TIN TỨC-SỰ KIỆN

Phê duyệt Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Ngày đăng: 25 | 01 | 2017

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam do Đại hội toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ V nhiệm kỳ 2016 - 2020 thông qua.

Theo đó, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là tổ chức đại diện hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các thành viên khác tự nguyện tham gia, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức thành viên, có vai trò dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển phong trào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, góp phần ổn định chính trị, an sinh xã hội và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức thành viên trong quan hệ với các tổ chức quốc tế. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam có phạm vi hoạt động trên toàn quốc, là thành viên của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được gia nhập làm thành viên của các tổ chức tương ứng trong khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.

Chức năng của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên; phối hợp với các Bộ, Ngành xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ cá thể; xây dựng các mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị hàng hóa chủ lực trong các lĩnh vực, các ngành, các khu vực và tổng kết, nhân diện rộng; thực hiện các chương trình, dự án, dịch vụ công hỗ trợ phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được giao; hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho sự hình thành và phát triển của kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã và các thành viên...

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ công, các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, cung cấp dịch vụ cho các thành viên về pháp lý, đầu tư, khoa học - công nghệ, thông tin, tài chính, tín dụng, thị trường, kiểm toán, bảo hiểm, kiểm định chất lượng hàng hóa và các lĩnh vực khác.

Bên cạnh đó, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; các tổ chức xã hội khác trong việc tuyên truyền, phổ biến và thực hiện pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; triển khai các chương trình, dự án phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Đồng thời, tập hợp ý kiến, nguyện vọng của các thành viên để đề xuất với Đảng, Nhà nước về các chủ trương, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và các cơ chế chính sách phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã;...  

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam gồm: 1- Đại hội toàn quốc; 2- Ban Chấp hành; 3- Ban Thường vụ; 4- Ủy ban Kiểm tra; 5- Văn phòng, các ban chuyên môn; 6- Các pháp nhân trực thuộc.

Trong đó, Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

Đại hội gồm đại hội thường kỳ và đại hội bất thường. Đại hội thường kỳ được tổ chức 5 năm một lần, do Ban Chấp hành Liên minh Hợp tác xã Việt Nam triệu tập. Đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất 2/3 tổng số Ủy viên Ban Chấp hành Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đề nghị.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Vấn nạn thực phẩm bẩn: Người tiêu dùng tự cứu mình bằng cách nào?

25-1-2017

Đối với người tiêu dùng, việc tìm đến những địa chỉ cung ứng thực phẩm được chứng nhận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng là rất cần thiết.

Ông lớn công nghiệp 'xông trận' nông nghiệp công nghệ cao

25-1-2017

Với gói tín dụng 60.000 tỷ đồng mà Chính phủ đã đồng ý dành cho NNCNC, và đặc biệt là với sự tham gia của nhiều DN lớn, nhất là DN công nghiệp, hy vọng NNCNC sẽ có bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Doanh nghiệp, tập đoàn lớn - làn sóng mới trong nông nghiệp

23-1-2017

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do thiên tai, thời tiết, song năm 2016, có thể được coi như một sự “bùng nổ” của làn sóng các doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp, trong đó có các tên tuổi lớn đã và tuyên bố sẽ đầu tư vào nông nghiệp như Vingroup, TH true Milk, Hòa Phát, Trường Hải Auto, FPT và mới nhất là Công ty CP Thế giới di động đầu tư vào hệ thống Bách hóa xanh.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Đẩy mạnh cải cách hành chính để gỡ những nút thắt

21-1-2017

Trao đổi với báo chí bên lề Diễn đàn thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, Bộ sẽ tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, từ đó đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu.

Nông nghiệp đổi ngôi vị “hàng đầu thế giới” từ sản lượng sang giá trị

23-1-2017

Nhiều loại trái cây Việt (thanh long, nhãn, dưa hấu, xoài)… đã chinh phục được các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Australia, Hàn Quốc…

Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tại Cuộc họp thường niên của Diễn đàn kinh tế thế giới Davos 2017

20-1-2017

Ngày 18/1/2017, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã có những hoạt động quan trọng tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos 2017. Tại diễn đàn này, Bộ trưởng đã chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong việc xây dựng và thể chế hóa 8 nhóm công tác công - tư về phát triển nông nghiệp bền vững. Bộ trưởng cũng đã gặp và trao đổi với các tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT.

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp: Cần tháo gỡ rào cản đầu vào

16-1-2017

Xóa bỏ các rào cản trong kinh doanh đầu vào trung gian ngành nông nghiệp, thực chất để kéo đầu tư tư nhân vào nông nghiệp, giúp cho đầu vào giảm chi phí để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.

Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp: Cần miễn thuế 10 năm cho vùng khó khăn

19-1-2017

Năm 2016, nói như Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, được coi là năm “bùng nổ” của các doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp. Vậy xu thế đầu tư vào nông nghiệp sẽ được tiếp diễn như thế nào, PV Báo NTNN đã có cuộc phỏng vấn với TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard).

Đầu tư cho nông nghiệp vốn lớn lãi thấp

13-1-2017

Hàng trăm doanh nghiệp mới đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên trong một cuộc điều tra 400 doanh nghiệp cho rằng đầu tư vào nông nghiệp lãi rất ít, thậm chí hòa vốn.

Xuất siêu gần 30 tỷ USD vào Mỹ: Mừng nhưng chưa hết lo

17-1-2017

Báo cáo của Bộ Công thương về tình hình XNK của Việt Nam năm 2016 cho thấy, xuất siêu của Việt Nam vào Mỹ đạt hơn 29,4 tỷ USD, cao nhất trong các nước Đông Nam Á.

Đột phá tư duy với doanh nghiệp nhỏ và vừa

14-1-2017

Nền kinh tế tăng trưởng hàng năm 6-7% mà các doanh nghiệp cứ nhỏ đi thì làm sao có thể tăng tính cạnh tranh và kết nối được vào chuỗi giá trị toàn cầu? Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, trao đổi với TBKTSG.

Tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, bắt đầu từ đâu và làm như thế nào?

13-1-2017

Đây là một câu hỏi đặt ra tại buổi tọa đàm tích tụ, tập trung đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp hóa nông thôn dưới sự chủ trì của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Vụ Nông nghiệp – Nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương ngày 10-01-2017 vừa qua.