TIN TỨC-SỰ KIỆN

Làm sao hiện thực hoá mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD của ngành nông nghiệp?

Ngày đăng: 04 | 04 | 2018

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn khẳng định, trong bối cảnh quan hệ thương mại toàn cầu gặp nhiều khó khăn, giải pháp ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu là quan trọng và tập trung nhất của ngành trong năm 2018.

Theo đó, năm 2018, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước đạt 6,5-6,7%, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP ngành đạt tối thiểu 3,0%,-3,05%, xuất khẩu đạt từ 40 - 40,5 tỷ USD, có 39,8% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và độ che phủ rừng đạt 41,65%. 

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng này trong năm nay cũng như duy trì được đà tăng trưởng của quý I, cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến 2020 là giải pháp bao chùm nhất toàn ngành. 

“Tuy nhiên, năm nay, giải pháp ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu là quan trọng nhất và tập trung nhất. Thậm chí được đặt trên cả các giải pháp về phòng chống thiên tai”, Thứ trưởng nhấn mạnh. 

Nguyên nhân bởi, theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 40-40,5 tỷ USD là rất cao. Trong khi đó, thị trường quốc tế đang ghi nhận có rất nhiều rủi ro.

”Những mối quan hệ thương mại thậm chí đã được các nguyên Thủ quốc gia gọi là “cuộc chiến thương mại”. Do đó, các thị trường lớn, trọng điểm của nông, lâm, thủy sản Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, EU… cũng đang có nhiều khó khăn”,Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói.

Bộ NN&PTNT theo đó sẽ tiếp tục rà soát quy hoạch, đánh giá lợi thế, tiềm năng để xây dựng cơ cấu sản phẩm theo 3 trục sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu gồm nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, nhóm sản phẩm cấp tỉnh/thành phố và nhóm đặc sản làng/xã để có giải pháp chỉ đạo cụ thể. Đồng thời chú trọng phát triển thị trường tiêu thụ kịp thời, hiệu quả nông sản.

Đặc biệt, năm nay, ngành sẽ tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản và thủy sản, nhất là chế biến rau quả và các sản phẩm chăn nuôi, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Theo enternews.vn

 

 

NỘI DUNG KHÁC

Tìm giải pháp giảm thất thoát, lãng phí nông sản thực phẩm ở Việt Nam

8-3-2018

Giảm thất thoát, lãng phí và ngược lại, tạo thêm giá trị gia tăng nông sản thực phẩm luôn là mục tiêu không chỉ Việt Nam mà ở mọi quốc gia phát triển về nông sản-thực phẩm hướng tới.

“Nổi cộm” từ Báo cáo XNK Việt Nam 2017 (Kỳ II): Cơ hội cho ngành xuất khẩu nào của DN nội địa?

2-4-2018

Theo Báo cáo XNK Việt Nam 2017, hai nhóm nội địa đứng top 4 đóng góp kim ngạch trên 5 tỷ USD là dệt may và giày dép các loại, đều có giá trị gia tăng thấp, tỷ lệ gia công cao.

“Nổi cộm” từ báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2017 (Kỳ I): Phụ thuộc FDI

29-3-2018

2017 là năm đầu tiên Việt Nam đạt tổng giá trị xuất khẩu vượt ngưỡng 200 tỷ USD, trong đó, ước tính sơ bộ khối FDI đang đóng góp khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong con số này.

"Vào CPTPP: Cơ hội đột phá nông nghiệp, nâng cao vị thế Việt Nam"

23-3-2018

Trò chuyện với “Góc nhìn chuyên gia”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, tham gia vào CPTPP, hy vọng lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, để bớt sự tập trung quá lớn vào thị trường Trung Quốc như hiện nay, chính là Nhật Bản. Ngoài ra, các thị trường khác như Australia, New Zealand, Canada cũng hứa hẹn đầy tiềm năng...

"Vào CPTPP: Cơ hội đột phá nông nghiệp, nâng cao vị thế Việt Nam"

23-3-2018

Trò chuyện với “Góc nhìn chuyên gia”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, tham gia vào CPTPP, hy vọng lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, để bớt sự tập trung quá lớn vào thị trường Trung Quốc như hiện nay, chính là Nhật Bản. Ngoài ra, các thị trường khác như Australia, New Zealand, Canada cũng hứa hẹn đầy tiềm năng...

Quý I/2018, GDP ngành nông nghiệp tăng cao nhất trong 13 năm qua

3-4-2018

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tốc độ tăng trưởng GDP nông, lâm sản và thủy sản quý I/2018 ghi nhận mức tăng 4,05%, đây là mức tăng cao nhất trong 13 năm gần đây.

Mỗi nông dân sẽ có thu nhập 66 triệu đồng/năm

3-4-2018

Thu nhập mỗi nông dân hiện là 33 triệu đồng, thấp so với bình quân 50 triệu của cả nước và Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường muốn tăng gấp đôi thu nhập cho nông dân. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh mục tiêu trên.

Bộ trưởng NNPTNT: 93 triệu dân phải được dùng thực phẩm sạch nhất

3-4-2018

"Phương châm tới đây chúng tôi xác định rõ, thị trường trong nước và thị trường nước ngoài đều phải đạt mục tiêu về tiêu chuẩn sản xuất như nhau. Làm được như vậy thì hơn 93 triệu dân của chúng ta mới được thụ hưởng thực phẩm tốt nhất, sạch nhất. Chúng ta không có quan điểm là sản xuất cho tiêu thụ trong nước khác, nước ngoài khác".

Bộ NN&PTNT triển khai kế hoạch ngăn không phải giải cứu nông sản

3-4-2018

Tại cuộc họp giao ban tháng 3/2018, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá: Bức tranh nông nghiệp trong quý I năm 2018 rất tích cực, tốc độ tăng trưởng GDP nông, lâm sản và thủy sản tăng 4,05% - mức tăng cao nhất trong 13 năm gần đây. Đây là thành tích lớn của ngành đóng góp chung vào tăng trưởng cao của cả nước.

Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nông sản phải đạt 40 tỷ USD

31-3-2018

Với Bộ NN&PTNT, phấn đấu năm 2018, có ít nhất 52 huyện và 37% xã đạt chuẩn nông thôn mới; tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt khoảng 3,05%, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 40 tỷ USD.

Nông nghiệp trước cơ hội và thách thức của công nghệ 4.0

2-4-2018

“Trong quá trình đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, cuộc cách mạng 4.0 là cơ hội quý giá cho các nước với các tiềm năng ứng dụng mới...”.

Nông nghiệp tăng trưởng kỷ lục trong quý I đạt 4,18%

30-3-2018

Theo Tổng cục Thống kê: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Quý I ước tính đạt khoảng 189.500 tỷ đồng, tăng 4,18% so với quý I năm 2017. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục của ngành nông nghiệp sau một số năm gặp khó khăn, thậm chí có thời điểm còn rơi vào tăng trưởng âm.