TIN TỨC-SỰ KIỆN

Xuất khẩu nông sản năm 2016: Gạo hụt hơi, cà phê bứt phá

Ngày đăng: 08 | 11 | 2016

Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản 10 tháng đầu năm 2016, có tới 8 mặt hàng có kim ngạch vượt mốc 1 tỷ USD. Tuy nhiên, trong khi xuất khẩu gạo tụt giảm mạnh, cà phê, rau quả, thủy sản… đang phục hồi tốt, là những điểm sáng của xuất khẩu nông sản năm nay.

Cà phê cán mốc lịch sử khi đạt mức giá cao nhất trong vòng 5 năm lại đây.

Xuất khẩu gạo hụt hơi, rau quả tăng nhanh

Theo Bộ NN&PTNT trong 10 tháng qua, xuất khẩu gạo ước đạt 4,2 triệu tấn với tổng kim ngạch 1,9 tỷ USD, giảm trên 21% về lượng, giảm 17% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Ngay cả thị trường lớn nhất là Trung Quốc (chiếm 35% thị phần gạo xuất khẩu Việt Nam) cũng giảm trên 23% về lượng và 14% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Theo các doanh nghiệp (DN), xuất khẩu gạo đang rất bế tắc và từ nay đến hết năm gần như “một màu xám”. Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Cty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang) cho biết, với thị trường Trung Quốc, gần như DN nào xuất chính ngạch cũng phải “ngồi chơi xơi nước”, vì hiện quota nước này cấp cho các nhà nhập khẩu đầu năm nay đã hết. Ông Đôn cho hay, thị trường gạo hiện ngoài kỳ vọng vào xuất tiểu ngạch đi Trung Quốc, các DN cũng chờ động thái mua thêm từ Philippines. Tuy nhiên, nếu nước này có đấu thầu, cũng phải cuối tháng 11, đầu tháng 12 tới.

Do thị trường khó khăn, từ hồi cuối tháng 6 năm nay, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã giảm dự báo xuất khẩu năm 2016 xuống còn 5,7 triệu tấn, giảm khoảng 800 nghìn tấn so với dự báo hồi đầu năm (6,5 triệu tấn).

“Trong 10 tháng đầu năm chỉ xuất được 4,2 triệu tấn. Như vậy, so với kế hoạch được VFA điều chỉnh là 5,7 triệu tấn, vẫn còn thiếu khoảng 1,5 triệu tấn nữa. Tuy nhiên, 2 tháng cuối năm chắc chắn xuất khẩu sẽ không đạt theo dự kiến”, ông Đôn nói.

Trong lúc xuất khẩu lúa gạo đang đối mặt nhiều thách thức, xuất khẩu rau quả Việt Nam lại đang tăng nhanh với kim ngạch 10 tháng đầu năm tới gần 2 tỷ USD, tăng trên 30% so với cùng kỳ và vượt con số cả năm 2015 là 1,8 tỷ USD. Trung Quốc là nước nhập rau quả nhiều nhất, chiếm hơn 70%. Tiếp đó là các thị trường Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thanh long, vải, nhãn, chôm chôm, xoài…

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, năm nay, dự kiến xuất khẩu rau quả có thể tới 2,4 tỷ USD. “Rau củ quả có dư địa rất lớn, nhu cầu của thế giới khoảng 1.000 tỷ USD, trong khi chúng ta chỉ xuất khoảng 2 tỷ USD là chưa nhằm nhò gì”- ông Trung nói.

Ông Trung cũng cho biết, ngoài thị trường truyền thống là Trung Quốc, Cục sẽ phối hợp với DN, các tổ chức để mở cửa thêm nhiều thị trường khó tính khác cho trái cây của Việt Nam. Như thị trường Mỹ, hiện đã cho phép nhập khẩu thanh long ruột trắng, ruột đỏ, chôm chôm, nhãn và vải, Việt Nam đang tiếp tục hoàn thiện thủ tục để xuất xoài và vú sữa. Tại thị trường Nhật Bản, ngoài thanh long ruột trắng, xoài, sẽ tiếp tục xúc tiến để mở cửa cho mặt hàng thanh long ruột đỏ, vải, nhãn. Hay với thị trường Hàn Quốc, ngoài thanh long ruột trắng, ruột đỏ, xoài, tới đây sẽ xuất khẩu vú sữa... “Để tránh sự dàn trải, Việt Nam xác định các thị trường tiềm năng, sản phẩm chủ lực, tránh lãng phí”, ông Trung nói.

Ông Trần Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Cty CP Vinamit cho rằng, dù thị trường rau quả tiềm năng lớn, nhưng cơ quan nhà nước cần tăng thông tin dự báo sát hơn với tình hình để DN điều chỉnh sản xuất. “Chúng ta tăng kim ngạch xuất khẩu vì nhiều nước xung quanh đang bị biến đổi khí hậu, mất mùa là chuyện khác. Còn năm nay tăng, nhưng năm sau thừa ê chề, giá thấp là một vấn đề lớn”, ông Viên nói.

Cà phê cán mốc lịch sử, thủy sản phục hồi

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Tập đoàn Intimex TPHCM, DN chiếm 30% lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam cho biết, năm nay ngành cà phê quá tốt. Giá liên tục tăng từ tháng 4/2016 và đến nay, giá thu mua đã lên đến 46.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Theo ông Nam, năm nay, Việt Nam có thể xuất khẩu tới 1,75 triệu tấn cà phê, là mức “đỉnh” trong nhiều năm qua. Kim ngạch xuất khẩu dự báo có thể tới khoảng 3 tỷ USD, trong khi năm ngoái chỉ đạt 2,5 tỷ USD. Việt Nam chiếm được lợi thế đó, vì nhiều nước đối thủ bị mất mùa, sản lượng giảm, trong khi Việt Nam chiếm hơn 60% cà phê Robusta. “Dự báo, năm tới, do hạn hán, mất mùa, sản lượng cà phê giảm, giá cà phê có thể tiếp tục tăng lên nữa”- ông Nam nói.

Theo lãnh đạo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, 2016 cũng là năm mà giá, sản lượng xuất khẩu hồ tiêu đạt mức lịch sử của ngành này. Kim ngạch xuất khẩu có thể vượt xa hơn 1,3 tỷ USD (năm 2015 đạt 1,26 tỷ USD). Tuy nhiên, hiện vấn đề của hồ tiêu là diện tích tăng quá nhanh, hiện tại đã lên tới trên 100 nghìn ha, gấp đôi so với quy hoạch. Do cung vượt cầu, nên giá tiêu trong nước đang giảm, hiện giá tiêu đang khoảng 130 nghìn đồng/kg, so với giá 180.000 đồng/kg của năm ngoái, đã rớt khoảng 30%. Đây là điều đáng báo động để hạn chế việc mở rộng diện tích.

Trong khi đó, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa đưa ra dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước năm 2016 đạt 7 tỷ USD, tăng 5,5% so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu tôm có thể đạt 3,1 tỷ USD, tăng 5%; cá tra có thể đạt 1,66 tỷ USD, tăng 6,4% so năm 2015.

Theo Bộ NN&PTNT, trong 10 tháng đầu năm 2016 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản ước đạt 26,4 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2015. Có 8 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD là: gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, rau quả.

Theo Tiền phong

NỘI DUNG KHÁC

HTX, Tổ hợp tác và nông dân giữ vai trò đặc biệt quan trọng ở nông thôn

14-11-2016

Nhân Kỷ niệm 71 năm Ngày truyền thống ngành NN-PTNT (14/11/1945-14/11/2016), tối ngày13/11, tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT long trọng tổ chức Lễ Tôn vinh HTX, THT tiêu biểu và nông dân có sáng chế, sáng kiến trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2016.

71 năm Ngày Truyền thống ngành NN-PTNT Việt Nam: Kiến tạo những cánh đồng vàng

14-11-2016

Chặng đường 71 năm qua, nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam đã phát triển toàn diện, đạt nhiều thành tựu vượt bậc, thần tốc, có tính lịch sử.

Giao lưu trực tuyến 2016: Lắng nghe ý kiến phản hồi chính sách từ thực tiễn của người dân, doanh nghiệp để tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật TN&MT

7-11-2016

Đó là thông điệp của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà gửi tới người dân, doanh nghiệp; những cán bộ lãnh đạo, quản lý của ngành trong buổi giao lưu trực tuyến 7/11/2016.

Gỡ nút thắt tín dụng cho doanh nghiệp nông nghiệp

7-11-2016

Theo phản ánh của nhiều DN, rủi ro kinh doanh và chi phí cho vay tín dụng trong nông nghiệp nông thôn còn cao, các kênh tín dụng cho nông nghiệp nông thôn giải ngân chậm, khó triển khai. Vì vậy, rất cần có các đột phá về chính sách để tạo điều kiện tiếp cận vốn tín dụng, đặc biệt là cho DN nông nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.

Vì sao ít doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp?

1-11-2016

Tại Hội thảo “Phát triển DN nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới” mới đây do Ban Hội viên và Đào tạo – Phòng TM & CN VN (VCCI) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến và tư vấn đầu tư – Sở KH&ĐT tỉnh Thái Bình tổ chức, TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NNNT cho biết, xu hướng đầu tư vào nông nghiệp thấp, số lượng DN nông nghiệp nhỏ hơn 1%.

Giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất

1-11-2016

Nghị định số 135 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước có hiệu lực từ 15/11/2016.

Quản lý phân bón phải biết và hiểu

1-11-2016

Bộ Công thương không có đủ nhân lực để quản lý, còn tại các Sở Công thương hiện nay thì lại không có cán bộ chuyên trách về phân bón.

Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm ở miền Bắc: Liên kết, chìa khóa thành công

28-10-2016

Sở hữu nhiều giống gia súc, gia cầm bản địa có chất lượng, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển chăn nuôi hàng hóa nhưng đến nay chăn nuôi gia súc, gia cầm ở các tỉnh phía Bắc vẫn chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ. Việc phát triển chăn nuôi trang trại, liên kết theo chuỗi là một đòi hỏi tất yếu trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Liên kết để phát triển nông nghiệp và cùng… thắng

23-10-2016

Theo nhiều chuyên gia, nông nghiệp Việt Nam muốn phát huy tiềm năng để phát triển bền vững, rất cần sự liên kết giữa các bên tham gia làm nông nghiệp.

Cần thành lập ngân hàng đất để cho doanh nghiệp thuê sản xuất lớn?

1-11-2016

Theo TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm UBKT của Quốc hội, nên chăng thành lập ngân hàng đất để cho các doanh nghiệp thuê lại để sản xuất lớn.

XK rau quả: Đã đến lúc tìm đường khó để đi

31-10-2016

Từ trước đến nay Mỹ, EU, Nhật Bản… luôn được coi là thị trường khó tính của nhiều mặt hàng xuất khẩu (XK), tuy nhiên, càng khó thì cơ hội càng hấp dẫn. Giống như nhiều mặt hàng XK khác, đã đến lúc ngành rau quả cần tìm đường khó để đi, tránh lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, đồng thời nâng cao giá trị cho rau quả Việt Nam trên trường quốc tế.

Tiếp sức cho nông nghiệp bằng khơi thông dòng tín dụng

28-10-2016

Trước thềm Hội thảo Tín dụng ngân hàng thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp vào ngày 30.10 tới, Dân Việt xin tiếp tục giới thiệu ý kiến các diễn giả góp phần bàn giải pháp khơi thông nguồn tín dụng để phát triển nền nông nghiệp an toàn, bền vững.