TIN TỨC-SỰ KIỆN

Kiểm soát số phận hạt gạo, nâng cao thu nhập từ nông nghiệp

Ngày đăng: 26 | 08 | 2013

Sản xuất lúa gạo đang gặp nhiều khó khăn khi thị trường tiêu thụ đang bị thu hẹp. Bên cạnh đó, giá xuất khẩu suy giảm khiến cho thu nhập của người nông dân đã thấp nay còn thấp hơn, dẫn đến xuất hiện tình trạng không ít nông dân trả ruộng, bỏ ruộng tại nhiều địa phương, từ Hải Dương, Ninh Bình , Nam Định cho đến Nghệ An, Hà Tĩnh…. Trước thực trạng này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã đưa ra những giải pháp để kiểm soát số phận hạt gạo.

Thực tế ở một số địa phương người dân không còn tha thiết với đồng ruộng cũng như trước thực trạng tấc đất không còn là tấc vàng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã yêu cầu các cơ quan chức năng của Bộ phối hợp với các địa phương rà soát, kiểm tra tình hình, làm rõ nguyên nhân để có những đề xuất, giải pháp để khắc phục và đặc biệt giúp cho bà con nâng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp để duy trì sản xuất.
Kết quả bước đầu cho thấy, nguyên nhân chính do trong thời gian gần đây giá các loại vật tư nông nghiệp tăng cao, trong khi giá đầu ra của nhiều loại nông sản xuống thấp nên thu nhập của bà con nông dân từ một số khu vực đồng ruộng nhất định quá thấp nên bà con không sản xuất. Trước thực trạng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra biện pháp tạo điều kiện cho bà con điều chỉnh lại cơ cấu cây trồng.
Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: Về chủ trương Việt Nam vẫn phải thực hiện chủ trương duy trì quỹ đất lúa vì lợi ích trước mắt cũng như lâu dài. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, trên đất lúa bà con có thể chuyển sang trồng các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn như cây ngô vì nước ta đang có nhu cầu lớn về thức ăn chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi đang phải nhập khẩu nên giá ngô đang khá cao và có thể làm lợi cho nông dân.
Đối với sản xuất lúa gạo, người nông dân Việt Nam thường đứng trước nghịch lý là lúa đầy đồng nhưng đôi khi nông dân không vui vì “cảnh” được mùa mất giá. Bên cạnh đó, Việt Nam còn là nước có sản lượng gạo xuất khẩu cao nhất nhì nhưng giá xuất khẩu lại đứng ở cuối bảng xếp hạng. Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, đã đến lúc Việt Nam phải chuyển mạnh sang nền nông nghiệp mới, đặc biệt là nâng cao giá trị gia tăng để làm tăng thu nhập cho nông dân. Điều này đã thể hiện ở đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững vừa qua đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trước thông tin về việc trộn hóa chất vào hạt gạo để tạo mùi và làm trắng hạt gạo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương khẩn trương kiểm tra để thông báo cho nhân dân biết vì đây là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người dân.
Theo Bộ trưởng, kết quả bước đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, qua kiểm tra 6 cơ sở cơ quan chức năng chưa thấy có tồn dư các loại hóa chất tạo mùi và làm trắng trên gạo. Việc kiểm tra được các cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện và sẽ có thông báo kết quả cuối cùng tới người dân.
Trước tâm tư, nguyện vọng của hàng triệu bà con nông dân luôn thấp thỏm, lo âu khi làm ra được hạt gạo mà không kiểm soát được số phận của hạt gạo cũng như những trăn trở của người nông dân trong việc làm thế nào để tiếp tục sống được bằng nghề nông như cha ông bao đời nay, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng trách nhiệm của mình, của ngành nông nghiệp là phải nhanh chóng quyết liệt triển khai thực hiện có hiệu quả hơn những chủ trương của Đảng, của Chính phủ để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Khi ngành nông nghiệp có hiệu quả cao hơn, từ đó mới nâng cao nhanh hơn thu nhập và cải thiện đời sống của bà con nông dân.
“Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp cũng đề ra mục tiêu cụ thể, đến năm 2020 phấn đấu tăng gấp hơn 2,5 lần thu nhập bình quân của nông dân so với năm 2008”, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định.
Theo TTXVN

Nguồn:http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=10004&cn_id=604665#

NỘI DUNG KHÁC

Đâu là lời giải bài toán nông dân chán ruộng?

26-8-2013

Với nông dân, ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thiếu. Từ những thửa ruộng ấy, hạt lúa và các sản phẩm nông nghiệp khác ra đời, đánh đổi bằng nhiều mồ hôi, nước mắt. Tuy nhiên, hiện nay, ở nhiều làng quê, tình trạng nông dân trả, bỏ hoặc cho mượn ruộng đang có xu hướng lan rộng, trở thành bài toán khó giải của các cấp ngành quản lý. Thực tế tại Nghệ An là một ví dụ.

Giữ đất lúa nhưng không có nghĩa là chỉ trồng lúa

28-8-2013

Chiều nay (28/8), Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo thường kỳ tháng 8. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp báo.

Lợi ích từ gia nhập WTO: Chậm lan tỏa đến nông nghiệp

4-9-2013

Từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đến nay, nông nghiệp là lĩnh vực chịu nhiều bất lợi nhất trong nền kinh tế. Nhiều cơ hội từ WTO chưa được tận dụng, năng lực cạnh tranh của ngành chậm cải thiện. Điều này cho thấy, lợi ích của gia nhập WTO chậm lan tỏa đến nông nghiệp, nông thôn và đại bộ phận nông dân.

Tái cơ cấu để nông nghiệp thôi ‘vạc vào chân mình’

28-8-2013

Nội dung đột phá nhất là mỗi địa phương phải lựa chọn ngành hàng chiến lược cho mình để phát triển nông nghiệp.

Không tái cơ cấu nông nghiệp theo kiểu phong trào

28-8-2013

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp cùng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) tổ chức tọa đàm “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với mô hình cánh đồng liên kết”.

Mời hiến kế "Làm gì cho nông dân giàu bằng nghề nông"

28-8-2013

Từ 1/8 vừa qua, Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVonline) đã nhiệt thành và tâm huyết đã ra mắt một chuyên mục Diễn đàn Cùng bàn về tái cơ cấu nông nghiệp tại đường dẫn sau

Tái cơ cấu để nông nghiệp thôi "vạc vào chân mình"

20-8-2013

Vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp đang được bàn thảo ở nhiều cấp, ngành, nhiều địa phương. Song, vì sao phải tái cơ cấu nông nghiệp; nên bắt đầu tái cơ cấu như thế nào cho hiệu quả và nông dân được lợi gì từ việc làm này...?

Gỡ “nút thắt” tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn

16-8-2013

Những năm gần đây, hệ thống ngân hàng đã triển khai nhiều chính sách ưu tiên nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn với mức tăng trưởng trung bình khoảng 20%/năm. Tuy nhiên, chính sách tín dụng cho lĩnh vực này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa phát huy hiệu quả như mong đợi.

Vốn tín dụng cho nông nghiệp - nông thôn: Vẫn còn nhiều rào cản

16-8-2013

Nhà nước đã có không ít các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho vay vốn để phát triển khu vực nông nghiệp-nông thôn (NN-NT), nhưng tại sao đến nay khu vực này vẫn khó tiếp cận với các nguồn vốn vay?

Báo động việc nông dân bỏ ruộng: Không bỏ ruộng thì... đói

16-8-2013

Không có nước, giá phân, giá giống lúa tăng cao, đầu ra hạt lúa lại bấp bênh, đó là những lý do để nhiều nông dân Quảng Nam bỏ ruộng hoang. Nếu không bỏ ruộng để đi kiếm việc khác thì chỉ... đói!

Miền núi phía Bắc: Đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa

14-8-2013

Theo nhận định của các chuyên gia nông nghiệp, chăn nuôi đại gia súc sẽ trở thành ngành mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp ở các tỉnh miền núi phía Bắc (MNPB). Riêng tại Hà Giang, do địa hình hiểm trở, nhiều núi đá, khó chăn thả trâu, bò nên người dân nghĩ ra cách “nuôi bò trên lưng”, tức là nhốt bò trong chuồng, rồi trồng cỏ khắp các sườn núi đá, hàng ngày gùi cỏ về cho bò ăn.

Hơn 5 triệu USD phát triển chuỗi giá trị nông sản

14-8-2013

Chín chuỗi giá trị nông sản gồm dâu tằm tơ, chè, mây, tre, gai dệt vải, thảo quả, hồi, quế và rong biển sẽ được thiết lập trong chương trình Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho người nghèo thông qua phát triển chuỗi giá trị nông sản (MARP) với số vốn 5,25 triệu USD do Thụy Sỹ tài trợ.