TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông nghiệp, công nghiệp là động lực tăng trưởng GDP quý 1/2018 của Việt Nam

Ngày đăng: 29 | 03 | 2018

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,38% trong quý 1/2018, mức tăng trưởng mạnh nhất của quý 1 trong 10 năm qua và chủ yếu dựa vào tăng trưởng mạnh trong ngành công nghiệp và nông nghiệp, theo thông báo chính thức của Tổng cục Thống kê hôm 29/3.

“Tăng trưởng kinh tế quý 1 đã kéo dài động lực tăng trưởng kinh tế mạnh từ nửa cuối năm 2017, và với mức tăng trưởng quý 1 thường thấp, diễn biến tăng trưởng quý 1/2018 cho thấy một tốc độ tăng mạnh”, ông Nguyễn Bích Lâm, tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (GSO) phát biểu trước báo giới.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2017 là tốc độ tăng nhanh nhất kể từ năm 2010, đạt 6,81% nhờ doanh thu xuất khẩu cao kỷ lục và các cải cách kinh tế của chính phủ. Dữ liệu công bố hôm 29/3 cho thấy ngành công nghiệp và chế biến tăng trưởng 13,56% trong quý 1/2018, chủ yếu nhờ sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp, như Samsung, tăng mạnh. Samsung hiện sản xuất phần lớn điện thoại tại các nhà máy ở Việt Nam.

Trong quý 1/2018, xuất khẩu điện thoại và linh kiện điện thoại của Việt Nam tăng mạnh 58,8% so với cùng kỳ năm 2017. Thặng dư thương mại quý 1/2018 đạt 1,3 tỷ USD.

Nông lâm thủy sản cũng có tăng trưởng cao trong quý 1/2018, với mức tăng 4,05% so với cùng kỳ năm 2017. Đây là lần đầu tiên trong 13 năm ngành nông lâm thủy sản có mức tăng trưởng vượt 4%, chủ yếu nhờ sản xuất gạo và gia cầm, theo ông Dương Mạnh Hùng, trưởng phòng phụ trách tài khoản quốc gia của GSO cho hay.

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới và nước sản xuất cà phê lớn thứ 2. Xuất khẩu gạo trong quý 1/2018 của Việt Nam dự báo tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017 lên 1,35 triệu tấn, mang về 668 triệu USD, tăng 23,8% trong cùng kỳ so sánh.

Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong quý 1/2018 ước tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2017, lên 510.000 tấn, tương đương 8,5 triệu bao loại 60kg, GSO công bố. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu cà phê giảm 3,7% xuống còn 989 triệu USD trong quý 1/2018. Xuất khẩu cà phê tháng 3/2018 của Việt Nam ước đạt 180.000 tấn, trị giá 347 triệu USD.

Lạm phát trung bình năm trong quý 1/2018 là 2,82%, GSO cho biết. Lạm phát của Việt Nam năm 2018 có thể vượt mức 4% do chính phủ đề ra nếu giá dầu, thực phẩm và thịt lợn tăng vào cuối năm. Việt Nam đặt mục tieu tăng trưởng năm 2018 ở mức 6,7%. Ông Lâm cho rằng mục tiêu này vẫn là một thách thức, bất chấp tăng trưởng mạnh trong quý 1 do nền kinh tế chi phối bởi xuất khẩu như Việt Nam gặp nhiều rủi ro trước các biến động thị trường quốc tế. “Mục tiêu tăng trưởng 6,7% không đơn giản đạt được mà vẫn là một thách thức, yêu cầu những nỗ lực toàn diện của tất cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp” ông Lâm phát biểu.

Theo Reuters (gappingworld.com)

 

 

NỘI DUNG KHÁC

"Mekong: Dòng sông hợp tác và phát triển"

30-3-2018

Nhân dịp Hội nghị GMS6 và CLV10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có bài viết “Mekong: Dòng sông hợp tác và phát triển”.

Tổ chức lại thị trường nông sản trong nước

30-3-2018

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu tổ chức lại thị trường nông sản trong nước, giữ vững các thị trường xuất khẩu truyền thống gắn với việc tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới.

Nông sản hữu cơ tìm lối vào Mỹ, Pháp

29-3-2018

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang xây dựng sản phẩm theo những tiêu chí cao để tìm cơ hội tham gia vào sân chơi quốc tế.

Doanh nghiệp xuất khẩu hoa quả sang Quảng Tây cần lưu ý

29-3-2018

Từ ngày 01/4, DN xuất khẩu hoa quả sang Quảng Tây (Trung Quốc) phải có nguồn gốc rõ ràng.

Hai Bộ trưởng họp cả tối bàn hướng tháo gỡ đầu tư cho nông nghiệp

29-3-2018

Chiều tối ngày 28/3, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhằm thảo luận, chia sẻ về kết quả thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp và triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Nông nghiệp hữu cơ - "Cửa thoát hiểm" cho nông sản

28-3-2018

Phái đoàn Việt Nam nhận lời mời của Bộ Nông nghiệp - Thực phẩm (NNTP) Pháp do ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dẫn đầu, cùng các doanh nghiệp Việt Nam đã tìm thấy những cơ hội thực tế hơn sau khi tham quan, kết nối B2B, trao đổi hợp tác quốc tế về thúc đẩy thương mại vào EU từ ngày 23-2 đến 4-3-2018. Trong đó, sản phẩm hữu cơ có nhiều cơ hội vào EU qua cánh cửa chợ đầu mối quốc tế Rungis.

Hoàn thiện Đề án xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp

24-3-2018

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp về Đề án xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.

Nông nghiệp giá rẻ đã hết thời?

23-3-2018

Thời gian qua, chúng ta liên tục phải giải cứu các loại nông sản dư thừa. Từ dưa hấu, củ cải, su hào đến mía đường, lúa gạo, hồ tiêu... đều rơi vào tình trạng “được mùa, mất giá”. Phải chăng, nền nông nghiệp giá rẻ đã hết thời?

Làm nông nghiệp hữu cơ: Có tiền chưa chắc đã đạt

22-3-2018

Bộ NNPTNT đang lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị định liên quan đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC). Một số doanh nghiệp đã tiên phong áp dụng sản xuất hữu cơ, nhưng không phải ai cũng có thể tận dụng cơ hội…

Doanh nghiệp cá tra phản đối quyết định thiếu công bằng của DOC

21-3-2018

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 13 thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra philê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, áp dụng cho các lô hàng xuất khẩu trong giai đoạn từ 1/8/2015- 31/7/2016.

Hiệp định CPTPP: Việt Nam phải cải cách mạnh mẽ hơn để hưởng lợi

7-3-2018

Hiệp định CPTPP tạo áp lực cải cách thể chế, cải cách chính sách để mang lại môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

CPTPP được ký kết: Cơ hội và thách thức của Việt Nam

9-3-2018

Ngày 8/3/2018, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết tại Chile. Bên cạnh cơ hội mang lại cho nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam, lãnh đạo Bộ Công Thương nhận định, còn rất nhiều thách thức, khó khăn, thậm chí cả nguy cơ, không chỉ đặt ra cho các doanh nghiệp mà còn đối với người dân khi tham gia CPTPP được thực thi.