TIN TỨC-SỰ KIỆN

Kỳ tích khó tin của nông nghiệp

Ngày đăng: 05 | 01 | 2017

Năm 2016 có lẽ là năm có nhiều kỷ lục nhất với ngành nông nghiệp, trong đó có hai kỷ lục gần như mâu thuẫn, làm nên kỳ tích của ngành nông nghiệp: Thiên tai nặng nề nhất (khiến lần đầu tiên trong lịch sử, nông nghiệp tăng trưởng âm 6 tháng đầu năm) song xuất khẩu nông sản đạt mức cao nhất: vượt 32 tỷ USD.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường

Những kỷ lục của ngành nông nghiệp

Có thể nói, chưa năm nào, ngành nông nghiệp lại trải qua nhiều cung bậc cảm xúc như năm nay.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, năm 2016 là một năm khó khăn, vất vả nhất đối với ngành NN&PTNT khi thiên tai xảy ra khốc liệt trên khắp mọi vùng miền của đất nước.

Có thể nói, năm nay là năm "kỷ lục" về thiên tai: Đầu năm là trận rét lịch sử 50 năm ở 4 tỉnh miền núi phía Bắc, tiếp đó là đợt hạn hán nghiêm trọng xảy ra ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên; đợt hạn, mặn lịch sử 100 năm ở ĐBSCL khiến 10/13 tỉnh phải công bố thảm họa thiên tai. Cuối năm, liên tục từ đầu tháng 10 cho đến tháng 12/2016 năm đợt lũ lịch sử liên tiếp xảy ra đối với 8 tỉnh Nam Trung bộ và một số tỉnh Tây Nguyên. Ước tính, thiệt hại do thiên tai cho nền kinh tế năm nay là 39.000 tỷ đồng, gấp ba lần mức thiệt hại bình quân của 5 năm qua. Bên cạnh thiên tai, sự cố môi trường biển xảy ra ở 4 tỉnh miền Trung... cũng khiến ngành nông nghiệp lao đao, khốn đốn. Cũng vì thế, lần đầu tiên trong lịch sử , tăng trưởng ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2016 âm 0,18%.

Thế nhưng, chỉ trong 6 tháng cuối năm, nhờ sự nỗ lực không mệt mỏi của bà con nông dân và sự quan tâm từ Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ban ngành... nông nghiệp đã lấy lại được đà tăng trưởng, GDP tăng 1,36%. Thậm chí, xuất khẩu còn đạt kỷ lục 32,1 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, tăng 1,7 tỷ USD so với năm 2015; thặng dư thương mại đạt khoảng 7,5 tỷ USD và vẫn duy trì được 10 mặt hàng xuất khẩu có giá trị từ 1 tỷ USD trở lên.

Có thể nói, kỳ tích đi lên của ngành nông nghiệp năm qua có dấu ấn của tân Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường. Đơn cử, ngay khi cơn bão số 1 (đầu tháng 8/2016) xảy ra, khiến 229.000ha, chiếm khoảng 40% diện tích lúa khu vực Đồng bằng sông Hồng vừa cấy xong bị ngập lụt. Đích thân Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, người vừa mới nhậm chức “tư lệnh” ngành NN&PTNT đã trực tiếp xuống bàn với 4 tỉnh trọng điểm để chỉ đạo công tác khắc phục, phục hồi sản xuất nhờ đó hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cơn bão này gây ra. Vụ mùa đó, nước ta đã bội thu với năng suất 60-62 tạ/ha.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn và khuyến khích đúng các sản phẩm có lợi thế cũng khiến ngành nông nghiệp bứt tốc.

Đơn cử như ngành thủy sản, đặc biệt là con tôm nước lợ tốc độ phát triển năm nay tăng tới 9%. Dù bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn trong những tháng đầu năm khiến sản lượng tôm sụt giảm, đạt chưa đến 200.000 tấn (bằng 28% kế hoạch đề ra), nhưng với kế hoạch hành động quyết liệt, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã trực tiếp chỉ đạo các hội nghị cùng với các địa phương về quản lý giống, nuôi và tiêu thụ, nên 6 tháng cuối năm sản lượng tôm đạt vượt 650.000 tấn; xuất khẩu tôm cả năm nay ước đạt 3,2 tỷ USD. Đây là một sự gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu rất đáng ấn tượng.

Thịt lợn năm nay cũng ghi dấu ấn đậm nét khi đạt sản lượng cao nhất từ trước đến nay với khoảng trên 30 triệu con, trong đó đàn giống chiếm khoảng 10%. Đáng lưu ý, bộ giống lợn nước ta được đánh giá thuộc nhóm các nước có nền công nghệ hiện đại. Cùng với đó, đến nay 200 doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi lớn có thể sản xuất tới 25 triệu tấn công suất và năm nay đạt sản lượng 16,8 triệu tấn. Như vậy, chúng ta đủ cung cấp cho chăn nuôi lớn, kể cả cho đàn lợn, trâu, bò và gia cầm. Một điểm mạnh nữa là sự thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, 55% sản lượng của thịt lợn và gia cầm được nuôi trong những trang trại quy mô vừa và lớn. Đây là một bước tiến bộ rất lớn của ngành chăn nuôi.

Trong năm 2016 mặt hàng rau quả cũng có sự phát triển và gia tăng kim ngạch xuất khẩu vượt trội. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 1,9 tỷ USD, thấp hơn lúa gạo (đạt 2,4 tỷ USD) thì năm nay có sự đổi ngôi – kim ngạch xuất khẩu rau quả cán đích 2,4 tỷ USD; còn kim ngạch xuất khẩu lúa gạo năm nay đạt 1,9 tỷ USD - cho thấy tiềm năng, lợi thế của rau và quả Việt Nam còn rất lớn. Nếu tập trung phát triển tốt lĩnh vực này thì trong thời gian ngắn kim ngạch xuất khẩu có thể tăng lên 3 tỷ USD, thậm chí nhiều hơn ở thời kỳ trung và dài hạn.

Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành

Mặc dù đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc trong bối cảnh khó khăn chồng chất, song lãnh đạo Bộ NN&PTNT vẫn khách quan nhìn nhận, nông nghiệp nước ta vẫn là một nền nông nghiệp dựa trên quy mô hộ nhỏ lẻ là chính, sản xuất còn manh mún với tổng số 13,8 triệu hộ và 78 triệu miếng ruộng. Chính vì thế, việc thực hiện tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới đặt ra cấp bách . Trong đó, nút thắt đầu tiên phải tháo gỡ là đất đai.

"Muốn có một nền nông nghiệp hiệu quả và bền vững, chúng ta phải tổ chức lại sản xuất của hộ nông dân theo quy mô HTX gắn kết với doanh nghiệp làm sao hình thành được những chuỗi sản phẩm, vùng nông nghiệp tập trung, có quy mô hàng hóa nhất định. Thứ hai, chúng ta phải tập trung nhiều giải pháp KHCN, trong đó tập trung ứng dụng nhiều công nghệ cao để nền nông nghiệp nước ta có giá thành vừa phải, có thể cạnh tranh thành công trong hội nhập một cách bền vững” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định.

Gần đây, Bộ NN&PTNT cùng với Bộ KHCN và các bộ ngành đang tập trung vào những vấn đề then chốt, trong đó có việc hình thành thị trường giao dịch về KHCN. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, chúng ta phải liên kết, phải có cơ chế để phát huy tối đa sức mạnh, lôi kéo doanh nghiệp, nông dân vào cuộc để thúc đẩy sản xuất – kinh doanh nông nghiệp. Điển hình như Lâm Đồng, vừa qua tất cả nông dân, doanh nghiệp vào cuộc cùng nhà nước làm khoa học, có như vậy chúng ta mới đảm bảo sản xuất có giá thành vừa phải, liên tục đưa ra sản phẩm cạnh tranh và hội nhập quốc tế được.

Ky tich kho tin cua nong nghiep - Anh 1

Xuất khẩu rau quả đạt có thể đạt 3 tỷ USD trong thời gian ngắn tới

Năm 2017 là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và Kế hoạch phát triển ngành 5 năm 2016 – 2020 trong bối cảnh những khó khăn thách thức được dự báo vẫn chưa giảm hơn so với năm 2016. Tuy vậy, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu thực hiện có hiệu quả 2 nhiệm vụ lớn là tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, thích ứng với biến đổi khí hậu trong điều kiện hội nhập; trong đó, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản đạt 2,5-2,8%; tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành đạt 3,0 - 3,2%; kim ngạch xuất khẩu đạt 32,0 - 32,5 tỷ USD; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,45%; tỷ lệ xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới đạt 28-30%. Năm 2017, Bộ tiếp tục xác định là Năm cao điểm hành động về chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng cần có biện pháp quyết tâm, đồng bộ hơn. Về quản lý ngành, phải rà soát từ Trung ương đến địa phương để làm sao có một sự đổi mới theo hướng quyết liệt, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cho người dân thuận lợi, thông thoáng hơn.

Năm 2017 Bộ sẽ tập trung tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng rà soát tập trung 3 trục sản phẩm, gồm: Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia (những sản phẩm chủ lực có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên và thịt lợn); Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh/Thành phố; Nhóm sản phẩm vùng/miền.

“Tất cả các trục này, khi định dạng, hình thành xong phải có vùng sản xuất tập trung, phải có doanh nghiệp làm nòng cốt, đặc biệt khu vực trục sản phẩm quốc gia, tỉnh và phải có khoa học công nghệ, chính sách tác động, nhất là khâu tổ chức sản xuất, cần hình thành các hợp tác xã để tập trung sự liên kết…” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Điểm đáng mừng là trong năm 2016, rất nhiều doanh nghiệp lớn đã tham gia đổ vốn đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, hướng đến chuỗi sản xuất đem lại giá trị cao nhất.

“Chúng tôi đánh giá rất cao những nỗ lực, phấn đấu này. Nó không chỉ làm tiền đề cho năm nay mà còn cho giai đoạn tới khi chúng ta thúc đẩy nhanh hơn tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới để hướng tới nền nông nghiệp hội nhập, hiệu quả kinh tế cao và bền vững” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Thùy Liên

baodautu.vn

NỘI DUNG KHÁC

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu khoa học công nghệ phải gắn với thị trường

5-1-2017

Ngày 4/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc với chủ đề “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội”...

Bộ NNPTNT bỏ “vòng kim cô” với vật tư nông nghiệp

5-1-2017

Với tinh thần tạo môi trường sản xuất kinh doanh thông thoáng, Bộ NNPTNT vừa có quyết định 5463 (ngày 28.12.2016) về việc bãi bỏ Thông tư 20 ngày 26.6.2014 quy định một số nội dung về phân công thẩm quyền và quản lý vật tư nông nghiệp.

Bộ Công thương chính thức “cởi trói” cho hạt gạo

5-1-2017

Chiều tối ngày 4/1, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký quyết định bãi bỏ quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.

Hiến kế cho nông nghiệp bớt... “cơ bắp”

4-1-2017

Ngày 3.1, hơn 100 nhà khoa học lão thành và có cống hiến lâu năm trong ngành nông nghiệp đã được Bộ trưởng NNPTNT mời đến dự hội nghị để đóng góp ý kiến và hiến kế phát triển nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập và đứng trước thách thức lớn về biến đổi khí hậu. Nhiều ý kiến đánh giá đây là “Hội nghị Diên Hồng” của ngành nông nghiệp.

Quy định về khoán rừng, vườn cây, diện tích mặt nước

4-1-2017

Chính phủ ban hành Nghị định số 168/2016/NĐ-CP quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước.

Nông nghiệp 2016: Ấn tượng vượt thách thức

3-1-2017

Xuất khẩu rau quả lần đầu tiên “qua mặt” sản phẩm gạo, tái cơ cấu ngành chăn nuôi đạt được kết quả ấn tượng, gỡ nút thắt trong đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao... là những điểm sáng của ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2016.

Nông nghiệp công nghệ cao hấp dẫn nhiều nhà đầu tư Việt

3-1-2017

Vài năm gần đây, nhiều “đại gia” trên sàn giao dịch chứng khoán “quay hướng” đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; trong đó phải kể đến Vingroup, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai…

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: "Để người làm nông tự tin vào ruộng vườn, ao cá"

3-1-2017

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ vào dịp cuối năm 2016, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói rằng khó khăn không phải bây giờ mới có nên cái chính là chúng ta phải tìm được giải pháp thích ứng cả với thiên tai, cả việc giải quyết những vấn đề nội tại, để nông nghiệp - trụ đỡ của nền kinh tế - phát triển bền vững, để người làm nông nghiệp tự tin vào ruộng vườn, ao cá của mình.

“Thủ tướng và ông Trump đều khẳng định lợi ích của hợp tác”

3-1-2017

Trò chuyện với Zing.vn về năm 2017, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nói về toàn cầu hóa, tổ chức APEC, cũng như cuộc trao đổi giữa ông Trump với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Gia tăng số lượng trang trại và mô hình cánh đồng mẫu lớn

30-12-2016

Hiện cả nước có 9,32 triệu hộ là hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản; đang có sự gia tăng về số lượng trang trại và sản xuất mô hình cánh đồng lớn.

Quả trứng “gánh” 14 loại phí, quả chanh “đội giá” 100 lần

30-12-2016

Một quả trứng chịu 14 loại phí khi qua tay 2-3 tay nhà buôn, 1 kg chanh quả từ vườn đến tay người tiêu dùng tăng gấp 100 lần.

Nông nghiệp mất trắng 2 tỷ USD vì thiên tai

29-12-2016

Tổng thiệt hại vì thiên tai trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2016 là 39 nghìn 400 tỷ đồng tương ứng gần 2 tỷ USD, con số thiệt hại này tăng gần 3 lần so với thiệt hại bình quân của những năm trước, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến GDP sụt giảm.