TIN TỨC-SỰ KIỆN

Doanh nghiệp Việt dấn sâu vào thị trường châu Âu

Ngày đăng: 04 | 12 | 2017

Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - liên minh châu Âu (EVFTA) dự kiến thông qua vào đầu năm 2018. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, cán cân thương mại xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và châu Âu sẽ nghiêng về Việt Nam nếu các doanh nghiệp tận dụng tốt lợi thế xuất khẩu của mình.

Chế biến cá xuất khẩu tại Công ty APT.

Nông sản, dệt may, da giày sẽ thắng lớn

Phân tích về tác động của EVFTA đến nền kinh tế Việt Nam, bà Phạm Thị Lan Hương, chuyên gia kinh tế dự án EU-Mutrap, cho biết hiện những rào cản của EU với hàng hóa Việt Nam rất nhiều. Cụ thể, thuế quan mặt hàng nông sản, thủy hải sản, một số mặt hàng công nghiệp chế tác như dệt may, da giày duy trì mức 9% - 22%. Khi EVFTA có hiệu lực, theo lộ trình 5 - 10 năm, hạn ngạch thuế suất này sẽ được xóa bỏ.

Hiện kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - EU dự ước đạt mức trên 40 tỷ USD vào cuối năm 2017. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU đạt khoảng trên 30 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu khoảng dưới 10 tỷ USD…

Cán cân thương mại sẽ vẫn tiếp tục nghiêng về Việt Nam, dự báo đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang EU đạt 33 tỷ USD; năm 2025 sẽ là 42 tỷ USD. Những ngành hàng được đánh giá là hưởng lợi nhiều từ EVFTA là sản phẩm nông sản, thủy hải sản, thực phẩm chế biến (như sữa, sản phẩm từ sữa, thịt gia súc, gia cầm, cá hồi, cá bơn, tôm hùm, cá da trơn, gạo, bia, rượu vang…) và cả dệt may, da giày. Một ưu thế khác, đó là khi hàng Việt vào được và tạo dựng được thương hiệu ở thị trường EU, hàng Việt Nam sẽ dễ dàng vào được nhiều thị trường khó tính khác. 

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Anh Dương, Viện Nghiên cứu kinh tế trung ương, cho biết EVFTA giúp doanh nghiệp nội dấn sâu vào thị trường EU nhờ gắn kết chặt chẽ với chuỗi cung ứng hàng hóa và tăng kết nối giao dịch với quy mô lớn hơn; tăng trình độ quản trị của các nhà cung ứng dịch vụ tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế; đa dạng hóa dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp Việt Nam; tiết giảm chi phí logistics cho doanh  nghiệp… 

Hiện tại, Việt Nam đang có hơn 30 cơ quan có chức năng kiểm dịch (với những thủ tục còn gây nhiều phiền hà cho doanh nghiệp), nhưng lại thiếu cơ quan chức năng chuyên trách để giúp doanh nghiệp hoàn thiện quy trình sản xuất theo chuẩn quốc tế đặt ra.

Những vấn đề phát sinh 

Tuy nhiên, cùng với những lợi ích đạt được, EVFTA cũng gây những tác động nhất định đến kinh tế Việt Nam. Cụ thể, giảm mức thu thuế cho hàng hóa nhập khẩu từ EU sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu từ thuế. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2018-2029, mức ảnh hưởng từ việc giảm thu thuế này được đánh giá là không nhiều, do EU chỉ chiếm 19% kim ngạch thương mại của Việt Nam.

Đến năm 2030, việc giảm thuế mới có mức độ ảnh hưởng nhất định đến ngân sách. Còn những tác động khác liên quan đến môi trường thì khá nhiều. Bởi hiện tại EU là nhà đầu tư lớn nhất ở một số thị trường như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực ASEAN (ngoại trừ Việt Nam). Do vậy, Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ tạo đường dẫn thu hút dòng vốn đầu tư chất lượng cao của EU vào Việt Nam. Kéo theo đó, dự báo mức tiêu thụ năng lượng sẽ ước tăng 3%, phát thải khí ô nhiễm cũng sẽ tăng. 

Đáng ngại hơn chính là rào cản phi thuế quan. Cụ thể, đối với sản phẩm chăn nuôi, phải đáp ứng quyền động vật, quy trình giết mổ nhân đạo. Đối với sản phẩm thủy sản, tàu đánh cá phải đăng ký thành viên EU và Việt Nam, gắn cờ thành viên EU và đáp ứng 1 trong 2 điều kiện: Tàu có ít nhất 50% sở hữu của công dân một thành viên EU hoặc Việt Nam; Tàu thuộc sở hữu của các công ty có trụ sở ở EU hoặc Việt Nam. 

Riêng đối với ngành dệt may, để đáp ứng rào cản phi thuế quan vào thị trường EU thì không dễ. Hiện quy chuẩn kỹ thuật EU rất ngặt nghèo, như tiêu chuẩn chất lượng phải đạt ISO 14001, đóng gói và ghi nhãn sản phẩm. Về quy tắc xuất xứ thì cho phép cộng gộp từ Hàn Quốc, đảm bảo xuất xứ từ vải trở đi. Trên thực tế, doanh nghiệp Việt Nam rất khó đáp ứng điều kiện xuất xứ do tỷ lệ nội địa hóa thấp, công nghiệp phụ trợ kém phát triển và phụ thuộc nguồn nguyên liệu từ nước ngoài. Bên cạnh đó, những rủi ro từ rào cản thương mại gắn với yêu cầu khắt khe về trách nhiệm xã hội, môi trường… ngày càng nhiều. 

Trong bối cảnh này, để nhanh chóng nắm bắt cơ hội và vượt qua được các rào cản, doanh nghiệp Việt cần nâng cao khả năng cạnh tranh bằng giải pháp chủ động cải tiến năng suất, quy trình sản xuất. Chính phủ Việt Nam cũng cần nâng cao hiệu quả của các chính sách thuận lợi hóa thương mại. Nhiều ý kiến lo ngại, với những quy định mới ban hành như tăng thuế tiêu thụ đặc biệt của ô tô, đánh thuế cao một số mặt hàng sản phẩm sức khỏe dinh dưỡng - một trong số hàng trăm giải pháp thị trường mà Việt Nam đang và sẽ áp dụng, sẽ rất khó để EU xem xét thông qua hiệp định EVFTA.

Theo SGGP

NỘI DUNG KHÁC

Hài hòa trong đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp

4-12-2017

Theo các nhà khoa học, ĐBSCL là vựa lúa, thủy sản, trái cây cung cấp cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu của Việt Nam.

Giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

30-11-2017

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1865/QĐ-TTg giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.

Xu thế phát triển HTX trên thế giới và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

30-11-2017

Ở mỗi quốc gia, do thời điểm, điều kiện, hoàn cảnh ra đời và phát triển của các hợp tác xã (HTX) rất khác nhau, nhưng điểm giống nhau của các HTX chính là sự tuân thủ về mặt bản chất, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của HTX.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 11 tháng ước tính đạt 193,8 tỷ USD

30-11-2017

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 11/2017 ước tính đạt 19,2 tỷ USD, giảm 5,4% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 5,0 tỷ USD, giảm 2,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 14,2 tỷ USD, giảm 6,5%.

Đẩy mạnh ứng dụng IoT trong nông nghiệp công nghệ cao

29-11-2017

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã đánh dấu sự phát triển bùng nổ của các công nghệ đột phá và tác động tích cực đến từng ngành, từng lĩnh vực, trong đó có ngành nông nghiệp.

Triển vọng hợp tác nông nghiệp Việt Nam-Bỉ

27-11-2017

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Hợp tác Phát triển Bỉ tại Việt Nam, Đại sứ quán Bỉ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam vào ngày 23.11 đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ ngành nông nghiệp bền vững và đổi mới của Việt Nam" tại khách sạn InterContinental.

Liên kết sản xuất để không “được mùa mất giá”

24-11-2017

Thực tiễn cho thấy, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là xu hướng tất yếu để đảm bảo sự phát triển bền vững. Muốn đảm bảo mối liên kết này, theo các chuyên gia, cần đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên và sản xuất những cái thị trường cần.

Luật HTX năm 2012 & bước phát triển mới của kinh tế HTX Nông nghiệp

24-11-2017

Thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và sự nỗ lực vào cuộc của các địa phương nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX), khu vực kinh tế hợp tác, nhất là các HTXNN đã có sự chuyển biến, khởi sắc và dành được những kết quả nhất định.

Nhiều nơi lúng túng với bộ tiêu chí đánh giá tái cơ cấu nông nghiệp

23-11-2017

Tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ NN&PTNT vừa tổ chức Hội nghị triển khai Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020 cho 100 đại biểu đến từ Sở NN&PTNT, Cục Thống kê của 35 tỉnh khu vực phía Nam.

Ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ vào 4 lĩnh vực trong nông nghiệp

24-11-2017

Ngày 23.11, tại Đà Nẵng đã diễn ra Hội thảo Công nghệ bức xạ tiên tiến, nằm trong khuôn khổ Sự kiện Ứng dụng, Chuyển giao và Đổi mới công nghệ năm 2017, do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.

Nông sản Việt xuất ngoại: Làm gì để phù hợp các quy định MRL?

24-11-2017

Các chuyên gia cho rằng, trong khi nông dân, doanh nghiệp (DN) cần thông tin cập nhật mới nhất thì cơ quan chức năng cũng cần phải thay đổi cách tiếp cận, tăng cường đàm phán… để cùng điều chỉnh các quy định về những quy định vượt mức dư lượng (MRL).

Thí điểm xây dựng mô hình liên kết: Doanh nghiệp - Hợp tác xã - Hộ nông dân

17-11-2017

Đến thời điểm này, cả nước có khoảng 400 chuỗi liên kết, so với tiềm năng và dư địa phát triển thì con số này còn quá khiêm tốn. Chính vì vậy, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã triển khai thí điểm xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản giữa doanh nghiệp - hợp tác xã - hộ nông dân.