TIN TỨC-SỰ KIỆN

Giải pháp để tận dụng các cơ hội từ CPTPP

Ngày đăng: 30 | 03 | 2018

Ngày 29/3, tại Tp. Hồ Chí Minh, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Tp. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo Bối cảnh hội nhập APEC 2017 và Hiệp định CPTPP – Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Nhiều ngành hàng như thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; may mặc, hàng da; chất chất, nhựa… sẽ được hưởng lợi và có mức tăng trưởng cao khi Hiệp định CPTPP thực thi.

Theo Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Tp. Hồ Chí Minh, việc Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết là một trong những hiệp định thương mại tự do quan trọng nhất của Việt Nam không chỉ về tầm vóc quy mô mà là về độ sâu của các cam kết và hệ quả thúc đẩy cải cách thể chế, nâng cao chuẩn mực cho các doanh nghiệp và chất lượng nền kinh tế.

Mặc dù hiện Hoa Kỳ chưa tham gia CPTPP, nhưng nhiều ngành hàng như thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; may mặc, hàng da; chất chất, nhựa… sẽ được hưởng lợi và có mức tăng trưởng cao khi Hiệp định CPTPP thực thi.

Tuy vậy, các chuyên gia cũng cho rằng, mặc dù lợi ích kinh tế không bằng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng “nghĩa vụ” của Việt Nam khi tham gia CPTPP lại không giảm, thậm chí còn có nhiều thách thức hơn.

Theo ông Hà Duy Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính, mặc dù các nước thành viên CPTPP cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực với tỷ lệ cao hơn nhiều so với Việt Nam, tuy nhiên những mặt hàng có lợi thế xuất khẩu của Việt Nam như dệt may, giày da thì lại bị đánh thuế cao, với lộ trình cắt giảm khá lâu. Bên cạnh đó, để đáp ứng quy tắc xuất xứ khi xuất khẩu sang các nước thành viên cũng không phải dễ.

Để tận dụng các ưu đãi từ CPTPP mang lại, các chuyên gia cho rằng, trước hết các địa phương, doanh nghiệp cần tìm hiểu cũng như phải hiểu rõ những cam kết giữa Việt Nam và các nước thành viên trong Hiệp định này; những vấn đề liên quan trực tiếp đến ngành hàng xuất khẩu của doanh nghiệp…

Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cho rằng, mặc dù lợi ích kinh tế của CPTPP không bằng TPP, tuy nhiên cần có tầm nhìn dài hạn về triển vọng của CPTPP vì hiệp định này sẽ còn được mở rộng. Trong thời gian tới, CPTPP không chỉ có 11 nước mà có thể sẽ có thêm Hoa Kỳ, Anh, Hàn Quốc, Thái Lan… tham gia. Khi đó, thị trường sẽ được mở rộng hơn và lợi ích kinh tế của Việt Nam sẽ gia tăng nhiều hơn.

“Khác với TPP, Hiệp định CPTPP có khả năng sẽ có hiệu lực rất nhanh ngay từ đầu năm 2019. Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp đang rất gần. Do vậy, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp cần sớm chuẩn bị ngay các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón nhận và thực thi CPTPP”, ông Khanh chia sẻ.

Theo TTXVN

 

NỘI DUNG KHÁC

Nông nghiệp, công nghiệp là động lực tăng trưởng GDP quý 1/2018 của Việt Nam

29-3-2018

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,38% trong quý 1/2018, mức tăng trưởng mạnh nhất của quý 1 trong 10 năm qua và chủ yếu dựa vào tăng trưởng mạnh trong ngành công nghiệp và nông nghiệp, theo thông báo chính thức của Tổng cục Thống kê hôm 29/3.

"Mekong: Dòng sông hợp tác và phát triển"

30-3-2018

Nhân dịp Hội nghị GMS6 và CLV10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có bài viết “Mekong: Dòng sông hợp tác và phát triển”.

Tổ chức lại thị trường nông sản trong nước

30-3-2018

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu tổ chức lại thị trường nông sản trong nước, giữ vững các thị trường xuất khẩu truyền thống gắn với việc tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới.

Nông sản hữu cơ tìm lối vào Mỹ, Pháp

29-3-2018

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang xây dựng sản phẩm theo những tiêu chí cao để tìm cơ hội tham gia vào sân chơi quốc tế.

Doanh nghiệp xuất khẩu hoa quả sang Quảng Tây cần lưu ý

29-3-2018

Từ ngày 01/4, DN xuất khẩu hoa quả sang Quảng Tây (Trung Quốc) phải có nguồn gốc rõ ràng.

Hai Bộ trưởng họp cả tối bàn hướng tháo gỡ đầu tư cho nông nghiệp

29-3-2018

Chiều tối ngày 28/3, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhằm thảo luận, chia sẻ về kết quả thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp và triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Nông nghiệp hữu cơ - "Cửa thoát hiểm" cho nông sản

28-3-2018

Phái đoàn Việt Nam nhận lời mời của Bộ Nông nghiệp - Thực phẩm (NNTP) Pháp do ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dẫn đầu, cùng các doanh nghiệp Việt Nam đã tìm thấy những cơ hội thực tế hơn sau khi tham quan, kết nối B2B, trao đổi hợp tác quốc tế về thúc đẩy thương mại vào EU từ ngày 23-2 đến 4-3-2018. Trong đó, sản phẩm hữu cơ có nhiều cơ hội vào EU qua cánh cửa chợ đầu mối quốc tế Rungis.

Hoàn thiện Đề án xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp

24-3-2018

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp về Đề án xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.

Nông nghiệp giá rẻ đã hết thời?

23-3-2018

Thời gian qua, chúng ta liên tục phải giải cứu các loại nông sản dư thừa. Từ dưa hấu, củ cải, su hào đến mía đường, lúa gạo, hồ tiêu... đều rơi vào tình trạng “được mùa, mất giá”. Phải chăng, nền nông nghiệp giá rẻ đã hết thời?

Làm nông nghiệp hữu cơ: Có tiền chưa chắc đã đạt

22-3-2018

Bộ NNPTNT đang lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị định liên quan đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC). Một số doanh nghiệp đã tiên phong áp dụng sản xuất hữu cơ, nhưng không phải ai cũng có thể tận dụng cơ hội…

Doanh nghiệp cá tra phản đối quyết định thiếu công bằng của DOC

21-3-2018

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 13 thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra philê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, áp dụng cho các lô hàng xuất khẩu trong giai đoạn từ 1/8/2015- 31/7/2016.

Hiệp định CPTPP: Việt Nam phải cải cách mạnh mẽ hơn để hưởng lợi

7-3-2018

Hiệp định CPTPP tạo áp lực cải cách thể chế, cải cách chính sách để mang lại môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.