TIN TỨC-SỰ KIỆN

Doanh nghiệp kêu khó, Bộ Nông nghiệp và PTNT quyết tâm giảm thủ tục hành chính

Ngày đăng: 12 | 12 | 2017

Giải quyết 80% lượng hồ sơ qua mạng điện tử là quyết tâm đặt ra của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong việc thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 06/2/2017 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020.

Doanh nghiệp kêu ‘chi phí khủng khiếp’ vì thủ tục nhập khẩu

Trong một cuộc họp lấy ý kiến về dự thảo Luật Chăn nuôi, các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phản ánh việc mất hàng triệu ngày công cùng chi phí “khủng khiếp” tại cảng Hải Phòng do thủ tục kiểm tra chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Doanh nghiệp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi vẫn kêu khó.

Theo ông Lê Giang (Công ty TNHH Vĩnh An), từ năm 2013 tới nay, doanh nghiệp này mất gần 1 tỷ  đồng cho chi phí kiểm nghiệm chất lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, mỗi năm mất khoảng 300 triệu đồng. Ngay cả với những nguyên liệu đã được kiểm nghiệm, xác nhận từ Mỹ hay G7, cơ quan quản lý Việt Nam cũng không chấp nhận.

Theo ông Giang, thời gian kiểm tra thực tế kéo dài đến 48 tiếng, thậm chí có trường hợp kéo dài 72 tiếng, tức 3 ngày. Như vậy, chi phí lưu kho lưu bãi của các doanh nghiệp là “khủng khiếp”. Bởi tại khu vực cảng Hải Phòng, Quảng Ninh, mỗi năm có khoảng 80 triệu TEU (container tiêu chuẩn) hàng hóa, trong đó có khoảng 10% là thức ăn chăn nuôi hoặc nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, tức là khoảng 8 triệu container. “Từ đầu năm tới nay, riêng doanh nghiệp chúng tôi mất khoảng 1 tỷ đồng chi phí lưu kho lưu bãi, trong khi chúng tôi nhập khẩu không nhiều lắm, kim ngạch xuất khẩu khoảng 200 tỷ đồng mỗi năm”, ông Giang nói.

Để giải quyết vấn đề, ông Giang cho rằng khi sản xuất thành thức ăn chăn nuôi, doanh nghiệp còn phải chịu sự quản lý về hợp chuẩn, hợp quy mới được đưa sản phẩm ra lưu hành, nên chăng chất lượng đầu vào của nguyên liệu nên giao cho doanh nghiệp tự quản lý? Mặt khác, với các nguyên liệu đã được các quốc gia phát triển như Mỹ công nhận thì không kiểm tra lại nữa. Hơn thế nữa, chi phí kiểm tra còn tính trên giá trị lô hàng. Chi phí kiểm tra độ đạm mất khoảng 350.000 đồng mỗi lần, nhưng cơ quan quản lý thu phí tính trên giá trị lô hàng, ví dụ lô hàng trị giá nửa triệu USD mất khoảng 9 triệu đồng tiền phí!

Một vấn đề khác khiến doanh nghiệp đau đầu là tình trạng kiểm tra chồng chéo. Các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi vừa cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra, vừa bị các cơ quan kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật kiểm tra.

Cùng ý kiến với ông An, nhiều doanh nghiệp cho rằng việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thường có khối lượng rất lớn, lên tới hàng chục nghìn tấn, nếu thời gian làm thủ tục kéo dài thì chi phí rất lớn, chất lượng sản phẩm cũng bị ảnh hưởng, rất phiền toái cho doanh nghiệp.

Bộ cam kết "đã nói là làm"

Liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết trong thời gian qua, Chính phủ rất kiên quyết trong cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đặc biệt, Thủ tướng đã thành lập Tổ công tác đi kiểm tra các bộ ngành, địa phương, hiện đang tập trung xử lý vấn đề thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.

Bà Kim Anh thừa nhận trong việc quản lý vật tư nông nghiệp đang có sự chồng chéo giữa các đơn vị kiểm tra chất lượng, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật trong cùng Bộ.  “Tuy nhiên, chúng tôi đã làm việc với các cơ quan và thống nhất theo hướng một mặt hàng thì chỉ một đơn vị chủ trì, các đơn vị khác phối hợp và chỉ lấy mẫu 1 lần”, bà nói.

Cho rằng các đơn vị của Bộ đã có nhiều nỗ lực để phục vụ doanh nghiệp, song bà Kim Anh cũng cho biết Bộ sẽ kiểm tra lại những phản ánh của doanh nghiệp, nếu đúng sẽ cương quyết chấn chỉnh.

Phấn đấu giải quyết 80% hồ sơ qua mạng điện tử

Đó là yêu cầu của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hà Công Tuấn tại hội nghị “Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến” diễn ra ngày 8/12 tại Hà Nội. 

Thứ trưởng Hà Công Tuấn kiểm tra Cổng dịch vụ trực tuyến của Bộ.

Tại Cổng dịch vụ công trực tuyến https://dvc.mard.gov.vn/Pages của Nông nghiệp và PTNT đã cập nhật, công khai các thủ tục hành chính, cung cấp trực tuyến mức độ 2. Cùng với đó, Bộ đang thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với 18 thủ tục hành chính tại 5 đơn vị thuộc Bộ (Cục Chăn nuôi, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt, Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản và Tổng cục Thủy sản). 

Tính đến ngày 1/12/2017, kết quả tiếp nhận, xử lý hồ sơ cung cấp 18 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thực hiện tại 5 đơn vị có tổng số hồ sơ tiếp nhận và xử lý là 4.482 hồ sơ. Cụ thể, Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận và xử lý 2.886 hồ sơ, Cục Chăn nuôi tiếp nhận và xử lý 1.481 hồ sơ, Cục Trồng trọt tiếp nhận và xử lý 48 hồ sơ, Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tiếp nhận và xử lý 35 hồ sơ, Tổng Cục Thủy sản tiếp nhận và xử lý 32 hồ sơ. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với 11 thủ tục hành chính thực hiện tại 7 đơn vị, gồm: Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Chăn nuôi, Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt, Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản. 

Tính từ đầu năm đến ngày 1/12/2017, Bộ đã tiếp nhận, xử lý giải quyết hồ sơ cấp phép điện tử qua Cổng một cửa quốc gia với tổng số 158.857 hồ sơ, trong đó, đã xử lý, giải quyết và cấp phép/giấy chứng nhận điện tử 149.720 hồ sơ, đang tiếp tục xử lý 9.137 hồ sơ. Như vậy, đến nay, Bộ đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 năm 2017 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao. 

Thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia tại Bộ và các đơn vị trong thời gian qua đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Đó là đơn giản hóa hồ sơ thủ tục hành chính, chuyển đổi cách thức giải quyết thủ tục hành chính từ tiếp nhận xử lý hồ sơ giấy sang cấp phép điện tử… qua đó đã tiết kiệm chi phí, giảm thời gian thông quan hàng hóa, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực, quốc tế. 

Bộ  Nông nghiệp và PTNT đã công bố 508 thủ tục hành chính, nhưng vẫn chưa được cập nhật, công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Do vậy, số lượng thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia của Bộ vẫn là trên 1.000 thủ tục. 

Do đó, Thứ trưởng Hà Công Tuấn yêu cầu, các đơn vị phải nhanh chóng cập nhật và trong tháng 12/2017 phải hoàn tất đưa các thủ tục hành chính này lên Cơ sở dữ liệu quốc gia. Đặc biệt là những thủ tục hành chính đã được chuẩn hóa phải được thống nhất với các thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.
Sau khi công bố 508 thủ tục hành chính này, Bộ Nông nghiệp và PTNT vẫn tiếp tục rà soát, cắt giảm, loại bỏ và chuẩn hóa đến nay còn 450 thủ tục hành chính. 

Tuy nhiên, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nêu rõ: “Vẫn không chốt ở con số 450 thủ tục hành chính. Nếu thấy tiếp tục cắt giảm, loại bỏ được thì tiếp tục cắt giảm. Có những thủ tục hành chính cả năm không xuất hiện một hồ sơ nào thì loại bỏ hoặc chuyển sang đánh giá, kiểm soát sau”. 

Năm 2018, Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 với 10 thủ tục hành chính. Đó là những thủ tục hành chính có tần suất hồ sơ thực hiện cao, tính ổn định của thủ tục hành chính, mức độ thực hiện thủ tục hành chính đơn giản. Cùng với đó, Bộ sẽ xây dựng cung cấp dịch vụ công trực tuyến đến năm 2020 theo Cơ chế một của quốc gia với 35 thủ tục hành chính.

Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Nông sản Việt Nam có cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu

11-12-2017

Với chủ đề "Tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu: An toàn thực phẩm và Liên kết tiêu thụ nông sản", hôm nay (11/12), tại Hà Nội đã diễn ra “Hội nghị toàn thể Chương trình hỗ trợ quốc tế (ISG) 2017 về nông nghiệp”. Đồng chủ trì hội nghị có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường; ông Ousmane Dione, Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam và bà Nienke Trooster, Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam.

Nếu chỉ động viên mà không khuyến khích thì không thể phát triển HTX

6-12-2017

Sáng nay (6/12), Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã chủ trì hội nghị.

Hội nghị Quốc tế Chè Việt Nam 2017

6-12-2017

Sáng 06/12 tại Hà Nội, Hiệp hội Chè Việt Nam đã tổ chức chương trình hội nghị quốc tế Chè Việt Nam 2017 (8th VIETNAM TEA OUTLOOK 2017).

Nguồn nhân lực qua đào tạo - Yếu tố quan trọng hàng đầu của HTX nông nghiệp

5-12-2017

Làm thế nào để các HTX có thể ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quản lý, điều hành và SX để nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của HTX? Theo TS Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN- PTNT để trả lời những câu hỏi này, việc đầu tiên là phải củng cố, nâng cao...

Thúc đẩy phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp

1-12-2017

Các chuyên gia đề xuất, không nên quy định thời hạn sử dụng đất, từng bước chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng ổn định lâu dài.

Lần đầu tiên giới thiệu những công nghệ mới nhất trong sản xuất nông nghiệp

30-11-2017

Những công nghệ hiện đại nhất trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã được giới thiệu tại Hội chợ triển lãm quốc tế thiết bị và công nghệ nông – lâm – ngư nghiệp 2017 (GROWTECH 2017) do Bộ Công Thương, Bộ Khoa học - Công nghệ cùng Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức từ 30/11/2017 tới 02/12/2017 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E – 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đơn vị thực hiện là Công ty Adpex và Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (NATEC).

Doanh nghiệp Việt dấn sâu vào thị trường châu Âu

4-12-2017

Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - liên minh châu Âu (EVFTA) dự kiến thông qua vào đầu năm 2018. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, cán cân thương mại xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và châu Âu sẽ nghiêng về Việt Nam nếu các doanh nghiệp tận dụng tốt lợi thế xuất khẩu của mình.

Hài hòa trong đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp

4-12-2017

Theo các nhà khoa học, ĐBSCL là vựa lúa, thủy sản, trái cây cung cấp cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu của Việt Nam.

Giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

30-11-2017

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1865/QĐ-TTg giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.

Xu thế phát triển HTX trên thế giới và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

30-11-2017

Ở mỗi quốc gia, do thời điểm, điều kiện, hoàn cảnh ra đời và phát triển của các hợp tác xã (HTX) rất khác nhau, nhưng điểm giống nhau của các HTX chính là sự tuân thủ về mặt bản chất, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của HTX.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 11 tháng ước tính đạt 193,8 tỷ USD

30-11-2017

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 11/2017 ước tính đạt 19,2 tỷ USD, giảm 5,4% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 5,0 tỷ USD, giảm 2,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 14,2 tỷ USD, giảm 6,5%.

Đẩy mạnh ứng dụng IoT trong nông nghiệp công nghệ cao

29-11-2017

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã đánh dấu sự phát triển bùng nổ của các công nghệ đột phá và tác động tích cực đến từng ngành, từng lĩnh vực, trong đó có ngành nông nghiệp.