 200 tỷ USD, trong đó, ước tính sơ bộ khối FDI đang đóng góp khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong con số này.

Quan điểm FDI có phải doanh nghiệp nội địa hay không và có nên phân biệt khác biệt hay không, không phải là điều mà kết quả của bức tranh xuất nhập khẩu 2017 gợi nên. Tuy nhiên, số liệu xuất nhập khẩu 2017 - Tổng cục Hải Quan đến Bộ Công Thương, cho thấy nhiều điều.

Tỉ trọng xuất khẩu của khối FDI và khối trong nước. Nguồn biểu đồ: Tổng cục Hải quan

Tính đến hết 12 tháng/2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 425,12 tỷ USD, tăng 21%, tương ứng tăng 73,74 tỷ USD so với năm 2016; trong đó tổng trị giá xuất khẩu đạt 214,02 tỷ USD, tăng 21,2%, tương ứng tăng 37,44 tỷ USD, và tổng trị giá nhập khẩu đạt 211,1 tỷ USD, tăng 21%, tương ứng tăng 36,3 tỷ USD so với năm 2016.

Qua số liệu có thể tự hào khẳng định 2017 là năm đầu tiên Việt Nam đạt tổng giá trị xuất khẩu vượt ngưỡng 200 tỷ USD. Đây là con số tôn vinh những nỗ lực và “thành tích” của hoạt động xuất khẩu năm qua.

Có điều, trong số 214,02 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, hết tháng 12/2017, khối FDI đóng góp cho tổng kim ngạch 152,19 tỷ USD, tăng 22,9%, tương ứng tăng 28,31 tỷ USD so với năm trước. Ước tính sơ bộ khối FDI đang đóng góp khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong 1 năm.

Với 1 nền kinh tế có độ mở lớn, tăng trưởng GDP phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, mà “đội quân chủ lực” đóng góp kim ngạch với tỷ trọng lớn nhất lại là các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thì điều đó quả thực là một vấn đề đáng suy nghĩ.

Càng đáng suy nghĩ hơn khi ở chiều nhập khẩu, khối FDI cũng đang dẫn đầu với 126,37 tỷ USD, tăng 23,4%, tương ứng tăng 23,94 tỷ USD so với năm trước, trong tổng số chung 278 tỷ USD mà khối này thực thi xuất-nhập khẩu. Như vậy, cán cân thương mại của khối FDI năm 2017 thặng dư 25,81 tỷ USD. Nếu so với khối doanh nghiệp trong nước thâm hụt thương mại tới 22,9 tỷ USD và hoàn toàn lép vế nếu so trên bảng tỷ trọng đóng góp xuất nhập khẩu, đặc biệt ở chiều xuất. FDI đã có 1 năm hoạt động ấn tượng.

Nhưng việc đóng góp thặng dư thương mại cho bức tranh xuất khẩu nói chung hay quyết định thâm hụt thương mại, đang hoàn toàn nằm trong tay của khối FDI, khiến quan ngại càng sâu thêm khi: Việc lệ thuộc của nền kinh tế vào một khối đầu tư có thời hạn, chu kỳ và điều gì sẽ xảy ra nếu các DN FDI hết “đổ dồn” đầu tư vào vùng trũng Việt Nam hoặc các dự án đã, đang đầu tư sẽ đến lúc bị biến động.

Thêm vào đó, trong đóng góp của khối FDI, tỷ lệ giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu chiếm bao nhiêu phần trăm và được giữ lại, thực nhận của Việt Nam? E rằng một đôi giày bán ra 100 USD ở thị trường với giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu theo tính toán chiếm chừng 70 USD, thì thực nhận trong con số còn lại của Việt Nam, rất ít, hoàn toàn không phải là 30 USD như tính nhẩm!

Kỳ II: Cơ hội cho ngành xuất khẩu nào của doanh nghiệp nội địa?

Theo enternews.vn

NỘI DUNG KHÁC

"Vào CPTPP: Cơ hội đột phá nông nghiệp, nâng cao vị thế Việt Nam"

23-3-2018

Trò chuyện với “Góc nhìn chuyên gia”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, tham gia vào CPTPP, hy vọng lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, để bớt sự tập trung quá lớn vào thị trường Trung Quốc như hiện nay, chính là Nhật Bản. Ngoài ra, các thị trường khác như Australia, New Zealand, Canada cũng hứa hẹn đầy tiềm năng...

"Vào CPTPP: Cơ hội đột phá nông nghiệp, nâng cao vị thế Việt Nam"

23-3-2018

Trò chuyện với “Góc nhìn chuyên gia”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, tham gia vào CPTPP, hy vọng lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, để bớt sự tập trung quá lớn vào thị trường Trung Quốc như hiện nay, chính là Nhật Bản. Ngoài ra, các thị trường khác như Australia, New Zealand, Canada cũng hứa hẹn đầy tiềm năng...

Quý I/2018, GDP ngành nông nghiệp tăng cao nhất trong 13 năm qua

3-4-2018

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tốc độ tăng trưởng GDP nông, lâm sản và thủy sản quý I/2018 ghi nhận mức tăng 4,05%, đây là mức tăng cao nhất trong 13 năm gần đây.

Mỗi nông dân sẽ có thu nhập 66 triệu đồng/năm

3-4-2018

Thu nhập mỗi nông dân hiện là 33 triệu đồng, thấp so với bình quân 50 triệu của cả nước và Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường muốn tăng gấp đôi thu nhập cho nông dân. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh mục tiêu trên.

Bộ trưởng NNPTNT: 93 triệu dân phải được dùng thực phẩm sạch nhất

3-4-2018

"Phương châm tới đây chúng tôi xác định rõ, thị trường trong nước và thị trường nước ngoài đều phải đạt mục tiêu về tiêu chuẩn sản xuất như nhau. Làm được như vậy thì hơn 93 triệu dân của chúng ta mới được thụ hưởng thực phẩm tốt nhất, sạch nhất. Chúng ta không có quan điểm là sản xuất cho tiêu thụ trong nước khác, nước ngoài khác".

Bộ NN&PTNT triển khai kế hoạch ngăn không phải giải cứu nông sản

3-4-2018

Tại cuộc họp giao ban tháng 3/2018, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá: Bức tranh nông nghiệp trong quý I năm 2018 rất tích cực, tốc độ tăng trưởng GDP nông, lâm sản và thủy sản tăng 4,05% - mức tăng cao nhất trong 13 năm gần đây. Đây là thành tích lớn của ngành đóng góp chung vào tăng trưởng cao của cả nước.

Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nông sản phải đạt 40 tỷ USD

31-3-2018

Với Bộ NN&PTNT, phấn đấu năm 2018, có ít nhất 52 huyện và 37% xã đạt chuẩn nông thôn mới; tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt khoảng 3,05%, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 40 tỷ USD.

Nông nghiệp trước cơ hội và thách thức của công nghệ 4.0

2-4-2018

“Trong quá trình đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, cuộc cách mạng 4.0 là cơ hội quý giá cho các nước với các tiềm năng ứng dụng mới...”.

Nông nghiệp tăng trưởng kỷ lục trong quý I đạt 4,18%

30-3-2018

Theo Tổng cục Thống kê: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Quý I ước tính đạt khoảng 189.500 tỷ đồng, tăng 4,18% so với quý I năm 2017. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục của ngành nông nghiệp sau một số năm gặp khó khăn, thậm chí có thời điểm còn rơi vào tăng trưởng âm.

Giải pháp để tận dụng các cơ hội từ CPTPP

30-3-2018

Ngày 29/3, tại Tp. Hồ Chí Minh, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Tp. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo Bối cảnh hội nhập APEC 2017 và Hiệp định CPTPP – Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Nông nghiệp, công nghiệp là động lực tăng trưởng GDP quý 1/2018 của Việt Nam

29-3-2018

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,38% trong quý 1/2018, mức tăng trưởng mạnh nhất của quý 1 trong 10 năm qua và chủ yếu dựa vào tăng trưởng mạnh trong ngành công nghiệp và nông nghiệp, theo thông báo chính thức của Tổng cục Thống kê hôm 29/3.

"Mekong: Dòng sông hợp tác và phát triển"

30-3-2018

Nhân dịp Hội nghị GMS6 và CLV10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có bài viết “Mekong: Dòng sông hợp tác và phát triển”.