TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tiếp sức cho nông nghiệp bằng khơi thông dòng tín dụng

Ngày đăng: 28 | 10 | 2016

Trước thềm Hội thảo Tín dụng ngân hàng thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp vào ngày 30.10 tới, Dân Việt xin tiếp tục giới thiệu ý kiến các diễn giả góp phần bàn giải pháp khơi thông nguồn tín dụng để phát triển nền nông nghiệp an toàn, bền vững.

TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn: Cần làm rõ vai trò trung tâm của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị

Trong thời gian tới cần thực hiện một hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ nút thắt về tín dụng, phát huy mạnh mẽ vai trò của doanh nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Do vậy, cần lưu ý một số đề xuất sau:

Trong chính sách cho vay đối với nông nghiệp nông thôn cần làm rõ vai trò trung tâm của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị để áp dụng các phương thức cho vay và cung ứng sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp. Ví dụ cho vay trước thu hoạch thì không nhất thiết phải đưa vốn trực tiếp cho người nông dân mà có thể thông qua doanh nghiệp ứng trước vật tư hàng hóa đầu vào và khấu trừ khi thu mua sản phẩm.Bên cạnh chính sách phát triển các công cụ tín dụng thì cần hoàn thiện khung pháp lý để cung ứng đồng bộ các sản phẩm dịch vụ khác hoặc liên kết định chế tài chính khác để phát triển các sản phẩm như: quản lý tiền mặt, quản lý tài sản, bảo hiểm thanh toán, phái sinh hàng hóa, đại lý ngân hàng, biên nhận lưu kho….

Cải cách, đơn giản hóa thủ tục tiếp cận tín dụng, đặc biệt là các thủ tục về thế chấp, tài sản đảm bảo… nhằm khơi thông được nguồn vốn tín dụng cho nông nghiệp nông thôn. Các điều kiện để doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tiếp cận được các chương trình tín dụng (ưu đãi) cần được đơn giản hóa đến mức tối thiểu.

Về đối tượng được tham gia/hưởng ưu đãi trong các chương trình cho vay ưu đãi lĩnh vực ưu tiên thuộc nông nghiệp nông thôn cần được tiếp tục điều chỉnh theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng để nâng cao được khả năng tiếp cận với các dòng vốn tín dụng của doanh nghiệp và hỗ trợ phát triển lĩnh vực này một cách hiệu quả.

Đại diện Công ty Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (PAN): Cho vay chỉ đạt 70% giá trị định giá tài sản

Là một trong những doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm nhưng Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (PAN) cũng cho rằng vẫn còn những khó khăn trong tiếp cận tín dụng.

PAN cho rằng, đầu tư Nông nghiệp là lĩnh vực đầu tư chứa đựng rủi ro cao, chịu tác động từ nhiều yêu tố khách quan như thiên tại, dịch bệnh, lợi nhuận thấp hơn so với các lĩnh vực khác. Do đó, các ngân hàng thường không muốn cho vay lĩnh vực nông nghiệp mà ưu tiên cho vay các lĩnh vực khác ít rủi ro hơn.

Mặt khác, trong các trường hợp liên kết với nông dân theo chuỗi giá trị, theo đó các doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu đầu ra với nông dân, nông dân cần vay vốn ngân hàng để sản xuất sản phẩm cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn các ngân hàng lại chỉ cho nông dân vay khi có bảo lãnh hoặc bảo đảm bằng tài sản từ doanh nghiệp. Việc này gây khó khăn cho các doanh nghiệp vì các quy định nội bộ không cho phép việc này, cũng như tăng thêm rủi ro cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, các ngân hàng khi nhận tài sản bảo đảm thường không nhận tài sản bảo đảm (TSBĐ) là đất nông nghiệp, hoặc thậm chí các tài sản gắn liền với đất nông nghiệp có giá trị lớn, chẳng hạn như nhà kính. Trong khi, định giá TSBĐ, đặc biệt là đất nông nghiệp, các ngân hàng thường định giá thấp hơn khá nhiều so với mức giá thị trường. Thêm vào đó, mức cho vay cũng chỉ bằng khoảng 70% giá trị định giá. Thủ tục vay vốn, điều kiện vay vốn và thủ tục nhận TSĐB, thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh phức tạp, chưa rõ ràng, minh bạch, dẫn đến mất thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.

Để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc nêu trên, giúp không chỉ các doanh nghiệp lớn mà cả các doanh nghiệp vừa vào nhỏ có thể tiếp cận thành công các nguồn tín dụng ngân hàng, lãnh đạo PAN cho rằng, nên có gói tín dụng dành riêng cho lĩnh vực nông nghiệp giống như gói tín dụng dành cho lĩnh vực bất động sản cho người có thu nhập thấp; xem xét mở rộng các loại tài sản được phép dùng làm TSĐB đặc biệt là đất thuê trả tiền hàng năm.

Về phía ngân hàng, cần xem xét định giá các tài sản theo giá thị trường thay vì định giá thấp hơn khá nhiều so giá thị trường hay sử dụng khung giá đất do UBND tỉnh ban hành; Tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, các thủ tục nhận TSĐB; công khai, minh bạch hóa quy trình cho vay, quy trình thẩm định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc lập hồ sơ vay vốn, lập dư án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi…

Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH: Truyền tải nguồn vốn tín dụng nhanh chóng

Chương trình tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo luôn là trọng tâm, trọng điểm của NHCSXH. Thời gian tới, NHCSXH sẽ tiếp tục tập trung đầu tư cho 2 chương trình tín dụng này.

Tăng trưởng nguồn vốn hơn nữa. Theo đó, tập trung nguồn vốn cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao và các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP. Nâng cao chất lượng tín dụng, sẽ tập trung truyền tải đồng vốn tín dụng nhanh chóng đến hộ vay: Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp (đặc biệt là cấp xã) và các ngành chức năng triển khai tốt các chương trình tín dụng giúp người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách có vốn sản xuất, tạo việc việc làm, nâng cao điều kiện sống, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững.

Gắn chặt nguồn vốn đầu tư với phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, phù hợp với cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, xây dựng nông thôn mới. Do vậy, NHCSXH tiếp tục phối hợp chặt chẽ với 4 tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách, thường xuyên rà soát, củng cố hoạt động của Tổ TK&VV; tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đôn đốc hộ vay trả nợ đến hạn.

Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng của hoạt động giao dịch tại xã để phục vụ người vay tốt hơn nữa. Tiếp tục quan tâm, tập trung xử lý rủi ro kịp thời cho nông dân, đồng thời bổ sung kịp thời nguồn vốn cho vay khắc phục thiệt hại để giúp hộ nghèo, cận nghèo ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế. Vì, đặc trưng của Việt Nam là sản xuất nông nghiệp; những năm gần đây, người dân, đặc biệt là người nông dân liên tục phải gánh chịu những ảnh hưởng bất lợi từ biến đổi khí hậu như hạn hán, bão lũ, rét đậm, rét hại, mưa tuyết,… làm thiệt hại về vốn, tài sản của người dân, trong đó có vốn vay của NHCSXH.

Theo Dân Việt

NỘI DUNG KHÁC

Môi trường kinh doanh Việt Nam tăng mạnh trong bảng xếp hạng toàn cầu

28-10-2016

Theo Báo cáo về cải thiện môi trường kinh doanh 2017 của Ngân hàng thế giới, về tổng thể, môi trường kinh doanh tại Việt Nam tăng 9 bậc từ 91 lên 82 so với báo cáo năm 2016.

Doanh nghiệp sản xuất phân bón điêu đứng vì thuế GTGT

27-10-2016

Hàng loạt doanh nghiệp, đại diện cơ quan quản lý chỉ ra chính sách thuế giá trị gia tăng VAT đối với phân bón đang khiến DN sản xuất phân bón trong nước điêu đứng.

Phân bón gặp khó với thuế VAT

27-10-2016

Nhiều doanh nghiệp phân bón trong nước cho biết việc chuyển mặt hàng phân bón từ danh mục chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) sang danh mục không chịu thuế này không những không kéo giá phân bón giảm như kỳ vọng của Bộ Tài chính mà ngược lại.

Còn nhiều không gian cho chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

26-10-2016

Với việc ký kết nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới, nhiều ngành của Việt Nam sẽ mở cửa hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ cũng tự giới hạn các quyền, trong đó có quyền đưa ra một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nội địa, để đổi lấy cam kết của các quốc gia đối tác. Tuy nhiên, có những không gian chính sách hỗ trợ mà Việt Nam không tận dụng hết quyền của mình vì thiếu nguồn lực, hoặc có hỗ trợ nhưng không hiệu quả.

Nông dân không được lợi, DN kêu thiệt hàng nghìn tỷ

24-10-2016

Theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế (gọi tắt Luật 71), từ 1/1/2015 phân bón từ mặt hàng chịu thuế VAT 5% được chuyển thành đối tượng không chịu VAT. Những tưởng nông dân sẽ được hưởng lợi từ việc bỏ thuế, nhưng từ khi luật được áp dụng, mục tiêu hỗ trợ nông dân không thực hiện được, còn doanh nghiệp (DN) sản xuất phân bón nói bị thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm: Chọn đúng thế mạnh để “gửi vàng” xuất khẩu

24-10-2016

Nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm trong tình hình hội nhập quốc tế khu vực phía Bắc” là chủ đề của Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp do Trung tập Khuyến nông quốc gia phối hợp Bộ NNPTNT tổ chức ngày 21.10 tại Vĩnh Phúc

Quy định điều kiện kinh doanh logistics chưa phù hợp thực tế

19-10-2016

Các quy định về điều kiện kinh doanh logistics ra đời cách nay gần 10 năm đã không còn phù hợp trong xu thế phát triển và hội nhập của ngành này.

Một nước có tới hơn 7.000 loại phân bón, nông dân không “hoa mắt” mới lạ

15-10-2016

Việc Công ty Thuận Phong chịu nộp phạt 500 triệu đồng có đáng là bao, khi so với thiệt hại mà nông dân mua phải phân bón của họ phải gánh chịu.

“Nông dân toàn cầu từ tư duy đến hành động”

16-10-2016

Sáng 16/10/2016 tại Hà Nội, Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp &PTNT, Bộ Công thương, Báo Nông thôn ngày nay, Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT (AGRIBANK) và Công ty Hợp tác phát triển Quốc tế IDCC tổ chức Diễn đàn Nông dân Việt Nam 2016 với chủ đề “Nông dân toàn cầu từ tư duy đến hành động”.

Tái cơ cấu ngành lúa gạo để cạnh tranh với lúa gạo các nước trong khu vực

12-10-2016

Ngày 11/10/2016, tại thành phố Cần Thơ, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn phối hợp với Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) tổ chức Hội thảo “Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.

Thư mời tham gia chào giá cạnh tranh cung cấp, sửa chữa, lắp đặt điều hòa

5-9-2016

Thư mời tham gia chào giá cạnh tranh cung cấp, sửa chữa, lắp đặt điều hòa

Doanh nhân trải lòng

13-10-2016

13-10 là Ngày doanh nhân Việt Nam. Đây là lực lượng làm giàu cho đất nước. Trong ngày tôn vinh doanh nhân, chúng ta cũng cần nghe những trải lòng của họ về những khó khăn, thách thức mà họ đang đối mặt.