ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Doanh nghiệp đóng vai trò chính trong liên kết “4 nhà”

Ngày đăng: 15 | 06 | 2015

Với câu hỏi của đại biểu Nguyễn Minh Hoàng (Cà Mau) về vấn đề liên kết "bốn nhà" (nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp) chưa phát huy được tác dụng, tình trạng "được mùa mất giá" ngày một lan rộng ở nhiều sản phẩm nông sản?

Bộ trưởng Phát, cho rằng nền nông nghiệp trong nước đang thực hiện theo  cơ chế thị trường nên tổ chức sản xuất nông nghiệp cũng phải phù hợp với cơ chế thị trường và phải định hướng sản xuất phù hợp với thị trường thế giới. Mà thị trường thế giới thì luôn có sự thay đổi. Chúng ta không thể kỳ vọng luôn có một thị trường ổn định về giá, với mức giá thu mua cao mãi được. Nên cần tìm cách thích ứng với thị trường.

Hơn 20 năm qua nông nghiệp nước ta liên tục phát triển với cách tiếp cận nói trên. Và trước diễn biến mới, Việt Nam hội nhập sâu sắc hơn thị trường quốc tế, Việt Nam vẫn theo cách tiếp cận này. Do đó, cần tiếp tục hỗ trợ nông dân nâng cao chất lượng nông sản, đặc biệt là thị trường có những biến động bất lợi. Một mặt giúp doanh nghiệp tiêu thụ nông sản một cách thuận lợi, mặt khác giúp bà con nông dân duy trì mức giá không giảm quá sâu.

“Việc phát triển nông nghiệp hiện nay thiếu tuân thủ quy hoạch, thiếu liên kết 4 nhà; thiếu định hướng tư vấn của Nhà nước nên sản xuất hàng hoá chạy theo lợi nhuận trước mắt, không tính đến lâu dài. Vì thế, cung vượt quá cầu, một số lĩnh vực được mùa mất giá. Lúc chặt điều trồng cao su, lúc chặt cao su trồng cà phê, lúc chặt cà phê trồng hạt tiêu… khó khăn và rối loạn, thua lỗ trong sản xuất, yêu cầu làm rõ trách nhiệm của Bộ trưởng sắp tới như thế nào?, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) nêu thực trạng.

Bộ tưởng, cho rằng, Chính phủ đã có chỉ đạo, trong đó tập trung rà soát quy hoạch, hướng cho sản xuất cây trồng, vật nuôi có khả năng tiêu thụ tốt hơn; hỗ trợ vốn, kỹ thuật để sản phẩm năng xuất cao hơn. Tuy nhiên, hiện, theo yêu cầu cần phát triển mạnh doanh nghiệp (DN) và các tổ hợp tác, đặc biệt là DN. Chỉ khi phát triển theo chuỗi, gắn kết thì mới hạn chế phát triển tự phát.

Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng phản ánh: “Chủ trương liên kết 4 nhà gắn kết sản xuất và tiêu thụ được coi là hướng đi đúng để phát triển nông nghiệp bền vững nhưng thực tế chưa có nhiều thành công. Thậm chí một số chuyên gia cho rằng, mục tiêu liên kết 4 nhà đã thất bại hoặc bị lãng quên… Trong 4 nhà thì nhà nào là nhạc trưởng, trụ cột của 4 nhà là gì?”.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, chủ trương này đã đưa ra hơn chục năm nay, đã cố gắng triển khai thực hiện, bò sữa, mía thì liên kết tốt; 1 số sản phẩm nông dân không nhất thiết phải liên kết thì có lỏng lẻo hơn. Trong năm 2014 đã thực hiện với cây lúa ở ĐBSCL đã có hơn 100 DN liên kết 172.000ha nhưng chỉ có 45.000ha thành công, còn lại bỏ cuộc giữa chừng. Vì thế, trong liên kết 4 nhà, DN đóng vai trò chính nhưng chưa thành công, vì  DN trong nông nghiệp chiếm khoảng gần 4% tổng số DN của cả nước. DN thực sự muốn liên kết có năng lực tài chính, kho bãi, nhà máy chế biến thì không nhiều.

Tại khu vực nông thôn, các hình thức tổ hợp tác, HTX rất ít nên DN gặp khó khăn khi phải liên kết với hàng nghìn hộ nông dân chứ không phải là 1 đơn vị đại diện. Nguyên nhân nữa cũng rất quan trọng là sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền các cấp. Mỗi địa phương phải có tiêu chí cánh đồng lớn và có quy hoạch sản xuất nhưng hiện cả nước có chưa tới 10 tỉnh làm được những việc này.

Ngoài vận động nhân dân thì phải thực hiện đồng bộ các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, liên kết với nông dân, phát triển mạnh mẽ tổ hợp tác, HTX để hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong liên kết và tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền các cấp. Theo Bộ trưởng, để nông dân có thu nhập cao hơn, chúng ta phải có lựa chọn để sản xuất hàng có chất lượng hơn, giá thành hạ hơn.

Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp: Khó tìm được “đất sạch”!

7-4-2015

Khi đầu tư vào nông nghiệp, đối với các doanh nghiệp (DN) thì vốn và công nghệ không phải là trở ngại lớn, mà vấn đề nằm ở chỗ, họ rất khó tìm được đất để sản xuất trên quy mô lớn, nhất là “đất sạch”. Một số chuyên gia cho rằng, DN chỉ cần gom một phần “đất lõi”, còn lại là liên kết với nông dân, song xem ra việc này cũng không hề dễ dàng…

Tìm giải pháp xuất khẩu nông sản

31-3-2015

Kim ngạch xuất khẩu nông sản trong quý 1 năm 2015 đang giảm mạnh, hầu hết các sản phẩm mũi nhọn như cà phê, tiêu, cao su, gạo, tôm, cá tra… đều gặp khó khăn.

XK nông, lâm, thủy sản sụt giảm: Nhiều bất cập cần tháo gỡ ngay

31-3-2015

Trước thực trạng xuất khẩu nông lâm thủy sản trong quý I/2015 chỉ đạt hơn 6,1 tỷ USD (giảm hơn 13% so với cùng kỳ), ngày 30.3, Bộ NNPTNT đã tổ chức cuộc họp với đại diện các bộ, ngành, và hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu.

Doanh nghiệp nông nghiệp được gỡ khó!

27-3-2015

Có một tín hiệu đáng mừng trong thời gian gần đây là nhiều tập đoàn lớn đã và đang triển khai dự án đầu tư vào nông nghiệp như VinGroup, FPT hay Viettel,… Điều này sẽ góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của ngành nhưng nếu không kịp thời gỡ bỏ những vướng mắc về cơ chế, chính sách thì sẽ có rất nhiều lợi thế không được khai thác một cách hiệu quả.

Kinh phí nhà nước cho KHCN trong nông nghiệp bị “chia năm sẻ bảy”

26-12-2014

Mặc dù tổng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giai đoạn 2008-2013 khoảng 4.000 tỷ đồng, nhưng có tới 32% chi cho lương và hoạt động bộ máy. Nghiên cứu còn phân tán, thiếu tính đột phá và tính ứng dụng không cao

Khoa học công nghệ là then chốt trong tái cơ cấu nông nghiệp

26-12-2014

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày một hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, KHCN chính là khâu then chốt thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu nông nghiệp

Xuất khẩu gạo từ nay đến giáp Tết Nguyên đán: Chưa thấy khả quan!

18-11-2014

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tháng 10-11 đã tăng trở lại song chưa thể nói xuất khẩu gạo từ nay đến giáp Tết Nguyên đán sẽ khả quan hơn…

Hiến kế tái cơ cấu nông nghiệp: “Nghịch lý thừa, thiếu thị trường”

15-11-2014

Vẫn chung quan điểm, định hướng đúng thị trường là mấu chốt trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, ông Nguyễn Tiến Phong, Trưởng phòng Giảm nghèo của UNDP nhấn mạnh thêm, cần có bàn tay của Nhà nước can thiệp vào thị trường.

Hiến kế tái cơ cấu nông nghiệp: “Quan trọng nhất là thay đổi thể chế”

13-11-2014

"Phân bố lại nguồn lực, cải cách thể chế, nhất là dẹp bỏ các DNNN kìm hãm sự vận hành của thị trường thì mới có thể tái cơ cấu nông nghiệp một cách bền vững cũng như định hướng thị trường đúng hướng" - TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW, khẳng định.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Bỏ sản xuất theo tư duy “sợ đói”

12-11-2014

Đó là quan điểm được nhiều chuyên gia, nhà quản lý đưa ra tại Hội nghị tham vấn ý kiến chuyên gia về đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) tổ chức ngày 9.11 tại Hà Nội.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Tư duy 'khỏi đói bụng' và nỗi lo 'nhỡ mà'

12-11-2014

Để chuyển sang một nền nông nghiệp hướng tới cầu, hướng tới thị trường, hướng tới giá trị gia tăng, thì bài toán đặt ra chính là thay đổi nhận thức, tầm nhìn và xoay chuyển cấu trúc nông nghiệp.

Hiến kế tái cơ cấu nông nghiệp: Đồng Tháp “dò đá qua sông”

12-11-2014

Ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, cho rằng, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang giống như giải phương trình quá nhiều biến số. Thế nên, cần làm từng bước, gỡ dần các nút thắt./