TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tìm giải pháp tích tụ, tập trung đất nông nghiệp

Ngày đăng: 11 | 01 | 2017

Tại buổi tọa đàm, rất nhiều các báo cáo tham luận, các ý kiến đóng góp của các chuyên gia tập trung vào các vấn đề nhằm tháo gỡ các nút thắt để thúc đẩy tích tụ, tập trung đất nông nghiệp.

Ngày 10/1, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Vụ Nông nghiệp - Nông thôn (Ban Kinh tế Trung ương) tổ chức Tọa đàm “Chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn”.

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn trình bày tại Tọa đàm. (Ảnh: AGROINFO)

Chương trình nằm trong khuôn khổ hợp tác thực hiện Đề án “Chủ trương, giải pháp về đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn”, nhằm tham vấn các chuyên gia về các giải pháp, chính sách để thúc đẩy tích tụ, tập trung đất nông nghiệp.

Đồng chủ trì buổi tọa đàm, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, mục tiêu tích tụ, tập trung đất nông nghiệp để giải quyết các vấn đề như hiệu quả sử dụng đất thấp và giảm dần, ruộng đất phân tán manh mún.

Tuy nhiên, quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất diễn ra chậm, khó thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp nông thôn, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp… Nguyên nhân là do những vướng mắc về chủ trương, quan điểm, vướng mắc về khung pháp lý, vướng mắc về chính sách dưới luật, vướng mắc trong chỉ đạo triển khai…

Chính vì vậy cần phải thay đổi chủ trương, quan điểm. Lộ trình nào để thúc đẩy tích tụ, tập trung đất nông nghiệp? Ông Tuấn đã có nhiều gợi mở nhằm tham vấn ý kiến của các chuyên gia.

Tại buổi tọa đàm, rất nhiều các báo cáo tham luận, các ý kiến đóng góp của các chuyên gia tập trung vào các vấn đề nhằm tháo gỡ các nút thắt để thúc đẩy tích tụ, tập trung đất nông nghiệp.

Về đất đai, GS.TSKH Đặng Hùng Võ cho rằng, pháp luật về đất đai đang có những khoảng trống và khoảng chồng. Theo ông Võ, Luật Đất đai và các hệ thống pháp luật khác đang có sự chồng chéo, xung đột. Đồng thời, nhu cầu thực tế cũng đang đặt ra vấn đề cần phải có những qui định nhưng pháp luật đất đai lại không có.

Tọa đàm Chính sách khuyến khích tích tụ tập trung đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn

Ví dụ như quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch tổng thể phát triển, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn. Trong suốt thời gian qua, hệ thống quy hoạch của nước ta luôn bị chia cắt, dẫn đến tình trạng "quy hoạch chồng quy hoạch" và "quy hoạch chống quy hoạch", trong đó quy hoạch sử dụng đất gần như cố tình đứng "cô đơn một mình", không ăn nhập được với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, cũng như quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.

Bộ NN-PTNT mà không quản lý về quy hoạch nông thôn thì làm sao "phát triển được nông thôn", vì quy hoạch luôn là kịch bản phát triển. Trên thực tế, trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, quy hoạch nông thôn đóng vai trò trung tâm, do Bộ NN-PTNT hướng dẫn thực hiện chi tiết theo mục tiêu của Chương trình gắn với dồn điền, đổi thửa, sắp xếp lại đồng ruộng và khu dân cư nông thôn.

Một khoảng trống đáng kể nhất có thể tạo được động lực mới cho phát triển nông nghiệp là việc xóa bỏ các quy định về thời hạn sử dụng đất nông nghiệp và hạn điền đối với đất nông nghiệp. Đây là cách thức duy nhất để giải phóng sức sản xuất nông nghiệp sau khi động lực từ giao đất nông nghiệp của hợp tác xã cho hộ gia đình, cá nhân đã từng bước cạn dần.

Điểm tiếp theo cần phải xem xét là đưa ra chương trình cải cách mạnh mẽ về thuế sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Công cụ thuế không chỉ tạo nguồn thu cho ngân sách mà còn là chính sách điều tiết thị trường hiệu quả nhất.

Về vấn đề tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp hàng hóa, PGS.TS Trần Quốc Toản - chuyên gia cao cấp, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phân tích: Quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất ở nước ta gặp trở ngại lớn nhất là thực trạng manh mún, dẫn đến ở nhiều nơi nông dân bỏ ruộng.

Chính vì vậy, cần hoàn thiện cơ sở pháp lý để cho các hộ nông dân thực sự là đơn vị kinh tế tự chủ trong phát triển nông nghiệp hàng hóa. PGS.TS Trần Quốc Toản đề ra một số giải pháp như: Phải thực hiện nghiêm túc việc giao ruộng đất ổn định lâu dài cho các hộ nông dân với đầy đủ các quyền theo luật định (quyền sử dụng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê…).

Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn, tư liệu sản xuất và quyền tự do kinh doanh để các hộ nông dân và các doanh nghiệp thực sự yên tâm đầu tư phát triển nông nghiệp hàng hóa, đồng thời thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng, chuyển giao KH-CN trong nông nghiệp…

Buổi tọa đàm cũng đón nhận các bản tham luận của thạc sỹ Vũ Duy Hưng về các giải pháp nhằm quản lý có hiệu đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường quốc doanh. PGS.TS Trần Kim Chung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương về vấn đề Tài chính đất đai để thúc đẩy tích tụ ruộng đất trong khuôn khổ tái cơ cấu nông nghiệp. PGS.TS Vũ Thị Minh - Đại học Kinh tế Quốc dân về những vướng mắc trong tiếp cận đất của doanh nghiệp…

Chủ trì buổi tọa đàm, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn và ông Nguyễn Quốc Ngữ (Vụ Nông nghiệp - Nông thôn) cho rằng, những bản tham luận có ý nghĩa thiết thực. Những ý kiến của các chuyên gia sẽ được chọn lọc để đóng góp xây dựng Đề án “Chủ trương, giải pháp về đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn”.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Năm chật vật của doanh nghiệp phân bón

9-1-2017

Hạn hán tại miền Trung- Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở ĐBSCL; luật thuế 71 gây bất lợi; giá phân bón thế giới xuống thấp kỷ lục; giá than tăng đột ngột vào cuối năm… Đó là những yếu tố bất lợi cho các DN phân bón.

Thương hiệu cho trái cây Việt: Quẩn quanh và bế tắc!

9-1-2017

Theo TS.Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam (SOFRI), ngành rau quả của Việt Nam nói chung, ĐBSCL có tiềm năng phát triển rất lớn, năm 2016, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu rau quả vượt mặt hàng gạo, đạt 2,4 tỷ USD. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, quy mô sản xuất của chúng ta vẫn nhỏ lẻ, chất lượng không đồng đều, thu hoạch, bảo quản còn lạc hậu, không truy xuất được nguồn gốc, chưa có thương hiệu và đặc biệt là không liên kết được với doanh nghiệp.

Bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo: Vẫn chưa đủ

6-1-2017

Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh gay gắt, việc Bộ Công Thương bãi bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh và xuất khẩu gạo ngay đầu tháng 1/2017 được đánh giá khá cao, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Tái cơ cấu nông nghiệp đang đòi hỏi bức bách hơn

6-1-2017

Đã đến lúc chúng ta cần hành động cho việc nhận thức lại về ngôi vị hàng đầu của quốc gia xuất khẩu gạo hay cường quốc về sản lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản.

Kỳ tích khó tin của nông nghiệp

5-1-2017

Năm 2016 có lẽ là năm có nhiều kỷ lục nhất với ngành nông nghiệp, trong đó có hai kỷ lục gần như mâu thuẫn, làm nên kỳ tích của ngành nông nghiệp: Thiên tai nặng nề nhất (khiến lần đầu tiên trong lịch sử, nông nghiệp tăng trưởng âm 6 tháng đầu năm) song xuất khẩu nông sản đạt mức cao nhất: vượt 32 tỷ USD.

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu khoa học công nghệ phải gắn với thị trường

5-1-2017

Ngày 4/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc với chủ đề “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội”...

Bộ NNPTNT bỏ “vòng kim cô” với vật tư nông nghiệp

5-1-2017

Với tinh thần tạo môi trường sản xuất kinh doanh thông thoáng, Bộ NNPTNT vừa có quyết định 5463 (ngày 28.12.2016) về việc bãi bỏ Thông tư 20 ngày 26.6.2014 quy định một số nội dung về phân công thẩm quyền và quản lý vật tư nông nghiệp.

Bộ Công thương chính thức “cởi trói” cho hạt gạo

5-1-2017

Chiều tối ngày 4/1, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký quyết định bãi bỏ quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.

Hiến kế cho nông nghiệp bớt... “cơ bắp”

4-1-2017

Ngày 3.1, hơn 100 nhà khoa học lão thành và có cống hiến lâu năm trong ngành nông nghiệp đã được Bộ trưởng NNPTNT mời đến dự hội nghị để đóng góp ý kiến và hiến kế phát triển nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập và đứng trước thách thức lớn về biến đổi khí hậu. Nhiều ý kiến đánh giá đây là “Hội nghị Diên Hồng” của ngành nông nghiệp.

Quy định về khoán rừng, vườn cây, diện tích mặt nước

4-1-2017

Chính phủ ban hành Nghị định số 168/2016/NĐ-CP quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước.

Nông nghiệp 2016: Ấn tượng vượt thách thức

3-1-2017

Xuất khẩu rau quả lần đầu tiên “qua mặt” sản phẩm gạo, tái cơ cấu ngành chăn nuôi đạt được kết quả ấn tượng, gỡ nút thắt trong đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao... là những điểm sáng của ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2016.

Nông nghiệp công nghệ cao hấp dẫn nhiều nhà đầu tư Việt

3-1-2017

Vài năm gần đây, nhiều “đại gia” trên sàn giao dịch chứng khoán “quay hướng” đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; trong đó phải kể đến Vingroup, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai…