TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hài hòa trong đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp

Ngày đăng: 04 | 12 | 2017

Theo các nhà khoa học, ĐBSCL là vựa lúa, thủy sản, trái cây cung cấp cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xâm nhập mặn làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp, có nguy cơ làm thay đổi một cách căn bản cơ cấu sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân ĐBSCL. Do đó, ứng dụng hiệu quả trang thiết bị, khoa học và công nghệ vào sản xuất là vấn đề hết sức cấp thiết để hiện đại hóa ngành nông nghiệp và đảm bảo thu nhập cho người nông dân.

Còn nhiều rào cản

Theo Tiến sĩ Phạm Văn Tấn, Phân Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, cơ giới hóa nông nghiệp ở ĐBSCL có sự phát triển không đồng đều giữa các khâu sản xuất. Trong khi đó, ngành chế tạo máy nông nghiệp của vùng còn yếu kém. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ cũng là rào cản lớn cho đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất. Bởi quy mô sản xuất nhỏ, lẻ sẽ khó áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chi phí sản xuất cao. Cơ sở hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp…

Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp ở ĐBSCL.

Về xuất khẩu, ĐBSCL chiếm từ 90-95% sản lượng gạo, 50% sản lượng trái cây và 60% giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công thương TP Cần Thơ, chia sẻ: “Xuất khẩu nông thủy sản của các doanh nghiệp ở ĐBSCL sẽ vấp phải các rào cản kỹ thuật, hàng rào thuế quan ngày càng nhiều từ các đối tác nhập khẩu. Sản xuất của nông dân phải làm thế nào nâng cao chất lượng, nếu chỉ làm theo tập quán cũ sẽ thất bại, không đáp ứng yêu cầu về chất lượng và sự tiến bộ của thị trường. Cách mạng kỹ thuật 4.0 là cuộc cách mạng làm thay đổi toàn diện thế giới. Do đó, các tiêu chuẩn về tiến bộ khoa học kỹ thuật và những rào cản càng ngày càng nhiều hơn buộc doanh nghiệp và nông dân phải cố gắng vượt qua, nếu không vượt qua được chúng ta sẽ bị lạc hậu, đào thải theo quy luật”.

Các chuyên gia cho rằng, ĐBSCL không còn dư địa để mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp và nâng cao năng suất lúa với trình độ khoa học công nghệ như hiện tại. Bên cạnh đó, lao động trong nông nghiệp ngày một giảm. Cơ giới hóa nông nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp song việc đầu tư của nông dân còn rất hạn chế. Ông Hoàng Thanh Liêm, Chủ cơ sở Hoàng Liêm xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ là một trong những kỹ sư có nhiều sáng chế phục vụ cho nông dân, chia sẻ: “Thời gian qua, tôi có nhiều sản phẩm sáng tạo ra đã được hội đồng khoa học đánh giá cao và có giải thưởng cao. Mong muốn của tôi là làm sao giảm bớt vất vả cho nông dân sản xuất lúa. Thế nhưng, vấn đề ứng dụng để chuyển giao cho nông dân còn nhiều khó khăn. Việc quảng bá chuyển giao công nghệ không được thực hiện tốt. Khi sản phẩm ra thị trường nông dân không có vốn để đầu tư nên ứng dụng còn rất hạn chế”.

Phát triển dịch vụ cơ giới trong nông nghiệp

Để ứng dụng hiệu quả trang thiết bị, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp tại ĐBSCL, cần phải đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông nông thôn, kênh mương thủy lợi; cần mở rộng diện tích canh tác và tăng quy mô sản xuất của nông hộ. Tiến sĩ Phạm Văn Tấn, Phân Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, cho rằng: Ngành chế tạo máy nông nghiệp trong nước còn nhỏ lẻ và thiếu tính bền vững nên nhà nước cần có chiến lược quốc gia để phát triển cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ cho các chương trình đào tạo cán bộ nghiên cứu cơ giới hóa nông nghiệp tại các trường đại học và viện nghiên cứu. Đặc biệt là hỗ trợ và thúc đẩy mạnh việc hình thành các nhóm dịch vụ cơ giới ở nông thôn; thành lập các trung tâm đào tạo cấp vùng để huấn luyện việc sử dụng, bảo trì và sửa chữa thiết bị nông nghiệp. Tổ chức đánh giá và tuyển chọn các thiết bị nông nghiệp phù hợp cho từng vùng sản xuất để khuyến cáo nông dân sử dụng.

Ngày 3-11-2016, UBND TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND “Đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp TP Cần Thơ giai đoạn 2016-2020”. Mục tiêu chung của Kế hoạch là xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, phát triển dịch vụ nông nghiệp, nông thôn nhằm đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu về tiêu dùng, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững. Bà Nguyễn Thị Kiều, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố, cho biết: “Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố luôn quan tâm đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, không những trên cây lúa mà còn mở rộng ra các loại cây trồng khác. Để đẩy mạnh cơ giới hóa, quan trọng nhất là hình thành các tổ dịch vụ cơ giới trong nông nghiệp. Theo Kế hoạch số 124, đến năm 2020, trên địa bàn thành phố sẽ hình thành 15 tổ, nhóm dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất lúa và 3 tổ nhóm dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất rau màu. Qua các thông tin sơ bộ về việc xây dựng các tổ, nhóm dịch vụ này, các công ty, viện trường có liên quan có thể nghiên cứu kế hoạch này và nếu quan tâm có thể phối hợp thực hiện cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố.

Thực tế cho thấy, nông dân muốn đầu tư máy móc, trang thiết bị để cơ giới hóa khâu sản xuất sẽ gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn, kỹ năng vận hành còn hạn chế. Với diện tích sản xuất nhỏ lẻ, nông dân sẽ không khai thác hết công suất của máy móc đã đầu tư. Vì thế, sự tham gia của nhà nước và doanh nghiệp để hình thành các tổ, nhóm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp sẽ góp phần hài hòa bài toán đầu tư, phân công lao động hợp lý. Từ đó, tạo điều kiện để cơ giới hóa được thực hiện đều khắp ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất và vẫn đảm bảo lợi nhuận của các bên liên quan.

Theo báo Cần Thơ

NỘI DUNG KHÁC

Giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

30-11-2017

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1865/QĐ-TTg giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.

Xu thế phát triển HTX trên thế giới và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

30-11-2017

Ở mỗi quốc gia, do thời điểm, điều kiện, hoàn cảnh ra đời và phát triển của các hợp tác xã (HTX) rất khác nhau, nhưng điểm giống nhau của các HTX chính là sự tuân thủ về mặt bản chất, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của HTX.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 11 tháng ước tính đạt 193,8 tỷ USD

30-11-2017

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 11/2017 ước tính đạt 19,2 tỷ USD, giảm 5,4% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 5,0 tỷ USD, giảm 2,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 14,2 tỷ USD, giảm 6,5%.

Đẩy mạnh ứng dụng IoT trong nông nghiệp công nghệ cao

29-11-2017

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã đánh dấu sự phát triển bùng nổ của các công nghệ đột phá và tác động tích cực đến từng ngành, từng lĩnh vực, trong đó có ngành nông nghiệp.

Triển vọng hợp tác nông nghiệp Việt Nam-Bỉ

27-11-2017

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Hợp tác Phát triển Bỉ tại Việt Nam, Đại sứ quán Bỉ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam vào ngày 23.11 đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ ngành nông nghiệp bền vững và đổi mới của Việt Nam" tại khách sạn InterContinental.

Liên kết sản xuất để không “được mùa mất giá”

24-11-2017

Thực tiễn cho thấy, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là xu hướng tất yếu để đảm bảo sự phát triển bền vững. Muốn đảm bảo mối liên kết này, theo các chuyên gia, cần đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên và sản xuất những cái thị trường cần.

Luật HTX năm 2012 & bước phát triển mới của kinh tế HTX Nông nghiệp

24-11-2017

Thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và sự nỗ lực vào cuộc của các địa phương nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX), khu vực kinh tế hợp tác, nhất là các HTXNN đã có sự chuyển biến, khởi sắc và dành được những kết quả nhất định.

Nhiều nơi lúng túng với bộ tiêu chí đánh giá tái cơ cấu nông nghiệp

23-11-2017

Tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ NN&PTNT vừa tổ chức Hội nghị triển khai Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020 cho 100 đại biểu đến từ Sở NN&PTNT, Cục Thống kê của 35 tỉnh khu vực phía Nam.

Ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ vào 4 lĩnh vực trong nông nghiệp

24-11-2017

Ngày 23.11, tại Đà Nẵng đã diễn ra Hội thảo Công nghệ bức xạ tiên tiến, nằm trong khuôn khổ Sự kiện Ứng dụng, Chuyển giao và Đổi mới công nghệ năm 2017, do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.

Nông sản Việt xuất ngoại: Làm gì để phù hợp các quy định MRL?

24-11-2017

Các chuyên gia cho rằng, trong khi nông dân, doanh nghiệp (DN) cần thông tin cập nhật mới nhất thì cơ quan chức năng cũng cần phải thay đổi cách tiếp cận, tăng cường đàm phán… để cùng điều chỉnh các quy định về những quy định vượt mức dư lượng (MRL).

Thí điểm xây dựng mô hình liên kết: Doanh nghiệp - Hợp tác xã - Hộ nông dân

17-11-2017

Đến thời điểm này, cả nước có khoảng 400 chuỗi liên kết, so với tiềm năng và dư địa phát triển thì con số này còn quá khiêm tốn. Chính vì vậy, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã triển khai thí điểm xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản giữa doanh nghiệp - hợp tác xã - hộ nông dân.

Cho vay nông nghiệp công nghệ cao đã đáp ứng nhu cầu trung, dài hạn

16-11-2017

Chiều nay (16/11), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đăng đàn trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, khoá XIV.