TIN TỨC-SỰ KIỆN

Chăn nuôi gia súc, gia cầm: Chọn đúng thế mạnh để “gửi vàng” xuất khẩu

Ngày đăng: 24 | 10 | 2016

Nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm trong tình hình hội nhập quốc tế khu vực phía Bắc” là chủ đề của Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp do Trung tập Khuyến nông quốc gia phối hợp Bộ NNPTNT tổ chức ngày 21.10 tại Vĩnh Phúc

Tham dự diễn đàn có  đại diện nhiều bộ, ngành, địa phương cùng đông đảo lãnh đạo doanh nghiệp, chủ trang trại chăn nuôi và nông dân trên địa bàn các tỉnh phía Bắc như Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ, Thái Bình...

Tiềm năng kinh tế lớn

 chan nuoi gia suc, gia cam: chon dung the manh de “gui vang” xuat khau hinh anh 1

Mô hình cải tạo đàn bò địa phương bằng thụ tinh nhân tạo triển khai tại huyện Phú Bình, Thái Nguyên. Ảnh: B.T.N

TS Nguyễn Trung Kiên - Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn cho rằng căn cứ nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đa dạng trong và ngoài nước, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống chăn nuôi bền vững. 

 

 

Theo đại diện Trung tâm Khuyến nông quốc gia, các tỉnh miền Bắc có số đầu gia súc, gia cầm, các sản phẩm chăn nuôi và giá trị ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong cả nước. Trong đó, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng tập trung nhiều chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm; các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc ngoài chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm thì chăn nuôi trâu chiếm tỷ trọng cao nhất so với các vùng khác.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê và giá thực tế, ước tính tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi của các tỉnh miền Bắc năm 2015 là 122,94 ngàn tỷ đồng, chiếm 43,9% tổng giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi của cả nước. Trong cơ cấu giá trị các sản phẩm chăn nuôi của miền Bắc, giá trị của thịt lợn xuất chuồng chiếm cao nhất là 69,3%, tiếp đến là thịt gia cầm 15,4%; trứng gia cầm 6,9%; thịt bò 4,2%; thịt trâu 2,9% và sữa bò 1,2% (trong đó cơ cấu tương ứng của cả nước là 64,9%; 14,6%; 6,3%; 8,8%; 2,6% và 2,8%).

Tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ về giá trị thịt lợn chiếm 70,9%, thịt gia cầm 15,8% và trứng gia cầm 8,4%, cao hơn trung bình của cả nước (cả nước tương ứng là 64,9%; 14,6%; 6,3%). Tại các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, tỷ lệ giá trị thịt trâu 7,0% và thịt gia cầm 14,7% là cao hơn trung bình của cả nước - tương ứng là 2,6% và 14,6%.

Nâng cao chất lượng chăn nuôi

Theo bà Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, trong những năm vừa qua hoạt động khuyến nông triển khai trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức do thời tiết khắc nghiệt, rét đậm, rét hại tại các tỉnh phía Bắc, hạn hán tại các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và xâm hạn mặn tại các tỉnh vùng ĐBSCL... Đầu tư công của Chính phủ cho hoạt động khuyến nông cũng hạn chế.

 chan nuoi gia suc, gia cam: chon dung the manh de “gui vang” xuat khau hinh anh 2

Tuy nhiên, bà Hạnh khẳng định, với tinh thần làm việc trách nhiệm, nỗ lực, các hoạt động trong những năm vừa qua do Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã có tác động tích cực nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia súc gia cầm. Cụ  thể, giai đoạn 2011 - 2013 trung tâm đã triển khai và quản lý 10 dự án khuyến nông trung ương lĩnh vực chăn nuôi, quy mô gần 520.000 con, với 6.029 hộ tham gia. Các dụ án đã tập huấn kỹ thuật cho 23.816 lượt người trong và ngoài mô hình; tổ chức cho 12.443 lượt người tham quan mô hình. Nhiều dự án đã được nhân rộng như “Chăn nuôi bò cái sinh sản”; “Phát triển kỹ thuật chăn nuôi và vỗ béo gia súc lớn”; “Cải tạo đàn trâu”...

Giai đoạn 2012 - 2016 có 7 dự án được triển khai, với quy mô 249.193 con, 7.714 hộ tham gia, trong đó có những dự án như: “Chăn nuôi trâu sinh sản quy mô nông hộ”; “Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong nông hộ”...

TS Nguyễn Trung Kiên - Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn cho rằng căn cứ nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đa dạng trong và ngoài nước, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống chăn nuôi bền vững. Trong đó, phải tập trung nâng cao hiệu quả chăn nuôi về các mặt, chất lượng, độ an toàn và đảm bảo trơn tru trong khâu tiêu thụ. Cần phải xây dựng tính minh bạch trong hệ thống thông tin thị trường, đặc biệt là cập nhật và hướng dẫn cụ thể về các tiêu chuân chất lượng, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, nuôi trồng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm... 

http://danviet.vn

NỘI DUNG KHÁC

Quy định điều kiện kinh doanh logistics chưa phù hợp thực tế

19-10-2016

Các quy định về điều kiện kinh doanh logistics ra đời cách nay gần 10 năm đã không còn phù hợp trong xu thế phát triển và hội nhập của ngành này.

Một nước có tới hơn 7.000 loại phân bón, nông dân không “hoa mắt” mới lạ

15-10-2016

Việc Công ty Thuận Phong chịu nộp phạt 500 triệu đồng có đáng là bao, khi so với thiệt hại mà nông dân mua phải phân bón của họ phải gánh chịu.

“Nông dân toàn cầu từ tư duy đến hành động”

16-10-2016

Sáng 16/10/2016 tại Hà Nội, Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp &PTNT, Bộ Công thương, Báo Nông thôn ngày nay, Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT (AGRIBANK) và Công ty Hợp tác phát triển Quốc tế IDCC tổ chức Diễn đàn Nông dân Việt Nam 2016 với chủ đề “Nông dân toàn cầu từ tư duy đến hành động”.

Tái cơ cấu ngành lúa gạo để cạnh tranh với lúa gạo các nước trong khu vực

12-10-2016

Ngày 11/10/2016, tại thành phố Cần Thơ, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn phối hợp với Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) tổ chức Hội thảo “Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.

Thư mời tham gia chào giá cạnh tranh cung cấp, sửa chữa, lắp đặt điều hòa

5-9-2016

Thư mời tham gia chào giá cạnh tranh cung cấp, sửa chữa, lắp đặt điều hòa

Doanh nhân trải lòng

13-10-2016

13-10 là Ngày doanh nhân Việt Nam. Đây là lực lượng làm giàu cho đất nước. Trong ngày tôn vinh doanh nhân, chúng ta cũng cần nghe những trải lòng của họ về những khó khăn, thách thức mà họ đang đối mặt.

Doanh nghiệp Việt trước áp lực đổi mới

13-10-2016

Vượt qua giai đoạn kinh tế khó khăn của đất nước, các doanh nghiệp Việt Nam (DN VN) đã chứng minh khả năng thích nghi và sinh tồn của mình, nhưng để chiến thắng trên sân chơi hội nhập, các DN phải sáng tạo và trở thành một phần trong cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ lần thứ tư đang thay đổi rất nhiều ngành công nghiệp theo cách mà không ai tưởng tượng được.

Chuyên gia: “Giảm chỉ đạo, tăng kiến tạo” để tái cơ cấu nông nghiệp

12-10-2016

“Nếu nông dân bị gom đất hoặc doanh nghiệp muốn tích tụ đất lại, thì phải tôn trọng người có tài sản đó là nông dân, chứ không phải gom lại bằng cách “ép” để người ta thua thiệt như hiện nay” – chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói.

TS Đặng Kim Sơn: Đổi mới nông nghiệp bắt đầu từ chính sách đất đai

5-9-2016

“Đất đai trong nông nghiệp cũng phải sử dụng linh hoạt theo tín hiệu của thị trường, không phụ thuộc quá nhiều vào đất lúa mà có thể chuyển sang các cây trồng giá trị kinh tế cao và thủy sản”.

Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững

11-10-2016

Ngày 11-10-2016, tại thành phố Cần Thơ, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn phối hợp với Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội thảo “Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.

Lễ ký kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn: Nhân lên nhiều địa chỉ xanh, sạch!

7-10-2016

Ngày mai 8.10, Bộ NNPTNT phối hợp với Báo NTNN tổ chức lễ ký kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn với tốp 15 doanh nghiệp (DN) đầu tiên về sản xuất nông sản thực phẩm an toàn.

Đẩy mạnh thu mua, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa

7-10-2016

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thu mua, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa.