TIN TỨC-SỰ KIỆN

Phân bón gặp khó với thuế VAT

Ngày đăng: 27 | 10 | 2016

Nhiều doanh nghiệp phân bón trong nước cho biết việc chuyển mặt hàng phân bón từ danh mục chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) sang danh mục không chịu thuế này không những không kéo giá phân bón giảm như kỳ vọng của Bộ Tài chính mà ngược lại.

Vận chuyển đạm Phú Mỹ tại kho hàng của Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí ở Cần Thơ

Theo các doanh nghiệp (DN) sản xuất phân bón trong nước, việc đưa phân bón vào danh mục không chịu thuế khiến chi phí tăng lên, giá phân bón đến tay người nông dân cũng tăng, cả DN và nông dân đều gặp khó.

DN và nông dân đều thiệt

Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Trí Hội, phó tổng giám đốc Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí (PVFCCo), cho biết sau khi mặt hàng phân bón được đưa vào danh mục không chịu thuế VAT theo Luật 71/2014/QH13 (Luật 71), có hiệu lực từ đầu năm 2015, các DN bán phân bón trong nước không được hoàn thuế VAT đầu vào.

Trong khi đó, thuế VAT các nguyên vật liệu đầu vào trong sản xuất phân bón là 10% nên phần chênh lệch do không được khấu trừ DN phải chịu. Để bù lại chi phí này, các DN buộc phải tăng giá bán. “Riêng PVFCCo, chi phí tăng thêm do chính sách này mỗi năm khoảng 400 tỉ đồng” - ông Hội cho biết.

Theo Hiệp hội Phân bón VN (FAV), các DN phân bón khác cũng ở trong tình trạng tương tự, với tổng chi phí không được khấu trừ thuế VAT lên đến hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm. Ông Nguyễn Hạc Thúy, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký FAV, cho biết có sự khác nhau giữa mức thuế VAT 0% và không phải chịu thuế VAT.

Một khi nằm trong danh mục chịu thuế VAT (0% hay 5%), DN vẫn là đối tượng chịu thuế nên phải kê khai thuế VAT đầu ra và được hoàn thuế VAT đầu vào. Nếu thuế VAT giảm từ 5% xuống 0%, DN có thể giảm giá bán phân bón tới tay người dân khoảng 5%.

“Với quy định phân bón không phải chịu thuế VAT, cả DN và nông dân đều thiệt. DN không được khấu trừ thuế VAT đầu vào, chi phí giá thành tăng nên khó cạnh tranh với phân bón nhập khẩu. Trong khi đó, nông dân cũng không mua được phân bón với giá thấp như kỳ vọng của Bộ Tài chính” - ông Thúy nói.

Giám đốc một DN phân bón tại TP.HCM cho biết từ đầu năm 2015 đến nay giá phân bón trên thị trường thế giới, nhất là ở Trung Quốc, đều ở mức thấp.

Nếu không giảm giá bán, DN sản xuất trong nước không thể cạnh tranh. Nếu giữ giá hoặc giảm giá bán, DN trong nước sẽ gặp khó do thuế VAT đầu vào không được khấu trừ.

“Một chính sách mà vừa làm khó DN và nông dân, vừa khuyến khích nhập phân bón phải sớm được sửa đổi” - vị này nói.

Nên đưa phân bón 
vào diện chịu thuế VAT

Trong kiến nghị vừa được tiếp tục gửi đến cơ quan chức năng mới đây, các DN sản xuất phân bón đề xuất đưa mặt hàng phân bón vào danh mục chịu thuế VAT, mức 0% hoặc 5%, nhằm giúp DN giảm chi phí, hạ giá thành và giá bán.

“Phải có những thay đổi để đảm bảo quyền lợi của người dân và các nhà sản xuất trong nước trước sức ép cạnh tranh từ phân bón nước ngoài” - ông Thúy 
đề xuất.

Theo FAV, cùng với giá phân bón thế giới giảm mạnh theo giá dầu, việc đưa mặt hàng phân bón vào danh mục không chịu thuế VAT đã tạo điều kiện cho phân bón nhập khẩu tràn vào VN thời gian qua, gây khó cho phân bón sản xuất trong nước.

Trong thực tế, sản lượng phân bón sản xuất trong nước đang có xu hướng giảm, phân bón nhập khẩu lại tăng mạnh.

Thông tin từ Bộ Công thương cho biết sản xuất phân bón của VN đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu trong nước, thậm chí thời gian tới còn dư thừa để xuất khẩu.

Dự kiến năm 2017, sản xuất phân urê đạt 2,01 triệu tấn, tăng 2,2% so với ước thực hiện năm 2016; phân NPK đạt 2,67 triệu tấn, tăng 2,4% so với ước thực hiện năm 2016.

Tuy nhiên theo các DN, với thiệt hại lên đến hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm do không được hoàn thuế VAT đầu vào (vì không nằm trong danh sách chịu thuế VAT), các DN trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn, nhiều DN thua lỗ kéo dài, thậm chí có nguy cơ phá sản.

Do đó, ngành phân bón trong nước đang cần những chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước để ổn định sản xuất và phát triển.

Đặc biệt, các DN cũng đề nghị cơ quan chức năng xem xét việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với phân bón nhập khẩu nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.

“Trong khi chờ các chính sách hỗ trợ khác, cơ quan chức năng cần sớm đưa phân bón về danh mục chịu thuế VAT bằng 0% hoặc giữ nguyên như trước là 5%” - ông Hội đề xuất.

Nhập khẩu tăng, sản xuất trong nước đình đốn

Theo Bộ Công thương, trong 9 tháng đầu năm nay, sản lượng phân bón sản xuất trong nước giảm mạnh, trong đó đạm urê đạt 1,5 triệu tấn (giảm 9,3% so với cùng kỳ năm 2015), phân NPK đạt khoảng 1,67 triệu tấn (giảm 9,7%).

Trong khi đó, phân bón nhập khẩu ngày càng có xu hướng tăng. Năm 2015 (sau khi phân bón được đưa vào danh mục không chịu thuế VAT), VN nhập khẩu 4,56 triệu tấn phân bón các loại, tăng 20,2% so với năm trước, chủ yếu từ Trung Quốc (chiếm 46,7% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này). 10 tháng đầu năm 2016, VN nhập khoảng 491.000 tấn phân urê với giá trị đạt 113 triệu USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2015.

Theo Tuổi trẻ

NỘI DUNG KHÁC

Còn nhiều không gian cho chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

26-10-2016

Với việc ký kết nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới, nhiều ngành của Việt Nam sẽ mở cửa hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ cũng tự giới hạn các quyền, trong đó có quyền đưa ra một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nội địa, để đổi lấy cam kết của các quốc gia đối tác. Tuy nhiên, có những không gian chính sách hỗ trợ mà Việt Nam không tận dụng hết quyền của mình vì thiếu nguồn lực, hoặc có hỗ trợ nhưng không hiệu quả.

Nông dân không được lợi, DN kêu thiệt hàng nghìn tỷ

24-10-2016

Theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế (gọi tắt Luật 71), từ 1/1/2015 phân bón từ mặt hàng chịu thuế VAT 5% được chuyển thành đối tượng không chịu VAT. Những tưởng nông dân sẽ được hưởng lợi từ việc bỏ thuế, nhưng từ khi luật được áp dụng, mục tiêu hỗ trợ nông dân không thực hiện được, còn doanh nghiệp (DN) sản xuất phân bón nói bị thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm: Chọn đúng thế mạnh để “gửi vàng” xuất khẩu

24-10-2016

Nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm trong tình hình hội nhập quốc tế khu vực phía Bắc” là chủ đề của Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp do Trung tập Khuyến nông quốc gia phối hợp Bộ NNPTNT tổ chức ngày 21.10 tại Vĩnh Phúc

Quy định điều kiện kinh doanh logistics chưa phù hợp thực tế

19-10-2016

Các quy định về điều kiện kinh doanh logistics ra đời cách nay gần 10 năm đã không còn phù hợp trong xu thế phát triển và hội nhập của ngành này.

Một nước có tới hơn 7.000 loại phân bón, nông dân không “hoa mắt” mới lạ

15-10-2016

Việc Công ty Thuận Phong chịu nộp phạt 500 triệu đồng có đáng là bao, khi so với thiệt hại mà nông dân mua phải phân bón của họ phải gánh chịu.

“Nông dân toàn cầu từ tư duy đến hành động”

16-10-2016

Sáng 16/10/2016 tại Hà Nội, Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp &PTNT, Bộ Công thương, Báo Nông thôn ngày nay, Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT (AGRIBANK) và Công ty Hợp tác phát triển Quốc tế IDCC tổ chức Diễn đàn Nông dân Việt Nam 2016 với chủ đề “Nông dân toàn cầu từ tư duy đến hành động”.

Tái cơ cấu ngành lúa gạo để cạnh tranh với lúa gạo các nước trong khu vực

12-10-2016

Ngày 11/10/2016, tại thành phố Cần Thơ, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn phối hợp với Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) tổ chức Hội thảo “Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.

Thư mời tham gia chào giá cạnh tranh cung cấp, sửa chữa, lắp đặt điều hòa

5-9-2016

Thư mời tham gia chào giá cạnh tranh cung cấp, sửa chữa, lắp đặt điều hòa

Doanh nhân trải lòng

13-10-2016

13-10 là Ngày doanh nhân Việt Nam. Đây là lực lượng làm giàu cho đất nước. Trong ngày tôn vinh doanh nhân, chúng ta cũng cần nghe những trải lòng của họ về những khó khăn, thách thức mà họ đang đối mặt.

Doanh nghiệp Việt trước áp lực đổi mới

13-10-2016

Vượt qua giai đoạn kinh tế khó khăn của đất nước, các doanh nghiệp Việt Nam (DN VN) đã chứng minh khả năng thích nghi và sinh tồn của mình, nhưng để chiến thắng trên sân chơi hội nhập, các DN phải sáng tạo và trở thành một phần trong cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ lần thứ tư đang thay đổi rất nhiều ngành công nghiệp theo cách mà không ai tưởng tượng được.

Chuyên gia: “Giảm chỉ đạo, tăng kiến tạo” để tái cơ cấu nông nghiệp

12-10-2016

“Nếu nông dân bị gom đất hoặc doanh nghiệp muốn tích tụ đất lại, thì phải tôn trọng người có tài sản đó là nông dân, chứ không phải gom lại bằng cách “ép” để người ta thua thiệt như hiện nay” – chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói.

TS Đặng Kim Sơn: Đổi mới nông nghiệp bắt đầu từ chính sách đất đai

5-9-2016

“Đất đai trong nông nghiệp cũng phải sử dụng linh hoạt theo tín hiệu của thị trường, không phụ thuộc quá nhiều vào đất lúa mà có thể chuyển sang các cây trồng giá trị kinh tế cao và thủy sản”.