ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Dự thảo nghị định khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp bị chê

Ngày đăng: 21 | 04 | 2017

Một dự thảo nghị định khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo đã bị “chê” có những bất cập, không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

Dự thảo nghị định được các bộ, ngành thảo luận ngày 19-4. Dự thảo nghị định này nhằm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19-12-2013 của Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nghị định mới tập trung vào các vấn đề: mở rộng diện doanh nghiệp, dự án được Nhà nước hỗ trợ; phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ; bổ sung cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong các giai đoạn phát triển thị trường, làm thương hiệu, hỗ trợ sản phẩm có lợi thế; cải cách thủ tục hành chính và cơ chế về nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nêu số liệu cả nước có 1% tổng số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp với số vốn chiếm khoảng gần 3% tổng vốn đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh. Đây là con số nhỏ bé trong khi nông nghiệp có nhiều tiềm năng và thị trường nông thôn rộng lớn.

Nguyên nhân của thực trạng này, theo Phó thủ tướng, trước tiên là vướng mắc về đất đai. “Chúng ta còn lúng túng khi triển khai chủ trương tích tụ ruộng đất và thêm vào đó là chính sách dồn điền đổi thửa, tạo lập một thị trường chuyển nhượng đất đai. Vì vậy nhiều doanh nghiệp không có diện tích đất đủ lớn để đầu tư sản xuất”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói.

Thứ hai là chính quyền địa phương dễ thay đổi quy hoạch sử dụng đất, gây ra rủi ro rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp.

Thứ ba, chính sách bảo hiểm nông nghiệp không hiệu quả khiến ngân hàng không thể cho doanh nghiệp vay vốn.

Theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, muốn kêu gọi doanh nghiệp đầu tư thì Nhà nước phải có chính sách, giải pháp về cơ chế, pháp lý hỗ trợ cho đầu ra của sản phẩm bằng cách phát triển thị trường buôn bán, sàn giao dịch nông sản. “Có các định chế này thì doanh nghiệp mới yên tâm”, Phó thủ tướng nói.

Các ý kiến tại cuộc họp đều đánh giá Nghị định 210/2013/NĐ-CP đã không giải quyết được những vướng mắc trên nên kết quả hạn chế.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát tiển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết, sau 3 năm thực hiện nghị định chỉ thu hút được 64 dự án ở 23, tỉnh, thành phố của cả nước (trong đó phần nhiều là các dự án của doanh nghiệp đăng ký thêm). Ngoài ra, nghị định quy định Nhà nước hỗ trợ vốn nhưng trong bối cảnh ngân sách khó khăn nên vốn bố trí cho 64 dự án này sau mỗi năm bị bớt đi một nửa.

“Năm 2015 bố trí được 168 tỉ đồng. Năm 2016 là 78 tỉđồng và năm 2017 chỉ bố trí tiếp được 32 tỉ đồng, trong tổng số 380 tỉ đồng mà Nhà nước cam kết”, ông Tuấn cho hay.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng “nhiều doanh nghiệp nói họ không cần tiền hỗ trợ của Nhà nước. Mà nếu Chính phủ có đủ tiền để hỗ trợ cho doanh nghiệp thì cũng không phải là điều ta mong muốn. Quan trọng là phải có hành lang pháp lý, cơ chế vững chắc để không chỉ thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn mà trong khu vực này nảy nở ngày càng nhiều doanh nghiệp hơn”.

Do đó, lãnh đạo Chính phủ đề nghị đổi tên nghị định thành phát triển doanh nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn thay vì chỉ có khuyến khích doanh nghiệp đầu tư khi nhiều gia trại, trang trại, hợp tác xã có năng lực sản xuất lớn nhưng chưa phát triển thành doanh nghiệp. Thêm vào đó, cơ quan soạn thảo cần đặt vấn đề khởi nghiệp trong nông nghiệp để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Còn một số quy định về hỗ trợ vốn của dự thảo nghị định, Phó thủ tướng cho rằng: “Nhà nước bỏ ra ít thôi, hoặc không bỏ thêm mà chỉ có thể là bớt thu từ thuế, hỗ trợ tín dụng, đất đai”.

Trong khi đó, để giải quyết vướng mắc lớn nhất là về tích tụ ruộng đất thì đại diện Tổng cục Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng, các giải pháp cho thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự thảo đều có những bất cập so với pháp luật hiện hành nên không dễ thực hiện.

Ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, thủ tục hành chính là điều nhiều doanh nghiệp nông nghiệp ca thán. “Phía các bộ, lãnh đạo tỉnh thì giải quyết thủ tục đầu tư, sản xuất kinh doanh rất nhanh nhưng cấp sở, ngành địa phương thì lại chậm”, ông Hùng nói.

Giải trình về dự thảo nghị định, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu cho rằng, nghị định mới này hướng dẫn việc thực hiện rất nhiều luật, gồm Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp… nhưng để xử lý triệt để các vướng mắc nêu trên thì cần phải sửa lại các luật.

“Về tích tụ ruộng đất thì nghị định này không xử lý hoàn hảo được mà phải sửa Luật Đất đai. Về hỗ trợ vốn thì phải sửa pháp luật về thuế… Do đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ lựa chọn các quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ để xây dựng thành khuôn khổ pháp lý”, ông Thu nói.

Về lâu dài, ông Thu đồng tình với Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc rằng cần phải có một luật về phát triển doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để tạo ra cơ chế đột phá.

Kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng trong khi chưa xây dựng được luật thì vẫn phải ban hành nghị định mới với các nội dung phát triển doanh nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn. Theo Phó thủ tướng, cơ quan soạn thảo cần hoàn thiện lại dự thảo nghị định, lưu ý việc cập nhật các nội dung của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (dự kiến được Quốc hội thảo luận, thông qua tại kỳ họp thứ 3) và các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 về thể chế kinh tế thị trường.

Phó thủ tướng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư coi trọng các nội dung về tạo thuận lợi thương mại, mở rộng đối tượng điều chỉnh, quy định công bố quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, các chính sách liên quan tới phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

NỘI DUNG KHÁC

Phát triển NNHC: Thiếu hành lang pháp lý

11-4-2017

Dù được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển nhưng đến nay, sản xuất nông nghiệp theo phương thức hữu cơ của Việt Nam vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún, thiếu quy hoạch và quy chuẩn rõ ràng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đến nay chưa có bất cứ một văn bản nào liên quan đến nông nghiệp hữu cơ. Hoàn thiện hành lang pháp lý, quy chuẩn là một đòi hỏi tất yếu để nông nghiệp hữu cơ phát triển.

Khi hợp tác xã thực sự là “nhà”

28-3-2016

Trong quá trình “vật lộn” tìm hướng hoạt động mới, nhiều hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác đã thực sự trở thành chỗ dựa của xã viên, tổ viên trong phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Bí quyết thành công chung của những đơn vị này là đáp ứng đúng và trúng nhu cầu của các thành viên.

HTX, làm sao thoát khỏi bóng của chính mình?

18-3-2016

Đã có một thời, nhắc đến hợp tác xã (HTX) là người ta nghĩ ngay đến sự trì trệ, bảo thủ. Sự bung ra của kinh tế hộ đã khiến mô hình HTX kiểu cũ khép lại vai trò lịch sử của mình. Giờ đây, khi sản xuất hàng hóa trở thành hướng đi tất yếu, vai trò của HTX trong việc thúc đẩy liên kết giữa các thành phần sản xuất lại được nhắc đến. Nhưng làm thế nào để HTX thoát khỏi bóng của chính mình, khẳng định vị thế của mô hình liên kết, hợp tác kiểu mới lại là chặng đường không hề dễ dàng.

Hơn 20.000 doanh nghiệp “chết lâm sàng”

28-3-2016

Quý đầu năm 2016, số doanh nghiệp xin tạm ngừng hoạt động đã lên tới 20.044, tăng 23,9% so với cùng kỳ.

Khi những ông lớn 'xắn tay' vào nông nghiệp

11-2-2016

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, ngành nông nghiệp Việt Nam được dự báo sẽ chịu nhiều tổn thương nhất, nhưng một tín hiệu đáng mừng cho ngành này khi ngày càng nhiều “ông lớn” cũng “xắn quần” trồng rau, nuôi bò.

DN nông nghiệp “đi trên cầu khỉ” khi hội nhập

28-2-2016

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung đã ví von như vậy khi nói về những lực cản của doanh nghiệp nông nghiệp trong quá trình hội nhập. Quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực hạn chế, những rào cản từ cơ chế, chính sách đang khiến nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn vẫn còn ngại ngần.

Agribank chủ lực đầu tư nguồn vốn tái canh cây cà phê

1-12-2015

Là Ngân hàng Thương mại Nhà nước giữ vai trò chủ lực trong đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn với dư nợ cho vay lĩnh vực này hiện chiếm 73%/tổng dư nợ, đạt 487.453 tỷ đồng, nguồn vốn của Agribank thực sự góp phần quan trọng vào thành công chung các Chương trình trọng điểm của Chính phủ, trong đó có Chương trình tái canh cà phê.

Doanh nghiệp kiến nghị bỏ quota xuất khẩu gạo: Lúc lỏng lẻo, lúc lại hà khắc quá!

3-11-2015

"Lúc đầu vì lỏng lẻo quá mà không kiểm soát được về sau lại hà khắc quá mà không xuất được hàng, đó chính là hai thái cực của chuyện xuất khẩu gạo Việt Nam" - ông Trần Xuân Định, Cục phó Cục Trồng trọt chia sẻ cùng NNVN.

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp: Đất đai là điểm nghẽn lớn nhất

3-11-2015

Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định: “Có chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp”. Góp ý về nội dung này, TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, cần có giải pháp mạnh hơn để đẩy nhanh tích tụ đất đai, nhằm thu hút đầu tư vào nông nghiệp.

Vì sao phải tái cơ cấu nông nghiệp?

7-10-2015

Tái cơ cấu (TCC) nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững là mục tiêu chính của Đề án TCC nông nghiệp đã được Thủ tướng phê duyệt theo Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10.6.2013.

“Dàn trận” hút vốn đầu tư vào nông nghiệp

30-6-2015

Chớp thời cơ vàng khi một loạt tập đoàn lớn muốn đổ vốn vào lĩnh vực nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất lập “nhóm tác chiến” để thu hút và hỗ trợ kết nối đầu tư vào nông nghiệp, nhằm tạo đột phá trong lĩnh vực này.

Doanh nghiệp đóng vai trò chính trong liên kết “4 nhà”

15-6-2015

Với câu hỏi của đại biểu Nguyễn Minh Hoàng (Cà Mau) về vấn đề liên kết "bốn nhà" (nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp) chưa phát huy được tác dụng, tình trạng "được mùa mất giá" ngày một lan rộng ở nhiều sản phẩm nông sản?