TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tái cơ cấu nông nghiệp thích ứng với biển đổi khí hậu

Ngày đăng: 16 | 11 | 2016

Chiều 15/11 tại Hà Nội, Báo Nông thôn ngày nay phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo “Tái cơ cấu nông nghiệp, thích ứng với biển đổi khí hậu”.

TS Trần Đại Nghĩa trình bày tại Hội thảo

TS Trần Đại Nghĩa, Trưởng Bộ môn nghiên cứu kinh tế Tài nguyên và môi trường, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết, từ năm 2010, Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình nhằm thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu.

Đó là các biện pháp công trình như các hệ thống thủy lợi, hồ đập.

Tuy nhiên, những giải pháp “mềm” chưa được đầu tư nhiều như chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống, tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi có khả năng thích ứng tốt hơn với các điều điện thời tiết bất thường.

Điều đó vẫn đảm bảo kế hoạch tăng trưởng kinh tế nhưng chi phí đầu tư thấp nhất.

Vấn đề bây giờ làm sao để nhân rộng các giải pháp một cách hiệu quả để nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu.

Ông Nguyễn Xuân Kiều, Phó Giám đốc Trung tâm Thuỷ lợi Miền núi phía Bắc (Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam) đánh giá, biến đổi khí hậu và nước tưới là vấn đề nông dân đang gặp phải hàng ngày.

Thực tế hạn hán ở Tây Nguyên, hạn hán và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng gay gắt khiến quỹ đất nông nghiệp càng ngày càng bị thu hẹp. Chi phí lao động cho nông nghiệp cũng ngày càng cao.

Trong khi đó yêu cầu của thị trường là giá thành phải ngày càng rẻ, sản lượng cao, chất lượng ngày càng khắt khe.

Do vậy đòi hỏi ngành nông nghiệp phải ứng dụng công nghệ mới để giảm giá thành, nâng cao năng suất, tăng tính cạnh tranh.

Hội thảo Tái cơ cấu nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Theo ông Nguyễn Xuân Kiều, cần phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, thực hành bền vững, nâng cao hiệu quả sử dụng nước và phân bón, giảm phát thải khí nhà kính nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị đất canh tác và tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao.

Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm là xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa, giá trị cao.

Ví dụ như cây cà phê, nếu áp dụng tưới tiết kiệm có thể giảm 40-50% lượng nước tưới; 50% lượng phân bón; trên 90% công tưới nước, bón phân; chất lượng cà phê đều hạt và năng suất tăng 10-20%.

Như vậy cà phê sẽ tăng 60-100% lợi nhuận. Tưới tiết kiệm cho hồ tiêu cũng giúp tăng 20-30% lợi nhuận…

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Kiều, để đẩy mạnh ứng dụng khoa học tưới tiết kiệm vẫn cần sự vào cuộc quyết liệt của không chỉ các nhà khoa học mà còn của các cấp và đặc biệt là người dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp.

Mục tiêu đến năm 2020, có khoảng 500.000 ha đất sản xuất nông nghiệp sẽ ứng dụng công nghệ tiết kiệm nước này.

Biến đổi khí hậu đang diễn ra hết sức gay gắt và nhanh hơn kịch bản năm 2012 dự báo. Từ cuối năm 2014 đến 2016, do tác động của hiện tượng thời tiết Elnino, 18 tỉnh, thành phố khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long phải hứng chịu hạn hán, mặn xâm nhập trên diện rộng làm ảnh hưởng đến cuộc sống khoảng 2 triệu người dân, thiệt hại hàng trăm nghìn ha lúa.

Ước tính thiệt hại về kinh tế 15.000 tỷ đồng. Đợt mưa lũ trong tháng 10 và 1/2016 cũng gây ra những hậu quả nặng nề cho đồng bào các tỉnh miền Trung.

Cùng với sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước và địa phương, năm 2016, lần đầu tiên Chính phủ Việt Nam kêu gọi các tổ chức quốc tế hỗ trợ ứng phó với thiên tai.

Tính đến đầu tháng 7/2016, các đối tác và tổ chức quốc tế đã hỗ trợ khẩn cấp hơn 16 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả thời tiết cực đoan El Nino.

Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong giai đoạn từ 2016-2020, Việt Nam cần nguồn kinh phí hơn 25.000 tỷ đồng để khắc phục những thiệt hại do El Nino gây ra.

Năm nay cần 3.734 tỷ đồng để hỗ trợ giống khôi phục sản xuất, cung cấp thiết bị lọc nước, sửa chữa công trình cấp nước sinh hoạt và nâng cấp công trình phòng chống hạn, mặn cấp bách./.

Theo TTXVN

NỘI DUNG KHÁC

Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu

14-11-2016

Chiều 13/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp mặt 68 đại biểu hợp tác xã, tổ hợp tác tiêu biểu, nông dân có sáng chế, sáng kiến trong sản xuất nông nghiệp.

Thay đổi tư duy về lúa gạo

12-11-2016

Chỉ có thay đổi tư duy mới nâng cao được giá trị và xây dựng được thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam.

Nông sản nhập khẩu thuế suất 0%: Cơ hội trong thách thức

13-11-2016

Không ít chuyên gia cho rằng việc áp thuế 0% sẽ tạo nên lợi thế để Việt Nam nâng cao giá trị sản phẩm và năng lực cạnh tranh của mình.

Xuất khẩu nông sản năm 2016: Gạo hụt hơi, cà phê bứt phá

8-11-2016

Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản 10 tháng đầu năm 2016, có tới 8 mặt hàng có kim ngạch vượt mốc 1 tỷ USD. Tuy nhiên, trong khi xuất khẩu gạo tụt giảm mạnh, cà phê, rau quả, thủy sản… đang phục hồi tốt, là những điểm sáng của xuất khẩu nông sản năm nay.

HTX, Tổ hợp tác và nông dân giữ vai trò đặc biệt quan trọng ở nông thôn

14-11-2016

Nhân Kỷ niệm 71 năm Ngày truyền thống ngành NN-PTNT (14/11/1945-14/11/2016), tối ngày13/11, tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT long trọng tổ chức Lễ Tôn vinh HTX, THT tiêu biểu và nông dân có sáng chế, sáng kiến trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2016.

71 năm Ngày Truyền thống ngành NN-PTNT Việt Nam: Kiến tạo những cánh đồng vàng

14-11-2016

Chặng đường 71 năm qua, nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam đã phát triển toàn diện, đạt nhiều thành tựu vượt bậc, thần tốc, có tính lịch sử.

Giao lưu trực tuyến 2016: Lắng nghe ý kiến phản hồi chính sách từ thực tiễn của người dân, doanh nghiệp để tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật TN&MT

7-11-2016

Đó là thông điệp của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà gửi tới người dân, doanh nghiệp; những cán bộ lãnh đạo, quản lý của ngành trong buổi giao lưu trực tuyến 7/11/2016.

Gỡ nút thắt tín dụng cho doanh nghiệp nông nghiệp

7-11-2016

Theo phản ánh của nhiều DN, rủi ro kinh doanh và chi phí cho vay tín dụng trong nông nghiệp nông thôn còn cao, các kênh tín dụng cho nông nghiệp nông thôn giải ngân chậm, khó triển khai. Vì vậy, rất cần có các đột phá về chính sách để tạo điều kiện tiếp cận vốn tín dụng, đặc biệt là cho DN nông nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.

Vì sao ít doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp?

1-11-2016

Tại Hội thảo “Phát triển DN nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới” mới đây do Ban Hội viên và Đào tạo – Phòng TM & CN VN (VCCI) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến và tư vấn đầu tư – Sở KH&ĐT tỉnh Thái Bình tổ chức, TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NNNT cho biết, xu hướng đầu tư vào nông nghiệp thấp, số lượng DN nông nghiệp nhỏ hơn 1%.

Giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất

1-11-2016

Nghị định số 135 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước có hiệu lực từ 15/11/2016.

Quản lý phân bón phải biết và hiểu

1-11-2016

Bộ Công thương không có đủ nhân lực để quản lý, còn tại các Sở Công thương hiện nay thì lại không có cán bộ chuyên trách về phân bón.

Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm ở miền Bắc: Liên kết, chìa khóa thành công

28-10-2016

Sở hữu nhiều giống gia súc, gia cầm bản địa có chất lượng, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển chăn nuôi hàng hóa nhưng đến nay chăn nuôi gia súc, gia cầm ở các tỉnh phía Bắc vẫn chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ. Việc phát triển chăn nuôi trang trại, liên kết theo chuỗi là một đòi hỏi tất yếu trong bối cảnh hội nhập hiện nay.