TIN TỨC-SỰ KIỆN

Ông lớn công nghiệp 'xông trận' nông nghiệp công nghệ cao

Ngày đăng: 25 | 01 | 2017

Với gói tín dụng 60.000 tỷ đồng mà Chính phủ đã đồng ý dành cho NNCNC, và đặc biệt là với sự tham gia của nhiều DN lớn, nhất là DN công nghiệp, hy vọng NNCNC sẽ có bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Năm 2017, NNCNC tiếp tục đón nhận làn sóng các “ông lớn” ngành công nghiệp đổ vốn đầu tư

Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) đã được triển khai ở nước ta từ nhiều năm nay, nhưng quy mô hãy còn khiêm tốn. Với gói tín dụng 60.000 tỷ đồng mà Chính phủ đã đồng ý dành cho NNCNC, và đặc biệt là với sự tham gia của nhiều DN lớn, nhất là DN công nghiệp, hy vọng NNCNC sẽ có bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.  

DN công nghiệp 'nhảy' vào NNCNC

Có thể nói Hội nghị “Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam” do Câu lạc bộ NNCNC (DAA) tổ chức ở TP.HCM ngày 19/12/2016, đã gây được sự chú ý đặc biệt của những người làm nông nghiệp. Bởi ngoài các DN ngành nông nghiệp, nhiều DN lớn trong ngành công nghiệp đã xuất hiện tại hội nghị này và có những cam kết sẽ đầu tư vào nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.

Một trong những tên tuổi như vậy là Cty CP Ô tô Trường Hải. Theo Bảng xếp hạng VNR500 - TOP 500 doanh nghiệp lớn Việt Nam năm 2016, do Cty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam, công bố, Trường Hải là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất với doanh thu hơn 71.000 tỷ đồng.

Là nhà công nghiệp, nhưng ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Cty CP Ô tô Trường Hải, cũng rất quan tâm tới nông nghiệp. Đặc biệt, ở vị trí của một doanh nhân công nghiệp, công Dương đã nhìn ra những hạn chế không nhỏ của ngành nông nghiệp hiện nay, nhất là ở những khâu cần tới các sản phẩm của công nghiệp như thu hoạch, vận chuyển, chế biến…

Chính vì vậy, Trường Hải đang nghiên cứu xây dựng tổ hợp nông nghiệp sau thu hoạch. Tổ hợp này sẽ là sự hợp tác giữa Trường Hải với Tập đoàn Lộc Trời trong sản xuất lúa gạo. Theo ông Trần Bá Dương, ở khâu thu hoạch và vận chuyển, lúa đang bị thất thoát khá nhiều. Chính vì vậy, ông đã đề xuất với Lộc Trời phải thay đổi khâu thu hoạch và sau thu hoạch.

Theo đó, lúa sau khi thu hoạch sẽ được đưa vào những cái bồn, chuyển xuống sà lan đưa về sấy, cất trong kho. Khi cần gạo XK hay tiêu thụ trong nước thì mới mang lúa ra xay xát.

Hiện ông Dương đang nghiên cứu xây dựng một tổ hợp sau thu hoạch, bao gồm cả chuỗi dịch vụ về giao nhận hàng hóa và chế biến. Tổ hợp này phải nằm gần cảng và thị trường tiêu thụ. Ở đó không chỉ chế biến gạo mà cả các sản phẩm từ gạo và các thực phẩm khác. Ông khẳng định, với những lợi thế sẵn có trong công nghiệp ô tô, Trường Hải có thể làm được những máy móc thiết bị tốt để sử dụng trong thu hoạch và chế biến gạo.

Với thế mạnh về công nghệ thông tin, FPT đang tích cực đầu tư, phát triển các giải pháp công nghệ thông minh ứng dụng trong nông nghiệp nhằm hỗ trợ cho các DN làm NNCNC. Theo đó, FPT đang tham gia vào khâu truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm, vật tư nông nghiệp… bằng các sản phẩm công nghệ thông minh.

Một trong những khách hàng đầu tiên của FPT về công nghệ truy xuất nguồn gốc là Cty Hùng Nhơn (Bình Phước). FPT đang giúp Hùng Nhơn xây dựng và vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc phân bón Đồng Phú (là sản phẩm do Cty Hùng Nhơn sản xuất).

Trong tháng 12/2016, Hùng Nhơn đã ký hợp đồng với DAA về việc DAA sẽ cung cấp 800.000 con tem điện tử (do FPT sản xuất) cho Hùng Nhơn. Những con tem này sẽ có tác dụng giúp cho nhà quản lý, nông sản sử dụng phân bón Đồng Phú có thể truy xuất nguồn gốc, phân biệt được phân bón Đồng Phú thật với sản phẩm giả mạo.  

Kéo DN nhỏ và vừa tham gia

Lợi thế của các DN lớn trong ngành công nghiệp khi tham gia vào NNCNC là gì? Khi chúng tôi đặt ra câu hỏi này, nhiều doanh nhân ngành công nghiệp cho rằng ngoài công nghệ, một lợi thế lớn của họ là khả năng quản trị. Ông Trần Bá Dương cho rằng mô hình quản trị công nghiệp ứng dụng vào nông nghiệp sẽ rất hiệu quả.

Tuy nhiên, sự tham gia của các “ông lớn” trong ngành công nghiệp vào NNCNC còn hướng tới một mục tiêu rất quan trọng khác. Theo DAA, mục tiêu của họ là lôi kéo, thu hút các DN nhỏ và vừa tham gia làm NNCNC. Những DN này chiếm số đông. Nếu các DN lớn đứng ra liên kết các DN nhỏ và vừa thành chuỗi giá trị NNCNC sẽ góp phần quan trọng làm giảm giá thành, mở rộng được quy mô, giải quyết được vấn đề lao động trên cả nước.

DAA không tập trung làm nông nghiệp theo một hướng mà theo dự án. DAA ngoài các ban chức năng thông thường thì thêm ban ngành nghề. Ban ngành nghề, tùy theo sáng kiến, nhu cầu cụ thể mà nghiên cứu và đề xuất các dự án cụ thể để các thành viên có thể tham gia và làm lợi ngược lại cho chính các thành viên đó. Trong thời gian tới, DAA sẽ triển khai các dự án có tính hỗ trợ chung: Xây dựng mô hình thí điểm Tổ hợp Nông nghiệp công nghệ cao; Đề án sử dụng tem thông minh truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng rau an toàn cho TP.HCM và Hà Nội; Một số dự án đang nghiên cứu khác.

Theo ông Dương, trong phong trào khởi nghiệp hiện nay, việc tham gia của các DN lớn là rất cần thiết, vì đó chính là những DN đầu tàu để thúc đẩy khởi nghiệp trong ngành nông nghiệp. Ông Dương cho rằng, nông nghiệp Việt Nam sẽ khó tiếp tục phát triển nếu thiếu các mô hình công nghiệp trong nông nghiệp. Chúng ta lại không có những ngành kinh tế khác có thể kiếm ra thật nhiều tiền để bù lỗ lại cho nông nghiệp. Chính vì vậy, các DN công nghiệp có vốn, có kỹ năng quản trị tốt… cần phải dấn thân vào nông nghiệp để tạo ra những mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp.

Chính vì vậy, DAA xác định nhiệm vụ chính để phát triển NNCNC là phải hỗ trợ DN tạo hành lang chính sách thuận lợi. Theo đó, trong những năm tới, DAA tập trung 2 vấn đề lớn là góp phần tạo những thủ tục thuận lợi để các DN tham gia làm NNCNC tiếp cận với gói 60.000 tỷ đồng; xây dựng mô hình Tổ hợp NNCNC, trong đó giải quyết các bài toán đất đai, liên kết sản xuất, tìm kiếm đầu ra… cho các DN tham gia.

Mô hình Tổ hợp NNCNC của DAA

Là khu sản xuất nông nghiệp quy mô lớn với diện tích 1.000ha trong đó bao gồm: Công nghệ tạo giống cây trồng, vật nuôi; nghiên cứu thực nghiệm các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp để áp dụng đại trà; sản xuất chất dinh dưỡng dành cho cây trồng, vật nuôi; nghiên cứu chế tạo các máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp; chế biến sản phẩm nông nghiệp; chuỗi dịch vụ về giao nhận hàng hóa.

Các đặc trưng cơ bản của Tổ hợp NNCNC gồm: Chức năng sản xuất NNCNC quy mô lớn, giống như mô hình Kibutz và Moshav của Israel, bao gồm các hoạt động từ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho đến sản xuất, thương mại, phân phối các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài hay bán ở các siêu thị; tích tụ đất đai lên đến hàng nghìn ha đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.

Tổ hợp NNCNC là một cấu trúc liên kết, đảm bảo khả năng hiện đại hóa nông nghiệp, tạo điều kiện giải quyết đồng bộ các bài toán lớn về vốn, đầu tư, công nghệ, chuyên môn hóa, chuỗi liên kết, nhân lực, thị trường, xuất nhập khẩu, sự lan tỏa và nhân rộng. Đồng thời, tổ hợp còn đóng vai trò là hàn thử biểu về cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn.

Tổ hợp được xây dựng hạ tầng đồng bộ phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây nhà xưởng, vườn ươm công nghệ, phòng thí nghiệm (theo danh mục đã có trong quyết định 66/2014 QĐ TTG của Thủ tướng), hạ tầng chuỗi dịch vụ về giao nhận hàng hóa phục vụ lưu thông phân phối sản phẩm nông nghiệp và thương mại hóa sản phẩm.

Chủ thể tham gia Tổ hợp NNCNC sẽ rất đa dạng. Trong đó, giữ vai trò chính là các doanh nghiệp NNCNC, sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp với nhiều loại hình và quy mô khác nhau, từ các DN lớn đến DN siêu nhỏ, DN khởi nghiệp.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Doanh nghiệp, tập đoàn lớn - làn sóng mới trong nông nghiệp

23-1-2017

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do thiên tai, thời tiết, song năm 2016, có thể được coi như một sự “bùng nổ” của làn sóng các doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp, trong đó có các tên tuổi lớn đã và tuyên bố sẽ đầu tư vào nông nghiệp như Vingroup, TH true Milk, Hòa Phát, Trường Hải Auto, FPT và mới nhất là Công ty CP Thế giới di động đầu tư vào hệ thống Bách hóa xanh.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Đẩy mạnh cải cách hành chính để gỡ những nút thắt

21-1-2017

Trao đổi với báo chí bên lề Diễn đàn thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, Bộ sẽ tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, từ đó đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu.

Nông nghiệp đổi ngôi vị “hàng đầu thế giới” từ sản lượng sang giá trị

23-1-2017

Nhiều loại trái cây Việt (thanh long, nhãn, dưa hấu, xoài)… đã chinh phục được các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Australia, Hàn Quốc…

Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tại Cuộc họp thường niên của Diễn đàn kinh tế thế giới Davos 2017

20-1-2017

Ngày 18/1/2017, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã có những hoạt động quan trọng tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos 2017. Tại diễn đàn này, Bộ trưởng đã chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong việc xây dựng và thể chế hóa 8 nhóm công tác công - tư về phát triển nông nghiệp bền vững. Bộ trưởng cũng đã gặp và trao đổi với các tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT.

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp: Cần tháo gỡ rào cản đầu vào

16-1-2017

Xóa bỏ các rào cản trong kinh doanh đầu vào trung gian ngành nông nghiệp, thực chất để kéo đầu tư tư nhân vào nông nghiệp, giúp cho đầu vào giảm chi phí để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.

Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp: Cần miễn thuế 10 năm cho vùng khó khăn

19-1-2017

Năm 2016, nói như Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, được coi là năm “bùng nổ” của các doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp. Vậy xu thế đầu tư vào nông nghiệp sẽ được tiếp diễn như thế nào, PV Báo NTNN đã có cuộc phỏng vấn với TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard).

Đầu tư cho nông nghiệp vốn lớn lãi thấp

13-1-2017

Hàng trăm doanh nghiệp mới đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên trong một cuộc điều tra 400 doanh nghiệp cho rằng đầu tư vào nông nghiệp lãi rất ít, thậm chí hòa vốn.

Xuất siêu gần 30 tỷ USD vào Mỹ: Mừng nhưng chưa hết lo

17-1-2017

Báo cáo của Bộ Công thương về tình hình XNK của Việt Nam năm 2016 cho thấy, xuất siêu của Việt Nam vào Mỹ đạt hơn 29,4 tỷ USD, cao nhất trong các nước Đông Nam Á.

Đột phá tư duy với doanh nghiệp nhỏ và vừa

14-1-2017

Nền kinh tế tăng trưởng hàng năm 6-7% mà các doanh nghiệp cứ nhỏ đi thì làm sao có thể tăng tính cạnh tranh và kết nối được vào chuỗi giá trị toàn cầu? Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, trao đổi với TBKTSG.

Tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, bắt đầu từ đâu và làm như thế nào?

13-1-2017

Đây là một câu hỏi đặt ra tại buổi tọa đàm tích tụ, tập trung đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp hóa nông thôn dưới sự chủ trì của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Vụ Nông nghiệp – Nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương ngày 10-01-2017 vừa qua.

Kiến tạo nền nông nghiệp mới

12-1-2017

Ngành nông nghiệp đang khát vọng kiến tạo một nền nông nghiệp mới: không lặp lại quá khứ, cần nguồn tăng trưởng mới và tăng giá trị, giảm dầm lệ thuộc tài nguyên. Nền nông nghiệp mới phải thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Trong nền nông nghiệp mới, doanh nghiệp phải đóng vai trò nòng cốt liên kết với nông dân tổ chức sản xuất nông sản hàng hóa quy mô lớn và theo chuỗi.

Nhận diện để tháo gỡ rào cản kinh doanh đầu vào nông nghiệp

12-1-2017

Giảm giá đầu vào, bảo đảm quyền tài sản và quyền hợp đồng, kéo dài thời gian sử dụng đất… là những vấn đề chuyên gia cho rằng cần tháo gỡ tại hội thảo “Các rào cản đối với kinh doanh đầu vào trung gian nông nghiệp” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức ngày 12/1.