TIN TỨC-SỰ KIỆN

Vấn nạn thực phẩm bẩn: Người tiêu dùng tự cứu mình bằng cách nào?

Ngày đăng: 25 | 01 | 2017

Đối với người tiêu dùng, việc tìm đến những địa chỉ cung ứng thực phẩm được chứng nhận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng là rất cần thiết.

Trong chuyến công tác tại TPHCM ngày 8/10/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đi kiểm tra một cơ sở chế biến thức ăn để nắm bắt thực tế tình hình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Tại đây, người đứng đầu Chính phủ đã khẳng định: “An toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng nhất liên quan đến sức khỏe giống nòi” và nêu rõ: chính quyền cũng như người dân cần có hành động cụ thể thì việc bảo vệ sức khỏe giống nòi mới thành công.

Vấn đề nóng hổi và dai dẳng

Có lẽ chưa khi nào, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm lại tốn kém nhiều giấy mực của báo chí như hiện nay. Việc Việt Nam xếp thứ 3 trên thế giới về tỉ lệ người mắc ung thư với 205 người mắc ung thư tử vong mỗi ngày trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với toàn xã hội. Các chuyên gia đã xác định được nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh nguy hiểm này là do người bệnh từng sử dụng những thực phẩm bẩn từ trước đó.

Biết rõ nguyên nhân của vấn đề, nhưng nhiều người dân Việt Nam vẫn phải sử dụng những loại thực phẩm không đảm bảo an toàn, bởi họ không biết mua thực phẩm sạch ở đâu và không thể nhận biết được đâu là thực phẩm bẩn, đâu là thực phẩm sạch.

Kết quả là, bình quân mỗi năm, số người chết vì ung thư tại Việt Nam lên đến 75.000 người, cao gấp 6 lần so với số người chết vì tai nạn giao thông. Đến năm 2015, số người chết vì ung thư đã lên tới 94.700 người. Số người chết vì ung thư ngày một tăng và vấn nạn thực phẩm bẩn vẫn chưa có hồi kết. Tình hình trở nên nghiêm trọng đến mức vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên được đặt lên bàn nghị sự, thậm chí cả Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước cũng phải đích thân kiểm tra, chỉ đạo và khẳng định sẽ kiên quyết xử lý.

Tuy vậy, giải quyết vấn đề này không thể chỉ trong một sớm, một chiều. Bởi lẽ, vì lợi nhuận trước mắt, nhiều người đã bất chấp luật pháp, lương tâm, kiếm tiền bằng mọi giátrên sức khỏe và mạng sống của đồng bào mình. Các biện pháp tuyên truyền hay xử phạt nặng dường như vẫn chưa đủ sức răn đe. Thậm chí, có những người tinh vi đến mức dùng đủ chiêu trò gắn mác an toàn vào những loại thực phẩm chưa được kiểm định để đánh lừa người tiêu dùng. Bởi vậy, trong lúc chờ đợi người ta dành cho nhau sự tử tế và biết yêu thương nhau hơn, chúng ta phải biết tự cứu mình, tự trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm chọn lựa những thực phẩm “sạch” đưa vào bữa ăn của gia đình.

Tự cứu mình bằng thực phẩm rõ nguồn gốc

Cũng trong chuyến thị sát tại TP. HCM ngày 02/8/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị: “Cần tập trung phát triển các chuỗi cung cấp thực phẩm sạch”. Đây là sự chỉ đạo trọng tâm và cần thiết, nhất là trong bối cảnh thực phẩm bẩn và sạch lẫn lộn.

Muốn bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, nâng cao chất lượng giống nòi dân tộc, Chính phủ cần tạo hành lang pháp lý, khuyến khích và tạo điều kiện cho những đơn vị cung ứng thực phẩm chân chính, có đủ các điều kiện, tiêu chuẩnvề an toàn theo quy định. Bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động, các cơ quan chức năng cũng cần phát huy vai trò trong việc kiểm tra, giám sát và xử phạt nghiêm minh những hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm bẩn.

Về phía nhà sản xuất, cần nhận thức rõ xu hướng tiêu dùng thông minh đang trở nên phổ biến. Người tiêu dùng không những hướng tới những thực phẩm sạch, an toàn mà còn tự trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm về việc nhận biết những loại thực phẩm đạt tiêu chuẩn. Bởi vậy, doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển cần phải đi lên bằng con đường “sạch”, sản xuất, kinh doanh vì lợi ích, sức khỏe người tiêu dùng. Doanh nghiệp phải thể hiện cho người tiêu dùng thấy được rằng, người tiêu dùng cũng chính là người quyết định chất lượng sản phẩm và nhà sản xuất phục vụ “thượng đế” của mình.

Mô hình sản xuất khép kín 3F3C của Công ty ĐTK tạo ra những thực phẩm an toàn “từ trang trại đến bàn ăn”

Đối với người tiêu dùng, để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bản thân cũng như gia đình, việc tìm đến những địa chỉ cung ứng thực phẩm được chứng nhận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng là rất cần thiết. Bởi đây là một trong những yếu tố đầu tiên đảm bảo sự an toàn của thực phẩm.

Ở một mức độ cao hơn, sản phẩm sẽ càng thêm an toàn nếu như người tiêu dùng biết được rằng sản phẩm đó được sản xuất theo một quy trình khép kín. Chẳng hạn, nếu như công ty A đưa ra thị trường một sản phẩm xúc xích được chế biến từ những chú gà, heo do chính công ty A chăm sóc, nuôi dưỡng, sử dụng nguồn thức ăn và thuốc thú y do chính công ty A sản xuất thì sẽ  đảm bảo hơn so với một công ty B cũng sản xuất xúc xích nhưng heo, gà, nguồn thức ăn hay thuốc thú y lại được thu gom từ những đơn vị khác nhau.

Sự khác biệt trong quy trình sản xuất sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượng khác nhau, đẳng cấp khác nhau. Quy trình đó, các nước phát triển trên thế giới gọi là mô hình 3F (Feed – Farm – Food), doanh nghiệp nào kiểm soát cả 3 quy trình đó gọi là kiểm soát 3C. Việc sở hữu chuỗi các quy trình đó không những đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ động được từ khâu nguyên liệu thức ăn đầu vào đến đầu ra sản phẩm, chủ động trong sản xuất, chế biến mà còn đảm bảo được độ dinh dưỡng và sự an toàn vệ sinh của thực phẩm. Cho nên, sử dụng những sản phẩm được sản xuất theo quy trình này, người tiêu dùng cơ bản có thể an tâm, bớt đi nỗi lo về hóa chất và các chất cấm nguy hại đối với sức khỏe.

Đảm bảo an toàn thực phẩm phải được sự chung tay của nhiều phía, trong đó quan trọng nhất là nhà sản xuất. Sự đồng lòngtrong việc giữ gìn, bảo vệ sức khỏe của chúng ta hôm nay và thế hệ con cháu chúng ta mai sau chính là sự đồng lòng vì chất lượng của giống nòi dân tộc.

Việc bảo đảm VSATTP chính là giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật, góp phần làm giảm gánh nặng cho bệnh viện và làm tăng GDP của quốc gia. Vì thế, để bảo đảm VSATTP, không gì khác chính là cần nâng cao nhận thức về VSATTP, trong đó vẫn là đề cao lương tâm và trách nhiệm của mỗi chủ cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm trong việc chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo đảm VSATTP. Tuy nhiên, mặt khác, chính người dân cũng cần được tuyên truyền để hiểu đúng và thực hành đúng về VSATTP. Có như vậy, bài toán về VSATTP mới tìm được nút gỡ trong thời gian tới.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

NỘI DUNG KHÁC

Ông lớn công nghiệp 'xông trận' nông nghiệp công nghệ cao

25-1-2017

Với gói tín dụng 60.000 tỷ đồng mà Chính phủ đã đồng ý dành cho NNCNC, và đặc biệt là với sự tham gia của nhiều DN lớn, nhất là DN công nghiệp, hy vọng NNCNC sẽ có bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Doanh nghiệp, tập đoàn lớn - làn sóng mới trong nông nghiệp

23-1-2017

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do thiên tai, thời tiết, song năm 2016, có thể được coi như một sự “bùng nổ” của làn sóng các doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp, trong đó có các tên tuổi lớn đã và tuyên bố sẽ đầu tư vào nông nghiệp như Vingroup, TH true Milk, Hòa Phát, Trường Hải Auto, FPT và mới nhất là Công ty CP Thế giới di động đầu tư vào hệ thống Bách hóa xanh.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Đẩy mạnh cải cách hành chính để gỡ những nút thắt

21-1-2017

Trao đổi với báo chí bên lề Diễn đàn thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, Bộ sẽ tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, từ đó đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu.

Nông nghiệp đổi ngôi vị “hàng đầu thế giới” từ sản lượng sang giá trị

23-1-2017

Nhiều loại trái cây Việt (thanh long, nhãn, dưa hấu, xoài)… đã chinh phục được các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Australia, Hàn Quốc…

Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tại Cuộc họp thường niên của Diễn đàn kinh tế thế giới Davos 2017

20-1-2017

Ngày 18/1/2017, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã có những hoạt động quan trọng tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos 2017. Tại diễn đàn này, Bộ trưởng đã chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong việc xây dựng và thể chế hóa 8 nhóm công tác công - tư về phát triển nông nghiệp bền vững. Bộ trưởng cũng đã gặp và trao đổi với các tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT.

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp: Cần tháo gỡ rào cản đầu vào

16-1-2017

Xóa bỏ các rào cản trong kinh doanh đầu vào trung gian ngành nông nghiệp, thực chất để kéo đầu tư tư nhân vào nông nghiệp, giúp cho đầu vào giảm chi phí để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.

Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp: Cần miễn thuế 10 năm cho vùng khó khăn

19-1-2017

Năm 2016, nói như Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, được coi là năm “bùng nổ” của các doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp. Vậy xu thế đầu tư vào nông nghiệp sẽ được tiếp diễn như thế nào, PV Báo NTNN đã có cuộc phỏng vấn với TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard).

Đầu tư cho nông nghiệp vốn lớn lãi thấp

13-1-2017

Hàng trăm doanh nghiệp mới đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên trong một cuộc điều tra 400 doanh nghiệp cho rằng đầu tư vào nông nghiệp lãi rất ít, thậm chí hòa vốn.

Xuất siêu gần 30 tỷ USD vào Mỹ: Mừng nhưng chưa hết lo

17-1-2017

Báo cáo của Bộ Công thương về tình hình XNK của Việt Nam năm 2016 cho thấy, xuất siêu của Việt Nam vào Mỹ đạt hơn 29,4 tỷ USD, cao nhất trong các nước Đông Nam Á.

Đột phá tư duy với doanh nghiệp nhỏ và vừa

14-1-2017

Nền kinh tế tăng trưởng hàng năm 6-7% mà các doanh nghiệp cứ nhỏ đi thì làm sao có thể tăng tính cạnh tranh và kết nối được vào chuỗi giá trị toàn cầu? Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, trao đổi với TBKTSG.

Tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, bắt đầu từ đâu và làm như thế nào?

13-1-2017

Đây là một câu hỏi đặt ra tại buổi tọa đàm tích tụ, tập trung đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp hóa nông thôn dưới sự chủ trì của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Vụ Nông nghiệp – Nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương ngày 10-01-2017 vừa qua.

Kiến tạo nền nông nghiệp mới

12-1-2017

Ngành nông nghiệp đang khát vọng kiến tạo một nền nông nghiệp mới: không lặp lại quá khứ, cần nguồn tăng trưởng mới và tăng giá trị, giảm dầm lệ thuộc tài nguyên. Nền nông nghiệp mới phải thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Trong nền nông nghiệp mới, doanh nghiệp phải đóng vai trò nòng cốt liên kết với nông dân tổ chức sản xuất nông sản hàng hóa quy mô lớn và theo chuỗi.