ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao: Doanh nghiệp phải đi đầu

Ngày đăng: 04 | 09 | 2013

Ứng dụng công nghệ sinh học, tự động hoá, tin học hoá vào sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao, an toàn, hiệu quả là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, hiện nay, phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC) ở nước ta còn manh mún, chưa có định hướng cụ thể và thiếu đồng bộ.

Lệ thuộc công nghệ nhập
Ông Nguyễn Tấn Hinh, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết, nước ta đang triển khai chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC. Mục tiêu đến năm 2015, tỷ trọng CNC chiếm 10-15% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Đến năm 2020, phải có ít nhất 200 doanh nghiệp (DN) nông nghiệp ứng dụng CNC tại các vùng kinh tế trọng điểm; mỗi tỉnh có 2-3 khu vực nông nghiệp CNC. Đến nay, Việt Nam đã hình thành 2 khu nông nghiệp CNC ở TP.Hồ Chí Minh và Hậu Giang. 
Hầu hết các mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC ở nước ta hiện nay nhập công nghệ, thiết bị từ nước ngoài. Trong nước chưa xác định được những bộ giống phù hợp với canh tác kỹ thuật cao, nên đến nay, đa số các mô hình nông nghiệp CNC vẫn phải sử dụng hạt giống của những công ty bán và chuyển giao công nghệ. Tuy bước đầu đem lại hiệu quả nhưng nhiều mô hình chưa tương thích với điều kiện canh tác của nước ta. Đơn cử như khu nông nghiệp CNC tại Hà Nội và Hải Phòng đã nhập khẩu “trọn gói” từ nhà màng, thiết bị cho đến kỹ thuật canh tác từ Israel. Tuy nhiên, sau khi đi vào sản xuất, mô hình bộc lộ nhiều bất cập, không phù hợp với điều kiện Việt Nam (đất đai, nguồn nước tưới, mưa bão), đồng thời khó khăn trong bảo dưỡng, duy tu các trang thiết bị. 
Do nguồn nhân lực chưa được đào tạo cơ bản nên khi tiếp xúc với một lĩnh vực CNC, người vận hành gặp nhiều khó khăn khi sử dụng máy móc, thiết bị, chưa có tác phong làm việc trong môi trường công nghiệp. Chi phí đầu tư cơ sở vật chất (nhà kính, nhà lưới, giàn che...) tương đối lớn nên nhiều doanh nghiệp khó chấp nhận. 
Doanh nghiệp phải là đầu tàu
Theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nông nghiệp CNC đến 2020, DN đóng vai trò chủ đạo, nhưng thực tế hiện nay thấy, số lượng DN tham gia vào lĩnh vực này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Theo Luật Công nghệ cao, DN công nghệ cao sẽ nhận được nhiều hỗ trợ về lãi suất, ưu tiên vốn vay. Song trên thực tế, các chính sách này chưa được cụ thể hoá do chưa có hướng dẫn của Chính phủ và các bộ. Thậm chí, Luật quy định DN nông nghiệp CNC được hỗ trợ lãi suất ngân hàng nhưng Chính phủ chưa bố trí nguồn kinh phí để “trả” cho các ngân hàng thương mại. Một trong những trở ngại khi tiến hành phát triển nông nghiệp CNC là tích tụ ruộng đất, vì để quy hoạch phát triển nông nghiệp CNC cần có diện tích đất tương đối rộng. 
Bộ Nông nghiệp và PTNT đang lập quy hoạch tổng thể khu nông nghiệp ứng dụng CNC trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2013. Dự kiến sẽ thành lập 12 khu nông nghiệp CNC tại các tỉnh, thành phố: Sơn La (200ha), Thái Nguyên (300ha), Hải Phòng (200ha), Nam Định (200ha), Nghệ An (200ha), Quảng Ngãi (190ha), Phú Yên (400ha), Ninh Thuận (150ha), Lâm Đồng (220ha), Bình Dương (412ha), Hậu Giang (415ha), Cần Thơ (200ha).
Ông Ngô Tiến Dũng, Tổng thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp ứng dụng CNC trong nông nghiệp cho rằng, muốn thay đổi bức tranh nông nghiệp manh mún, tạo dựng nền nông nghiệp tiên tiến, tăng sức cạnh tranh cho nông sản chỉ có cách là phải áp dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại. Đưa CNC vào sản xuất nông nghiệp không ai có thể làm tốt hơn DN. Bởi, ngoài tiềm lực kinh tế, DN còn làm tốt khâu quản lý trong phân phối, tiếp thị và nâng cao giá trị nông sản. Ông Dũng kiến nghị, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần đề xuất với Chính phủ ban hành những chính sách khác biệt trong vòng 3-5 năm để khích lệ DN sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp CNC. Các cấp chính quyền phải đơn giản hóa thủ tục cấp chứng chỉ cho DN ứng dụng CNC trong nông nghiệp và có các chính sách ưu đãi thuế quan. Khi áp dụng CNC, phải đủ nguồn lực là đất đai, chính quyền cần bàn giao cho DN ít nhất 70% đất sạch để thực hiện dự án. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về hạn điền và thời gian thuê đất, hỗ trợ tích tụ đất đai, thuế, vốn vay, bảo hiểm rủi ro, đào tạo nguồn lực.... để DN yên tâm đầu tư. 
Một vấn đề quan trọng là phải giải quyết được đầu ra của sản phẩm nông nghiệp CNC. Thế nhưng hiện nay, các loại nông sản an toàn cũng đang “bơ vơ” trên thị trường, giá bán không cao hơn sản phẩm bình thường khiến nông dân thờ ơ với quy trình canh tác an toàn. Mô hình nông nghiệp CNC cũng vậy, phải đầu tư lớn về trang thiết bị, chất lượng sản phẩm cũng cao hơn nhiều nhưng nếu không có giải pháp phân biệt loại nông sản này trên thị trường để có giá bán cao hơn thì sẽ không khuyến khích các đơn vị, cá nhân đầu tư sản xuất nông nghiệp CNC. Vì vậy, cần sớm chuẩn hóa các tiêu chí, tiêu chuẩn, chất lượng và phương pháp giám định đối với nông sản CNC. Nông sản CNC phải đạt được ưu thế nổi trội về phẩm chất (hương vị, mẫu mã, độ đồng đều, thành phần dinh dưỡng…). Một số sản phẩm mang tính độc đáo cao, giàu lợi thế so sánh trong cạnh tranh nhờ những yếu tố giới hạn về phạm vi và quy mô phát triển như điều kiện sinh thái, kỹ thuật thâm canh, phẩm chất giống… Sản phẩm chất lượng cao đáp ứng các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm. Đây là những yếu tố mang lại lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt khi xuất khẩu vào những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2013/9/43215.html

NỘI DUNG KHÁC

Đừng "mặc đồng phục" mô hình cho phát triển nông nghiệp

30-8-2013

Theo ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, mỗi địa phương có đặc thù riêng, không được áp đặt một mô hình cho mọi nơ

Nghịch lý lợi nhuận chuỗi ngành hàng cao su

16-8-2013

Theo báo cáo ngành hàng cao su của Trung tâm Xúc tiến thương mại (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tình trạng rớt giá mủ cao su từ đầu năm đến nay đã khiến nông dân trồng cao su tiểu điền và các nông trường lao đao. Thế nhưng, khối doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cao su lại thu lãi khủng.

Lận đận mối liên kết nông dân và doanh nghiệp

14-8-2013

Chính sách khuyến khích doanh nghiệp (DN) ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân (Quyết định 80/2002/QĐ-TTg) ra đời và thực thi hơn 10 năm nay nhưng hiệu quả chưa như mong đợi. Mục tiêu đề ra đến năm 2010 phải có hơn 50% khối lượng nông sản hàng hóa của nông dân được tiêu thụ thông qua hợp đồng với DN, thế nhưng đến thời điểm này, tỷ lệ nông sản tiêu thụ qua hợp đồng vẫn chưa tới 10%.

Xuất khẩu rau quả vào EU: Cần nỗ lực từ nhiều phía

14-8-2013

Xuất khẩu (XK) rau quả của Việt Nam vào EU đang có dấu hiệu giảm sút trong thời gian gần đây do yêu cầu về chất lượng ngày càng khắt khe.

Xuất khẩu hồ tiêu: Căng thẳng nguồn hàng

12-8-2013

Theo Bộ NNPTNT, khối lượng tiêu xuất khẩu 7 tháng từ đầu năm đã tăng 22,8% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong 5 tháng còn lại của năm 2013, dự báo nguồn cung hồ tiêu sẽ rất căng thẳng.

Hàng ngàn tỉ đồng cho vay “mất hút” trong các doanh nghiệp thủy sản

14-6-2013

Hàng loạt doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản tại Cà Mau làm ăn thua lỗ, đứng bên bờ vực phá sản, phải cơ cấu lại. Chuyện làm ăn thua lỗ của DN chế biến thủy sản được lý giải một cách hợp lý: Do ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế thế giới. Tuy nhiên, phía sau những lý giải “có lý, có tình” là hàng ngàn tỉ đồng vốn vay đang có nguy cơ không thể thu hồi được.

Chưa có ràng buộc giữa DN XK thủy sản và người nuôi

14-6-2013

Tại Hội nghị kỷ niệm 15 năm thành lập Hiệp hội Chế biến XK thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa tổ chức tại TP.HCM, ông Trương Dình Hòe, Tổng Thư ký Vasep cho hay, trong thời gian qua Vasep đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa DN và người nuôi thông qua việc thường xuyên trao đổi thông tin và hỗ trợ lẫn nhau giữa Vasep và các Hiệp hội, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh.

Dự kiến tăng giá điện từ 1.7: Doanh nghiệp nông thôn lo phát sốt

13-6-2013

Dù mới dự thảo giá điện cho sản xuất sẽ tăng từ 2-7%, song nhiều doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã "phát sốt" vì lo lắng.

Doanh nghiệp cà phê nguy cơ vỡ nợ hàng loạt

12-6-2013

Nhiều doanh nghiệp nguy cơ thua lỗ vì trót gom cà phê giá cao, nay đến hạn trả nợ ngân hàng buộc phải xuất khẩu với giá thấp.

Nhiều DN sẽ được cơ cấu lại nợ đến tháng 6/2014

3-6-2013

Ngày 27/5, Thống đốc Nguyễn Văn Bình ký ban hành Thông tư 12 sửa đổi một số điều của Thông tư 02 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Bỏ ngỏ trách nhiệm tái canh cà phê

7-5-2013

Thực tế, nhu cầu "trẻ hoá" vườn cà phê 4-5 năm trở lại đây đã đến mức báo động. Nhưng nguồn vốn để tái canh cũng như trách nhiệm với vùng nguyên liệu khổng lồ này vẫn chưa được các doanh nghiệp (DN) thực sự quan tâm. Trong khi đó ít có DN nào dám lăn xả vào cùng với người nông dân đầu tư vùng nguyên liệu, các DN vẫn chỉ mua nguyên liệu thông qua thương lái và đại lý.

Hội chợ của nông thôn mới

7-5-2013

Hội chợ Nông nghiệp, công nghiệp và thương mại vùng cao phía Bắc năm 2013 (tổ chức tại Hà Giang từ ngày 3 đến 9.5.2013) được đánh giá là hoạt động góp phần đắc lực vào xây dựng nông thôn mới.