TIN TỨC-SỰ KIỆN

Gỡ nút thắt tín dụng cho doanh nghiệp nông nghiệp

Ngày đăng: 07 | 11 | 2016

Theo phản ánh của nhiều DN, rủi ro kinh doanh và chi phí cho vay tín dụng trong nông nghiệp nông thôn còn cao, các kênh tín dụng cho nông nghiệp nông thôn giải ngân chậm, khó triển khai. Vì vậy, rất cần có các đột phá về chính sách để tạo điều kiện tiếp cận vốn tín dụng, đặc biệt là cho DN nông nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.

Rau mầm từ nông trại của Vineco được cắt bằng dây chuyền tự động và đóng gói tiêu thụ.

Hiện đầu tư của DN vào nông nghiệp, nông thôn còn bộc lộ nhiều hạn chế mà nguyên nhân từ chính năng lực của DN cũng như từ những bất cập của cơ chế, chính sách lâu nay.

Tín dụng vẫn nặng về hỗ trợ lãi suất dạng xin cho

Tính đến tháng 9/2016 mới chỉ có 4424 DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 0,95% tổng số DN có đăng ký và đang hoạt động trong nền kinh tế. DN nông nghiệp chủ yếu là loại vừa và nhỏ (chiếm 96,53%, trong đó 50% DN siêu nhỏ)…

Hiện nay, hàng loạt chính sách, chương trình ưu đãi tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn tiếp tục đươc ban hành. Tuy nhiên, việc tiếp cận tín dụng vẫn còn khó khăn, gây cản trở đến thu hút đầu tư của DN, hạn chế chính hiệu quả SXKD của các DN đã đang hoạt động.

Cách tiếp cận cho tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn vẫn nặng về hỗ trợ lãi suất theo kiểu xin – cho, không tính tới nhu cầu của khách hàng. Trong khi nông dân và DN cần nhất là tiếp cận được nguồn vốn vay kịp thời, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu vốn và chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Nhiều quy định về đảm bảo an toàn vốn hoặc nghiệp vụ của các tổ chức tín dụng trở nên thiếu hoặc bất cập so với yêu cầu của thị trường tài chính hiện đại. Các quy định để phát triển thị trường vốn vẫn đang trong quá trình xây dựng (Nghị định 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của Cty tài chính và Cty cho thuê tài chính chưa có hướng dẫn, chưa có các quy định cụ thể cho các công cụ tài chính khác) đặc biệt là tín dụng cho nông nghiệp nông thôn.

Thủ tục tiếp cận tín dụng còn khó khăn. Nghị định 55/2015/NĐ – CP (các Điều 2, 3, 4 và 9, 14, 15) yêu cầu có các loại chứng nhận đăng kí sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp,địa bàn hoạt động ở nông thôn, loại hình tổ chức kinh tế cũng như các loại xác nhận tham gia trong các chuỗi liên kết, sử dụng, ứng dụng công nghệ cao hoặc chứng nhận thuộc những lĩnh vực ưu tiên. Nghị định 210/2013/NĐ-CP quy định về nguồn lực hỗ trợ, ưu đãi được phân bổ theo mức độ tự cân đối ngân sách của các địa phương (Điều 17) và hỗ trợ sau đầu tư (Điều 3, Thông tư 30/2015/TT-BTC) làm giảm sự nhiệt tình của các DN khi tham gia đầu tư vào nông nghiệp. Nghị định 67/2014/NĐ-CP và sau là Nghị định 89/2015/NĐ-CP vẫn đòi hỏi nhiều loại thủ tục rất phức tạp làm khó việc lập dự án và hoàn thiện hồ sơ vay vốn. Nghị định 09/2010/NĐ-CP và Thông tư 08/2011/TT-NHNN (Điều 3) có rất nhiều điều kiện gây khó cho DN tiếp cận.

“Hiện đã có hàng loạt chính sách, chương trình ưu đãi tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, nhưng rất khó tiếp cận, khơi thông được dòng vốn.”

Bên cạnh đó, các quy định về tài sản thế chấp khá phức tạp và cứng nhắc. Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 179 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân có quyền thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đi thuê. Nhưng, trên thực tế, thủ tục xin giấy chứng nhận sở hữu tài sản cho nhà lưới, nhà kính hoặc các vườn cây lâu năm rất khó khăn và chưa được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp quy.

Phần lớn các HTX nông nghiệp hiện không được vay vốn cũng vì không có tài sản thế chấp. Tài sản của HTX được Nhà nước giao quản lý (kênh mương, trạm bơm…) không được coi là tài sản thế chấp (Nghị định 55/2015/NĐ-CP cũng chưa giải quyết được vấn đề này do vẫn yêu cầu người vay phải có giấy chứng nhận QSD đất mặc dù không phải để thế chấp).

Những giải pháp

Trong chính sách cho vay đối với nông nghiệp nông thôn cần làm rõ vai trò trung tâm của DN trong chuỗi giá trị để áp dụng các phương thức cho vay và cung ứng sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp. Ví dụ cho vay trước thu hoạch thì không nhất thiết phải đưa vốn trực tiếp cho người nông dân mà có thể thông qua DN ứng trước vật tư hàng hóa đầu vào và khấu trừ khi thu mua sản phẩm. Bên cạnh chính sách phát triển các công cụ tín dụng thì cần hoàn thiện khung pháp lý để cung ứng đồng bộ các sản phẩm dịch vụ khác hoặc liên kết định chế tài chính khác để phát triển các sản phẩm như: quản lý tiền mặt, quản lý tài sản, bảo hiểm thanh toán, phái sinh hàng hóa, đại lý ngân hàng, biên nhận lưu kho….

Cải cách, đơn giản hóa thủ tục tiếp cận tín dụng, đặc biệt là các thủ tục về thế chấp, tài sản đảm bảo…. Các điều kiện để DN có nhu cầu vay vốn tiếp cận được các chương trình tín dụng (ưu đãi) cần được đơn giản hóa đến mức tối thiểu.

Về đối tượng được tham gia, hưởng ưu đãi trong các chương trình cho vay ưu đãi lĩnh vực ưu tiên thuộc nông nghiệp nông thôn cần được tiếp tục điều chỉnh theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng để nâng cao được khả năng tiếp cận với các dòng vốn tín dụng.

Nâng cao định mức ưu đãi cho các chương trình trọng điểm cả về hạn mức vay và lãi suất cho vay một cách phù hợp với điều kiện thực tiễn sản xuất kinh doanh của từng lĩnh vực, đặc biệt là định mức và thời hạn cho vay.

Hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro trong cho vay đối với nông nghiệp nông thôn, phân định rạch ròi về trách nhiệm của Nhà nước, của tổ chức tín dụng, của người vay khi rủi ro bất khả kháng xảy ra và có cơ chế xử lý nhanh để bù đắp tái tạo nguồn vốn đầu tư cho sản xuất. Thành lập Quỹ phòng chống rủi ro, hỗ trợ DN ứng phó với rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu và dịch bệnh nông nghiệp…

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện chính sách và chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn

 

NỘI DUNG KHÁC

Vì sao ít doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp?

1-11-2016

Tại Hội thảo “Phát triển DN nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới” mới đây do Ban Hội viên và Đào tạo – Phòng TM & CN VN (VCCI) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến và tư vấn đầu tư – Sở KH&ĐT tỉnh Thái Bình tổ chức, TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NNNT cho biết, xu hướng đầu tư vào nông nghiệp thấp, số lượng DN nông nghiệp nhỏ hơn 1%.

Giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất

1-11-2016

Nghị định số 135 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước có hiệu lực từ 15/11/2016.

Quản lý phân bón phải biết và hiểu

1-11-2016

Bộ Công thương không có đủ nhân lực để quản lý, còn tại các Sở Công thương hiện nay thì lại không có cán bộ chuyên trách về phân bón.

Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm ở miền Bắc: Liên kết, chìa khóa thành công

28-10-2016

Sở hữu nhiều giống gia súc, gia cầm bản địa có chất lượng, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển chăn nuôi hàng hóa nhưng đến nay chăn nuôi gia súc, gia cầm ở các tỉnh phía Bắc vẫn chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ. Việc phát triển chăn nuôi trang trại, liên kết theo chuỗi là một đòi hỏi tất yếu trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Liên kết để phát triển nông nghiệp và cùng… thắng

23-10-2016

Theo nhiều chuyên gia, nông nghiệp Việt Nam muốn phát huy tiềm năng để phát triển bền vững, rất cần sự liên kết giữa các bên tham gia làm nông nghiệp.

Cần thành lập ngân hàng đất để cho doanh nghiệp thuê sản xuất lớn?

1-11-2016

Theo TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm UBKT của Quốc hội, nên chăng thành lập ngân hàng đất để cho các doanh nghiệp thuê lại để sản xuất lớn.

XK rau quả: Đã đến lúc tìm đường khó để đi

31-10-2016

Từ trước đến nay Mỹ, EU, Nhật Bản… luôn được coi là thị trường khó tính của nhiều mặt hàng xuất khẩu (XK), tuy nhiên, càng khó thì cơ hội càng hấp dẫn. Giống như nhiều mặt hàng XK khác, đã đến lúc ngành rau quả cần tìm đường khó để đi, tránh lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, đồng thời nâng cao giá trị cho rau quả Việt Nam trên trường quốc tế.

Tiếp sức cho nông nghiệp bằng khơi thông dòng tín dụng

28-10-2016

Trước thềm Hội thảo Tín dụng ngân hàng thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp vào ngày 30.10 tới, Dân Việt xin tiếp tục giới thiệu ý kiến các diễn giả góp phần bàn giải pháp khơi thông nguồn tín dụng để phát triển nền nông nghiệp an toàn, bền vững.

Môi trường kinh doanh Việt Nam tăng mạnh trong bảng xếp hạng toàn cầu

28-10-2016

Theo Báo cáo về cải thiện môi trường kinh doanh 2017 của Ngân hàng thế giới, về tổng thể, môi trường kinh doanh tại Việt Nam tăng 9 bậc từ 91 lên 82 so với báo cáo năm 2016.

Doanh nghiệp sản xuất phân bón điêu đứng vì thuế GTGT

27-10-2016

Hàng loạt doanh nghiệp, đại diện cơ quan quản lý chỉ ra chính sách thuế giá trị gia tăng VAT đối với phân bón đang khiến DN sản xuất phân bón trong nước điêu đứng.

Phân bón gặp khó với thuế VAT

27-10-2016

Nhiều doanh nghiệp phân bón trong nước cho biết việc chuyển mặt hàng phân bón từ danh mục chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) sang danh mục không chịu thuế này không những không kéo giá phân bón giảm như kỳ vọng của Bộ Tài chính mà ngược lại.

Còn nhiều không gian cho chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

26-10-2016

Với việc ký kết nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới, nhiều ngành của Việt Nam sẽ mở cửa hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ cũng tự giới hạn các quyền, trong đó có quyền đưa ra một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nội địa, để đổi lấy cam kết của các quốc gia đối tác. Tuy nhiên, có những không gian chính sách hỗ trợ mà Việt Nam không tận dụng hết quyền của mình vì thiếu nguồn lực, hoặc có hỗ trợ nhưng không hiệu quả.