ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Đầu tư nông nghiệp: Chính sách tốt sẽ hút doanh nghiệp lớn

Ngày đăng: 04 | 07 | 2014

Ông Jesus Madrazo, Phó chủ tịch Tập đoàn Monsanto, thành viên Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN, cho rằng, thị trường nông nghiệp tại Việt Nam hiện có cơ hội tốt để đầu tư khi Chính phủ Việt Nam đang chú trọng đổi mới nông nghiệp.

Trao đổi với phóng viên, ông Jesus chia sẻ những thông tin về định hướng đầu tư của Monsanto, doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới về giống cây trồng và nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp.
Ông đánh giá tiềm năng đầu tư tại thị trường nông nghiệp Việt Nam như thế nào?
Ông Jesus Madrazo: Cơ hội đầu tư phụ thuộc vào chính sách của môi trường đầu tư đó. Chúng tôi đánh giá hiện Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến nông nghiệp và chú trọng vào việc đổi mới thông qua chương trình Tái cơ cấu nông nghiệp. Chính sách cụ thể nhất để thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia thị trường nông nghiệp Việt Nam hiện nay là việc đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp.
Thực tế, tại các nước như Brazil, Argentina, Philippines khi có chính sách về sử dụng cây trồng biến đổi gene (BĐG) thì Monsanto đã lập tức đầu tư các cơ sở nghiên cứu và các điều kiện về canh tác của các giống cây trồng BĐG. Như vậy không chỉ giúp nông dân cải thiện đời sống mà giúp cho việc phát triển nghiên cứu các tiến bộ khoa học kỹ thuật tại các quốc gia đó được nhiều nhà đầu tư như Monsanto chú trọng và đưa các nguồn lực vào các nước đó.
Ông có nhắc đến việc sử dụng giống cây trồng BĐG. Liệu đây có phải mục tiêu chính của Monsanto khi tham gia vào thị trường nông nghiệp Việt Nam?
Ông Jesus Madrazo: Chúng tôi tin rằng các hình thức nông nghiệp đều quan trọng nên chúng tôi không chỉ chú ý vào công nghệ chuyển gene mà cả nông nghiệp truyền thống. Điều cuối cùng Monsanto muốn hướng tới là gói giải pháp để nông dân có thể tăng năng suất.
Tuy nhiên, cây trồng BĐG cũng là một trong những công nghệ mà Monsanto mang đến cho sự lựa chọn của người nông dân. Cây trồng BĐG đã được chứng minh là giảm lượng nước sử dụng, bảo vệ lớp đất trồng và phát huy được cao nhất chất lượng hạt giống.
Những công nghệ như chuyển gene và các gói công nghệ khác mà Monsanto mang tới giúp người nông dân có thể tiết kiệm sức lao động, hiệu quả cao hơn, thân thiện với môi trường và tạo ra thức ăn giá rẻ và đảm bảo an ninh lương thực trên toàn thế giới.
Thực tế hiện nay không chỉ người dân mà cả nhiều nhà khoa học Việt Nam vẫn còn tâm lý e ngại về công nghệ chuyển gene, đặc biệt là lo lắng về vấn đề sức khỏe. Ông nghĩ sao về điều này?
Ông Jesus Madrazo: Tôi khẳng định rằng, nếu lo lắng về tác động đến sức khỏe khi sử dụng cây trồng BĐG thì chỉ là vấn đề tâm lý chứ chưa có cơ sở khoa học. Thực tế, cây trồng BĐG đã được nhiều tổ chức uy tín nhất trên thế giới đánh giá là an toàn, thậm chí an toàn hơn các giống cây trồng hiện tại. Tôi nói an toàn hơn bởi vì cây trồng BĐG sử dụng rất ít thuốc trừ sâu, vì vậy sẽ giúp đảm bảo và nâng cao sức khỏe hơn.
Cho đến nay đã có đến hàng nghìn tỷ bữa ăn được phục vụ bằng nguyên liệu là cây trồng BĐG và chứng tỏ an toàn cho sức khỏe.
Monsanto cũng rất quan tâm tới chương trình này và đã làm việc với tất cả các bên liên quan để giúp người nông dân có công cụ sản xuất và thông tin để gắn kết với thị trường.
Một ví dụ điển hình là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong chương trình chuyển đổi từ lúa sang ngô, ngoài việc Monsanto giúp nông dân có thể sản xuất cây ngô năng suất cao hơn, hạt ngô có chất lượng tốt hơn đáp ứng đúng với yêu cầu thị trường thì chúng tôi còn giúp gắn kết với chuỗi sản xuất. Chuỗi sản xuất này bao gồm người mua hạt thương phẩm hay các công ty về thức ăn chăn nuôi để giúp nông dân tham gia vào chuỗi giá trị, giúp họ chủ động sản xuất ra các sản phẩm tốt hơn, chất lượng tốt hơn.
Một hình thức hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp đang được ngành nông nghiệp thử nghiệm là hình thức hợp tác công-tư (PPP). Monsanto có tham gia vào mô hình này không?
Ông Jesus Madrazo: Hiện nay Monsanto đang là thành viên trong nhóm làm việc chính về hợp tác PPP trong nông nghiệp và hiện có một dự án PPP ở quy mô bước đầu tại Đồng bằng sông Cửu Long trong chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô.
Trong dự án này, Monsanto cung cấp hạt giống chất lượng cao; giúp đào tạo nông dân tiếp cận kiến thức chuyển đổi; làm việc với Chính phủ và các bên liên quan chủ động giúp nông dân gắn kết với với các đơn vị thu mua. Hiện Monsanto đã tiếp cận được 5.000 nông dân trong dự án trên và giúp họ có thêm lợi nhuận 1 triệu USD so với trồng lúa trước đây trong vụ thử nghiệm đầu tiên và sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.
Xin cảm ơn ông!
Theo Chinhphu.vn
 

NỘI DUNG KHÁC

Nghịch lý phân chia lợi nhuận trong chuỗi Sản xuất - kinh doanh cao su: Đe dọa sự phát triển bền vững

4-9-2013

Theo Báo cáo ngành hàng cao su của Trung tâm Xúc tiến thương mại (Bộ Nông nghiệp và PTNT), tình trạng mủ cao su giảm giá từ đầu năm đến nay khiến người trồng cao su tiểu điền và các nông trường lao đao. Thế nhưng, khối doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cao su thì vẫn thu lãi “khủng”. Vì sao có nghịch lý này?

Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao: Doanh nghiệp phải đi đầu

4-9-2013

Ứng dụng công nghệ sinh học, tự động hoá, tin học hoá vào sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao, an toàn, hiệu quả là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, hiện nay, phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC) ở nước ta còn manh mún, chưa có định hướng cụ thể và thiếu đồng bộ.

Đừng "mặc đồng phục" mô hình cho phát triển nông nghiệp

30-8-2013

Theo ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, mỗi địa phương có đặc thù riêng, không được áp đặt một mô hình cho mọi nơ

Nghịch lý lợi nhuận chuỗi ngành hàng cao su

16-8-2013

Theo báo cáo ngành hàng cao su của Trung tâm Xúc tiến thương mại (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tình trạng rớt giá mủ cao su từ đầu năm đến nay đã khiến nông dân trồng cao su tiểu điền và các nông trường lao đao. Thế nhưng, khối doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cao su lại thu lãi khủng.

Lận đận mối liên kết nông dân và doanh nghiệp

14-8-2013

Chính sách khuyến khích doanh nghiệp (DN) ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân (Quyết định 80/2002/QĐ-TTg) ra đời và thực thi hơn 10 năm nay nhưng hiệu quả chưa như mong đợi. Mục tiêu đề ra đến năm 2010 phải có hơn 50% khối lượng nông sản hàng hóa của nông dân được tiêu thụ thông qua hợp đồng với DN, thế nhưng đến thời điểm này, tỷ lệ nông sản tiêu thụ qua hợp đồng vẫn chưa tới 10%.

Xuất khẩu rau quả vào EU: Cần nỗ lực từ nhiều phía

14-8-2013

Xuất khẩu (XK) rau quả của Việt Nam vào EU đang có dấu hiệu giảm sút trong thời gian gần đây do yêu cầu về chất lượng ngày càng khắt khe.

Xuất khẩu hồ tiêu: Căng thẳng nguồn hàng

12-8-2013

Theo Bộ NNPTNT, khối lượng tiêu xuất khẩu 7 tháng từ đầu năm đã tăng 22,8% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong 5 tháng còn lại của năm 2013, dự báo nguồn cung hồ tiêu sẽ rất căng thẳng.

Hàng ngàn tỉ đồng cho vay “mất hút” trong các doanh nghiệp thủy sản

14-6-2013

Hàng loạt doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản tại Cà Mau làm ăn thua lỗ, đứng bên bờ vực phá sản, phải cơ cấu lại. Chuyện làm ăn thua lỗ của DN chế biến thủy sản được lý giải một cách hợp lý: Do ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế thế giới. Tuy nhiên, phía sau những lý giải “có lý, có tình” là hàng ngàn tỉ đồng vốn vay đang có nguy cơ không thể thu hồi được.

Chưa có ràng buộc giữa DN XK thủy sản và người nuôi

14-6-2013

Tại Hội nghị kỷ niệm 15 năm thành lập Hiệp hội Chế biến XK thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa tổ chức tại TP.HCM, ông Trương Dình Hòe, Tổng Thư ký Vasep cho hay, trong thời gian qua Vasep đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa DN và người nuôi thông qua việc thường xuyên trao đổi thông tin và hỗ trợ lẫn nhau giữa Vasep và các Hiệp hội, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh.

Dự kiến tăng giá điện từ 1.7: Doanh nghiệp nông thôn lo phát sốt

13-6-2013

Dù mới dự thảo giá điện cho sản xuất sẽ tăng từ 2-7%, song nhiều doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã "phát sốt" vì lo lắng.

Doanh nghiệp cà phê nguy cơ vỡ nợ hàng loạt

12-6-2013

Nhiều doanh nghiệp nguy cơ thua lỗ vì trót gom cà phê giá cao, nay đến hạn trả nợ ngân hàng buộc phải xuất khẩu với giá thấp.

Nhiều DN sẽ được cơ cấu lại nợ đến tháng 6/2014

3-6-2013

Ngày 27/5, Thống đốc Nguyễn Văn Bình ký ban hành Thông tư 12 sửa đổi một số điều của Thông tư 02 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.