TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đừng để người Việt phải ăn gạo ngoại

Ngày đăng: 07 | 10 | 2016

Thanh Niên đã phỏng vấn TS Nguyễn Quốc Vọng (ảnh), làm việc tại Bộ Nông nghiệp bang New South Wales (Úc), xung quanh vấn đề trên.

VN đang bị kẹt trong cái bẫy tư duy sản xuất lúa gạo

Trở lại với lúa mùa, tại sao không ?

* Từng học tập và làm việc nhiều năm tại những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới, ông có góp ý gì cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản VN?

- Trước khi trả lời câu hỏi này tôi muốn hỏi: Xây dựng thương hiệu để làm gì? Mục đích cuối cùng là bán được hàng với giá cao hơn. Một sản phẩm muốn bán được giá cao thì yêu cầu đầu tiên là chất lượng của nó phải tốt. Còn thương hiệu chỉ là yếu tố bổ sung tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm.

* Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đang nỗ lực xây dựng thương hiệu cho lúa gạo Việt. Nhiều người đặt câu hỏi liệu việc này sẽ thành công? Gạo VN có tăng được giá trị trên thị trường quốc tế?

- Tôi cho là không. Vì nhiều người Việt bây giờ đang ăn gạo ngoại: Campuchia, Thái Lan, Nhật, Đài Loan, Mỹ. Chúng ta xuất khẩu rất nhiều gạo nhưng người Việt lại “nhập” gạo về ăn. Hãy tự đặt mình vào vị trí của một người tiêu dùng để suy nghĩ: Ai sẽ chọn sản phẩm của bạn khi mà chính người làm ra nó lại không sử dụng nó. Điều này càng đặc biệt đúng đối với ngành hàng lương thực, thực phẩm. 

“Nếu gạo ngắn ngày của chúng ta cho năng suất cao mà người dân không thèm ăn, xuất khẩu không được thì tại sao chúng ta không nghĩ đến chuyện quay trở lại sản xuất lúa mùa, phục tráng các giống cũ, lai tạo giống mới để phục vụ người dân VN”.     

* Vậy theo ông, làm sao để người Việt quay về với gạo Việt?

- Người Việt chỉ mới chuyển hướng ăn gạo Campuchia gần đây, tôi nghĩ số lượng thực tế chưa nhiều. Người ta chọn gạo Campuchia vì đơn giản là nó tốt hơn. Campuchia sản xuất gạo từ giống lúa mùa. Giống này thời gian sinh trưởng kéo dài đến 6 tháng, nên tích lũy chất dinh dưỡng đầy đủ và chỉ làm một vụ nên ít sâu bệnh, vì vậy cũng ít sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học hơn các giống lúa ngắn ngày. Nếu chúng ta muốn kéo họ quay về với gạo Việt thì cách đơn giản mà hiệu quả nhất là đưa cho họ một sản phẩm ít nhất là tương đương như vậy.

* Nhưng họ hướng đến chất lượng còn chúng ta chạy theo số lượng thì làm sao chúng ta có thể cạnh tranh?

- Bản thân hạt gạo VN có lịch sử phát triển cả ngàn năm, chúng ta không thiếu những giống thơm ngon chất lượng cao. Chỉ là trong mấy chục năm gần đây chúng ta mang nặng tâm lý về số lượng nên các giống lúa chất lượng cao bị mai một, thoái hóa dần. Nếu gạo ngắn ngày của chúng ta cho năng suất cao mà người dân không thèm ăn, xuất khẩu không được thì tại sao chúng ta không nghĩ đến chuyện quay trở lại sản xuất lúa mùa, phục tráng các giống cũ, lai tạo giống mới để phục vụ người dân VN.

Lúa mùa năng suất 12 tấn/ha

* Lý thuyết là vậy nhưng làm sao thực hiện được khi VN phải lo an ninh lương thực cho 90 triệu dân. Trong khi lúa mùa năng suất thấp, rồi tâm lý thích sản xuất giống ngắn ngày của nông dân...?

- Quả thật lo cái ăn cho 90 hay 100 triệu người là việc rất hệ trọng và cần phải cân nhắc thận trọng. Tuy nhiên, khi xã hội càng phát triển thì cơ cấu bữa ăn hằng ngày của người dân thay đổi rất nhanh. Theo đó, tỷ lệ tinh bột cụ thể là cơm (gạo) sẽ giảm và thịt, cá, rau cải sẽ tăng. Dân số có tăng thì nhu cầu thực phẩm còn lớn hơn lương thực nhiều.

* Vấn đề thứ hai, mỗi năm chúng ta xuất khẩu 6 - 7 triệu tấn gạo tương đương 10 triệu tấn lúa (chưa kể tiểu ngạch). Rõ ràng đây là lượng gạo dư thừa mà dân trong nước tiêu thụ không hết. Phần lớn gạo hiện nay xuất khẩu qua Trung Quốc rồi chúng ta lại nhập phân bón, thuốc trừ sâu của họ về để sản xuất lúa gạo. Lúa gạo làm ra lại bán cho Trung Quốc. Trong cái vòng luẩn quẩn đó bao nhiêu năm nay nông dân VN có thoát nghèo được không hay ngày càng khó khăn hơn?

- Vấn đề thứ ba, chúng ta thích sản xuất lúa ngắn ngày vì năng suất cao 6 - 7 tấn/ha trong khi lúa mùa chỉ có 3,5 - 4 tấn/ha. Tôi khẳng định, lúa mùa vẫn có thể cho năng suất cao. Ở Úc người ta đang làm lúa mùa cho năng suất trung bình lên đến 12 tấn/ha (năng suất quy gạo đến 10 tấn/ha), thậm chí có hộ còn đạt năng suất lúa 15 - 16 tấn/ha.

Năng suất lúa ở Úc cao như vậy vì họ chỉ làm một vụ trong năm, thời gian còn lại họ trồng hoa màu, ngũ cốc xen canh. Xuất khẩu rau quả của VN đang phát triển rất tốt. Tổng giao dịch thương mại trên thị trường này năm 2014 trên 200 tỉ USD và đến năm 2020 gần 320 tỉ USD. Nông dân VN có thể dùng thời gian còn lại để trồng hoa màu phục vụ cho chế biến xuất khẩu.

Gạo an toàn, gạo hữu cơ bán chạy nhất trên “Mua Hàng Việt”

Ngày 5.10, bà Nguyễn Phương Linh, Giám đốc điều hành dự án thương mại điện tử Mua Hàng Việt, cho biết nhóm mặt hàng gạo an toàn, gạo hữu cơ hiện đang được bán chạy nhất trên trang thương mại điện tử Mua Hàng Việt (muahangviet.com.vn). Các loại gạo được người tiêu dùng đặt mua nhiều là: gạo mầm Vigaba, gạo màu hữu cơ Hoa Sữa, gạo đỏ hữu cơ Hoa Sữa, các loại gạo Hạt Ngọc Trời.

Bà Lê Anh Thơ, CEO Hệ thống trung tâm toán tư duy Hoa Kỳ Mathnasium, khách hàng thường xuyên của Mua Hàng Việt chia sẻ: Nhu cầu chọn lựa lương thực, thực phẩm sạch hiện rất bức thiết để đảm bảo người dân sống khỏe, không bệnh tật. Việc nông dân sản xuất được gạo an toàn, gạo sạch trên quy mô lớn nhằm hạ giá thành sản phẩm là điều mà người tiêu dùng rất mong đợi.

Hiện nay, Mua Hàng Việt đã cung ứng gần 150 mặt hàng thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Trong đó, có 80 mặt hàng rau củ, 50 mặt hàng thực phẩm đóng gói và gần 20 mặt hàng trái cây. Mua Hàng Việt là dự án kết nối nông sản, thực phẩm an toàn của Báo Thanh Niên phục vụ người tiêu dùng Việt.

Theo Báo Thanh niên

NỘI DUNG KHÁC

Những gam màu sáng trong bức tranh nông nghiệp

3-10-2016

Sự tham gia ngày càng nhiều của người trẻ vào nông nghiệp mang lại thêm nhiều sắc màu đa dạng cho bức tranh trong lĩnh vực này. Qua cuộc thi Dự án khởi nghiệp 2016 vừa qua, chúng ta thấy có những câu chuyện cầu kỳ; độc đáo, thú vị và cả sự bất ngờ.

Sửa đổi luật để tạo động lực cho doanh nghiệp

6-10-2016

Chính phủ sẽ trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều về đầu tư kinh doanh tại kỳ họp thứ hai trong tháng 10 này. Trong dự thảo luật, Chính phủ đề nghị sửa đổi tới 12 luật hiện hành, kể cả các luật mới được ban hành, gồm Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Quản lý thuế, Luật Quảng cáo, Luật Nhà ở, Luật Khoáng sản, Luật Điện ảnh, Luật Đấu thầu, Luật Quy hoạch đô thị.

Những 'thần nông' miền Tây mang trong mình giấc mơ đại điền

5-10-2016

ĐBSCL được xem là “miền đất hứa” của những nông dân mang trong mình giấc mơ đại điền. Trong đó, 2 vùng đất rộng lớn thẳng cánh cò bay là Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười là nơi hội ngộ của những “thần nông thời hội nhập”...

Tôn vinh nông dân năng động, hướng tới nền nông nghiệp thông minh

3-10-2016

Tối 2.10, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi “Nông dân với Công nghệ thông tin” năm 2016.

Nông nghiệp đã tăng trưởng trở lại, đạt 0,65%

4-10-2016

“Nông lâm nghiệp và thủy sản đã tăng trưởng trở lại, đạt 0,65% trong Quý III”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết như vậy trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 chiều nay (4/10).

Thủ tướng: 'Phải có khát vọng khởi nghiệp, làm giàu trong nông thôn mới'

3-10-2016

Thấy lãnh đạo các địa phương kể lễ thành tích, nợ nần, xin ngân sách trình bày dài dòng quá, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên tiếng: “Các đồng chí nói gọn thôi. Bản chất của NTM là nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân chứ không phải các công trình xây dựng, không phải là nợ nần xây dựng cơ bản đâu?”.

Thủ tướng: Thu nhập sau tái định cư năm 2015 tăng gần 4 lần, thực tế có như vậy không?

3-10-2016

Bày tỏ sự tri ân với những người rời bỏ quê hương, nhường đất cho dự án, Thủ tướng đặt câu hỏi: “Trong báo cáo của các đồng chí có một ý là thu nhập sau tái định cư năm 2015 tăng gần 4 lần so với năm 2005 tại nơi ở cũ thì thực tế có như vậy không hay chỉ một bộ phận thôi?”

Tái cơ cấu nông nghiệp: KHCN phải là động lực

1-10-2016

Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, khoa học công nghệ (KHCN) được coi là giải pháp đột phá, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng các loại cây trồng - vật nuôi. Nhưng rất tiếc, việc đầu tư áp dụng KHCN trong nông nghiệp hiện còn nhiều hạn chế.

Nông nghiệp ‘khát’ vốn, ngân hàng vẫn ‘né’ cho vay

1-10-2016

Mặc dù đã có nhiều chính sách để ưu đãi tập trung dòng vốn tín dụng vào nông nghiệp nông thôn nhưng tỷ trọng vốn tín dụng nông nghiệp vẫn rất èo uột.

Khai màn Hội chợ nông sản và thực phẩm sạch

28-9-2016

Chuỗi “Hội chợ Triển lãm Quốc tế ASEAN 2016” và “Hội chợ Quốc tế Nông nghiệp Nông sản và Thực phẩm Việt Nam 2016” vừa khai mạc và diễn ra từ ngày 28/09 đến 02/10 tại Nhà thi đấu TDTT Phú Thọ (số 1 - Lữ Gia, phường 15, quận 11, TP.HCM).

Hai Bộ cùng quản lý phân bón: Lãng phí lớn nguồn nhân lực

30-9-2016

Theo Phó Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam, việc giao cho 2 Bộ gồm Công Thương và Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cùng quản lý về phân bón đã gây ra lãng phí nguồn nhân lực, chồng chéo trong quản lý, gây phiền hà cho địa phương, doanh nghiệp sản xuất.

Doanh nghiệp tiên phong trong nông nghiệp

23-9-2016

Phát biểu tại “Diễn đàn Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới” vừa qua tại Hà Nội, TS. Võ Trí Thành, nguyên phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương CIEM (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho rằng, để phát huy chuỗi giá trị nông nghiệp, gắn kết các khâu R&D, cung cấp nguyên liệu, sản xuất, chế biến và tiêu thụ, qua đó đem lại các sản phẩm có thương hiệu quốc tế cho nông nghiệp Việt Nam, cần tạo môi trường thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp tiên phong.