TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tỷ giá gây bất lợi kép cho xuất khẩu nông sản

Ngày đăng: 27 | 05 | 2016

Xuất khẩu nông sản sụt giảm thời gian qua một phần do các nước ồ ạt phá giá đồng nội tệ, trong khi tiền đồng vẫn được giữ ở mức khá ổn định. Nhận định này được đưa ra Hội thảo Triển vọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam 2016 sáng nay (27/5).

Theo TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard), năm 2015, xuất khẩu nông sản nước ta gặp nhiều khó khăn, một phần do chính sách tỷ giá.

Báo cáo của Ipsard cho thấy, quý I/2016 xuất khẩu một số nông sản trên đà phục hồi nhưng giá trị xuất khẩu tiếp tục giảm. Cụ thể, xuất khẩu gạo, cà phê giảm trên các thị trường lớn và truyền thống như Đức, Mỹ, Ý, Nhật, Bỉ, Nga… Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, Philippines… cũng giảm. Một số mặt hàng xuất khẩu như đồ gỗ, hạt điều, rau quả, hồ tiêu… tuy tăng khá nhưng không bù đắp được sự suy giảm trên.

Toàn cảnh Hội thảo

“Chính sách tỷ giá quốc tế gây bất lợi cho nông sản xuất khẩu Việt Nam. Cụ thể, năm 2014-2015,  so với USD, đồng Real của Brazil giảm 42%, đồng Peso của Colombia giảm 37%, đồng Rupee của Ấn Độ giảm 5%, đồng Rupiah của Indonesia giảm 13%, đồng Ringgit của Malaysia giảm 19%, đồng Baht Thái Lan giảm 5% trong khi tiền đồng của Việt Nam chỉ giảm 3%”, ông Nguyễn Trung Kiên, Trưởng bộ môn nghiên cứu thị trường và ngành hàng (Ipsard) nhận xét.

Theo phân tích của Ipsard, năm 2015, các đối thủ xuất khẩu nông sản của Việt Nam, nhất là các nước Nam Mỹ và châu Á liên tục phá giá mạnh khiến giá xuất khẩu giảm khá mạnh so với nông sản nước ta.  Trong khi giá cà phê, tôm của các nước đối thủ liên tục giảm mạnh thì giá cà phê, tôm của VN vẫn đứng ở mức cao khiến cà phê Việt Nam dần mất bạn hàng. Trong khi đó, tôm Việt Nam đang có mức giá cao hơn nhiều đối thủ, thậm chí nhiều thời điểm giá tôm Việt Nam cao hươn các nước đối thủ 2 USD/kg.

Bên cạnh đó, đồng tiền các thị trường phát triển giảm mạnh so với USD cũng gây bất lợi kép cho nông sản Việt Nam.  Cụ thể, năm 2014-2015, so với USD, đồng Euro mất giá 20%, đồng Yên Nhật mất giá 14%, khiến nông sản xuất khẩu bằng USD bất lợi trên các thị trường này.

Giá xuất khẩu thấp, cộng bất lợi kép về tỷ giá và chênh lệch giá thành, năng suất thấp khiến khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam bị yếu đi đáng kể thời gian qua.

Chưa kể, các nước xuất khẩu lớn cũng đang tăng cường các biện pháp hỗ trợ nông dân trong sản xuất, xuất khẩu. Cụ thể, Thái Lan, Indonesia, Malaysia giảm diện tích, giảm sản lượng sản xuất lúa, cao su.  Ấn Độ duy trì trợ cấp cao với gạo, tương tự Indonessia và Malaysia duy trì trợ cấp cao với cao su. Thái Lan hợp tác nhà nước – tư nhân trong nghiên nghiên cứu thủy sản.

Về triển vọng thị trường nông sản năm 2016, ông Sergio René Enciso, Ban Thương mại và Thị trường, chuyên gia FAO cho rằng, thời gian tới, giá nông sản sẽ tương đối ổn định, không có cú sốc nào về giá. Do đó, Việt Nam nên tập trung vào nâng cao chất lượng, chế biến theo chiều sâu, chú trọng phát triển thị trường tiềm năng là rau quả…

Trong khi đó, ông Nguyễn Trung Kiên cho rằng, xuất khẩu nông sản năm 2016 sẽ được hỗ trợ bởi yếu tố thời tiết và tỷ giá.

Cụ thể, về thời tiết, EL Nino tiếp diễn đến nửa đầu năm 2016 khiến sản lượng nhiều mặt hàng như gạo, cà phê, tôm, cao su, hồ tiêu… tại nhiều quốc gia giảm, khiến giá nông sản có thể tăng.

Về tỷ giá, thứ nhất, đồng Euro và Yên Nhật tăng giá so với đồng USD làm tăng sức mua tại các thị trường lớn, truyền thống. Thứ hai, đồng Bath Thái Lan, Rupee Ấn Độ, Real Brazil, Rupiah Indonesia, Ringgit Malaysia tăng giá so với USD, từ đó hỗ trợ giá gạo, cà phê, cao su, thủy sản.Thứ ba, Mỹ có thể tiếp tục tăng lãi suất trong năm 2016 và đảo ngược chiều hướng tăng giá các đồng tiền trên.

Riêng về tác động của các Hiệp định thương mại tự do và cả TPP, Ipsard cho rằng, sẽ không có tác động nhiều đến xuất nhập khẩu nông sản.

Với các tác động tiêu cực và tích cực của thị trường, Ipsard khuyến nghị, xuất khẩu nông sản thời gian tới tiếp tục tập trung vào các đối tác truyền thống có nhu cầu tăng trở lại như Philippines, Indonesia (với gạo), Trung Quốc (với cao su, rau quả, hạt điều), với Mỹ (Hồ tiêu, hạt điều, hạt tiêu, đồ gỗ, thủy sản)…

Bên cạnh đó, mở rộng kinh doanh tại các thị trường tiềm năng. Cụ thể, lúa gạo  mở sang thị trường châu Phi và EU, cà phê mở sang thị trường Anh, Ba Lan, Séc, Hà Lan, Phần Lan, Bulgarie, cao su mở rộng sang thị trường Ấn Độ, Malayssia, Mỹ, hồ tiêu, hạt điều mở rộng sang thị trường Trung Đông và châu Á, thủy sản tấn công sang thị trường Châu Á (nhất là Trung Quốc) và Mỹ Latin. Rau quả chú ý thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc, NewwwZealand, Hàn Quốc, EU, Ấn Độ, Chi lê. Sản phẩm gỗ và đồ gỗ tập trung vào thị trường mới là Nga…

Bên cạnh tập trung khai phá thị trường mới, đẩy mạnh thị trường truyền thống, các chuyên gia cũng khuyến nghị, Chính phủ cũng cần đẩy mạnh đề án tái cơ cấungành, thắt chặt quản lý buôn lậu và gian lận thương mại, linh hoạt hơn trong các chính sách về tỷ giá… để hỗ trợ xuất khẩu.

Theo Đầu tư

NỘI DUNG KHÁC

Hội thảo Triển vọng Ngành nông nghiệp Việt Nam 2016

26-5-2016

Năm 2015 là một năm khó khăn của ngành nông nghiệp Việt Nam khi phải đối mặt cùng lúc với nhiều rủi ro lớn.

Thư mời tham gia chào giá cạnh tranh cung cấp dịch vụ sửa chữa phòng làm việc

15-3-2016

Thư mời tham gia chào giá cạnh tranh cung cấp dịch vụ sửa chữa phòng làm việc

Tiếp đoàn học viên Viện Quản lý hành chính công Indonesia

18-5-2016

Chiều nay, tại Hội trường Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT đã diễn ra buổi đón tiếp giữa Ban lãnh đạo Viện và Đoàn học viên Viện Quản lý hành chính công Indonesia.

Gỡ nút thắt trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao

16-5-2016

Thiên tai, sản xuất nhỏ lẻ manh mún không theo tín hiệu của thị trường đang khiến hàng triệu hộ nông dân rơi vào cảnh đói nghèo. Hơn bao giờ hết, nền nông nghiệp Việt Nam cần một cuộc cách mạng, và khoa học công nghệ, đầu tư công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là lời giải cho bài toán này.Tuy nhiên, để đưa công nghệ cao vào sản xuất thì còn nhiều nút thắt cần phải gỡ.

Chương trình “Địa chỉ Xanh – Nông sản Sạch”

5-5-2016

Sáng nay 5.5 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp &PTNT đã tổ chức họp báo Tuần lễ giới thiệu “Nông sản an toàn” và phối hợp với báo Nông thôn ngày nay công bố Chương trình “Địa chỉ Xanh – Nông sản Sạch”.

Sắp diễn ra tuần lễ giới thiệu “Nông sản an toàn”

4-5-2016

Từ ngày 6-12/5, Tuần lễ giới thiệu “Nông sản an toàn” của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (XTTMNN) chính thức diễn ra với quy mô 70-100 gian hàng tiêu chuẩn.

Nhiều loại phí, lệ phí trong nông nghiệp được cắt giảm

13-4-2016

Luật Phí và Lệ phí sẽ có hiệu lực với kỳ vọng mang lại nhiều sự “cởi trói” cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Để chuẩn bị cho sự đổi mới này, Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm tối đa phí, lệ phí trong lĩnh vực nông nghiệp.

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về định giá nước trong nông nghiệp

7-4-2016

Ngày 6-4, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tổ chức hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về định giá nước trong nông nghiệp.

Bớt trồng lúa để thúc đẩy nông nghiệp Việt phát triển?

18-3-2016

Cần thiết bớt trồng lúa, tăng cây trồng đem lại giá trị gia tăng và mở rộng chăn nuôi để có thể phát triển theo xu thế chung của thế giới.

Giải pháp ứng phó với hạn, mặn: Sử dụng nước tiết kiệm, canh tác thông minh

28-3-2016

Những đồng ruộng khô cháy, nứt nẻ; nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng; con người, gia súc khô cháy vì khát,… Chưa bao giờ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Tây Nguyên lại đối mặt với hạn hán và xâm nhập mặn khốc liệt như hiện nay. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát lo lắng, nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thì không chỉ cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của người dân bị đe dọa mà cả những cánh rừng cũng đối mặt với nguy cơ cháy bất cứ lúc nào.

Thách thức lớn nhất trong 5 năm tới là tái cơ cấu nông nghiệp

24-3-2016

Sáng 24/3, Quốc hội thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2015, kết quả thực hiện 5 năm 2011-2015 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020; kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2016-2020.

Năm 2020, tăng diện tích đất nông nghiệp trên 27.000ha

21-3-2016

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, đến năm 2020, diện tích nhóm đất nông nghiệp là 27.038,09 nghìn hecta, tăng 306,33 nghìn hecta so với Nghị quyết của Quốc hội.