TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nhận diện để tháo gỡ rào cản kinh doanh đầu vào nông nghiệp

Ngày đăng: 12 | 01 | 2017

Giảm giá đầu vào, bảo đảm quyền tài sản và quyền hợp đồng, kéo dài thời gian sử dụng đất… là những vấn đề chuyên gia cho rằng cần tháo gỡ tại hội thảo “Các rào cản đối với kinh doanh đầu vào trung gian nông nghiệp” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức ngày 12/1.

Phát biểu tại đây, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng muốn sản xuất nông nghiệp hiệu quả thì phải giảm được giá hàng hóa đầu vào (thuốc phòng trừ sâu, bệnh, phân bón, giống cây, con các loại...) để sản phẩm nông nghiệp tăng sức cạnh tranh. 

Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu cũng như các cơ quan thông tấn báo chí. (Ảnh: AGROINFO)

Ở lĩnh vực đầu tư, lý giải nguyên nhân việc đầu tư vào nông nghiệp còn hạn chế, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết các nước trên thế giới thường ưu tiên bảo hộ quyền tài sản, quyền hợp đồng một cách toàn vẹn và lâu dài. Các biện pháp như ưu đãi, hỗ trợ, định hướng thị trường chỉ là bước thứ hai sau khi đã bảo đảm quyền tài sản và quyền hợp đồng. Nhưng Việt Nam lại quá chú trọng vào các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ, định hướng thị trường, thậm chí làm thay thị trường. Còn quyền tài sản và quyền hợp đồng lại chưa được bảo đảm.

Ví dụ về quyền tài sản đối với đất đai, ông Đậu Anh Tuấn cho biết quy định về hạn điền làm manh mún ruộng đất, khó áp dụng khoa học công nghệ. Như vậy sẽ làm tăng chí phí sản xuất, khiến chất lượng sản phẩm không đồng đều. Bên cạnh đó, thời hạn sử dụng đất, thu hồi đất nông nghiệp làm tăng rủi ro cho chủ đầu tư, giảm động lực đầu tư dài hạn.

“Cần mở rộng, tiến tới việc kéo dài thời gian sử dụng đất và có những quy định về việc tiếp tục sử dụng đất sau khi hết thời hạn, đồng thời hạn chế các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp”, ông Đậu Anh Tuấn nói.

Nêu ý kiến về những rào cản trong khảo nghiệm, công nhận giống cây trồng mới, bà Trần Thị Thanh Nhàn, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết công tác nghiên cứu điều tra cho thấy quy trình cấp phép còn phức tạp (phải được công nhận 2 lần, 4 hội đồng thẩm định, khảo nghiệm giá trị canh tác…) nên phải mất 3,5-5 năm với cây ngắn ngày và 5-6 năm cho cây dài ngày (dài hơn từ 2-4 năm so với các nước trong khu vực).

Bên cạnh đó, quy định cũng yêu cầu phải có xác nhận của cơ quan địa phương. Điều này sẽ phát sinh thêm chi phí của doanh nghiệp, tạo cơ chế xin-cho, đồng thời cũng gây khó cho địa phương trong quản lý. Việc quy định về diện tích sản xuất thử cũng không hợp lý, gây tốn kém cho doanh nghiệp.

Về vấn đề trên, GS.TS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam kiến nghị trong khảo nghiệm giống, không cần qua bước công nhận sản xuất thử; việc khảo nghiệm giá trị canh tác và tính khác biệt có thể tiến hành đồng thời; chỉ công nhận giống quốc gia với một số cây trồng chủ lực.

Theo ông Trần Đình Long chúng ta vẫn nghiên cứu theo kiểu bao cấp vì các đề tài dự án vẫn chưa được khoán đến sản phẩm cuối cùng. Ngay chủ nhiệm đề tài cũng chưa có quyền phát huy được sự sáng tạo.

Bên cạnh đó, trong khi các phòng thí nghiệm trọng điểm cấp Nhà nước được đầu tư cơ sở vật chất rất tốt nhưng các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân… không thể tham gia. Vì vậy, nên tháo gỡ rào cản này.

Theo Báo điện tử Chính phủ

NỘI DUNG KHÁC

Nhiều rào cản trong kinh doanh đầu vào trung gian nông nghiệp

12-1-2017

Hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp đó là làm sao giảm được giá đầu vào để sản phẩm nông nghiệp tăng sức cạnh tranh. Nhưng việc giảm giá cũng phải đảm bảo sản phẩm đầu vào đạt chất lượng.

Kỳ vọng gì với xuất khẩu nông sản 2017?

10-1-2017

Xuất khẩu ngành nông nghiệp vẫn đạt mức cao kỷ lục 32,1 tỉ USD, tăng hơn 6% so với năm 2016. Có những gam màu sáng, tạo tiền đề cho triển vọng sáng sủa năm 2017.

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ PHỤC VỤ HỘI THẢO

26-12-2016

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ PHỤC VỤ HỘI THẢO

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ PHỤC VỤ HỘI THẢO

6-9-2016

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ PHỤC VỤ HỘI THẢO

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ PHỤC VỤ HỘI THẢO

22-11-2016

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ PHỤC VỤ HỘI THẢO

Loay hoay xác định nông sản chủ lực: Gấp rút định vị lại sản phẩm

12-1-2017

Trước thực tế một số loại nông sản chủ lực sụt giảm tăng trưởng, các chuyên gia nông nghiệp cho rằng đã đến lúc chúng ta không cần tự hào là cường quốc xuất khẩu gạo, cà phê hay cá tra nữa, bởi những người làm ra sản phẩm này thu nhập vẫn thấp.

Tìm giải pháp tích tụ, tập trung đất nông nghiệp

11-1-2017

Tại buổi tọa đàm, rất nhiều các báo cáo tham luận, các ý kiến đóng góp của các chuyên gia tập trung vào các vấn đề nhằm tháo gỡ các nút thắt để thúc đẩy tích tụ, tập trung đất nông nghiệp.

Năm chật vật của doanh nghiệp phân bón

9-1-2017

Hạn hán tại miền Trung- Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở ĐBSCL; luật thuế 71 gây bất lợi; giá phân bón thế giới xuống thấp kỷ lục; giá than tăng đột ngột vào cuối năm… Đó là những yếu tố bất lợi cho các DN phân bón.

Thương hiệu cho trái cây Việt: Quẩn quanh và bế tắc!

9-1-2017

Theo TS.Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam (SOFRI), ngành rau quả của Việt Nam nói chung, ĐBSCL có tiềm năng phát triển rất lớn, năm 2016, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu rau quả vượt mặt hàng gạo, đạt 2,4 tỷ USD. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, quy mô sản xuất của chúng ta vẫn nhỏ lẻ, chất lượng không đồng đều, thu hoạch, bảo quản còn lạc hậu, không truy xuất được nguồn gốc, chưa có thương hiệu và đặc biệt là không liên kết được với doanh nghiệp.

Bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo: Vẫn chưa đủ

6-1-2017

Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh gay gắt, việc Bộ Công Thương bãi bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh và xuất khẩu gạo ngay đầu tháng 1/2017 được đánh giá khá cao, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Tái cơ cấu nông nghiệp đang đòi hỏi bức bách hơn

6-1-2017

Đã đến lúc chúng ta cần hành động cho việc nhận thức lại về ngôi vị hàng đầu của quốc gia xuất khẩu gạo hay cường quốc về sản lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản.

Kỳ tích khó tin của nông nghiệp

5-1-2017

Năm 2016 có lẽ là năm có nhiều kỷ lục nhất với ngành nông nghiệp, trong đó có hai kỷ lục gần như mâu thuẫn, làm nên kỳ tích của ngành nông nghiệp: Thiên tai nặng nề nhất (khiến lần đầu tiên trong lịch sử, nông nghiệp tăng trưởng âm 6 tháng đầu năm) song xuất khẩu nông sản đạt mức cao nhất: vượt 32 tỷ USD.