TIN TỨC-SỰ KIỆN

Kiến nghị tăng giá sàn mua lúa tạm trữ

Ngày đăng: 28 | 02 | 2013

Sau gần một tuần triển khai thu mua tạm trữ, người dân đã bắt đầu trữ lúa lại không bán ra nữa.

Đến thời điểm hiện tại, ĐBSCL đã thu hoạch trên 700.000ha lúa đông xuân. Sau gần một tuần triển khai thu mua tạm trữ, đến nay, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), các doanh nghiệp trên địa bàn ĐBSCL đã mua vào khoảng 20% số lượng được giao với giá 4.500 - 5.400 đồng/kg (tùy loại), cao hơn trước thời điểm triển khai chương trình 100 - 250 đồng/kg. Tuy nhiên, theo VFA, người dân đã bắt đầu trữ lúa lại không bán ra nữa.
Theo công bố của Bộ Tài chính, giá thành sản xuất lúa vụ đông xuân ở ĐBSCL khoảng 3.134 - 4.474 đồng/kg. Tại Đồng Tháp, giá thành sản xuất lúa là 4.200 đồng/kg. Như vậy, với giá lúa hiện nay, nông dân lãi rất thấp và càng không thể đạt mức lãi 30% như chủ trương của Chính phủ.
Theo ông Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp, hiện giá lúa bắt đầu tăng nhẹ nhưng việc triển khai thu mua còn quá chậm so với thực tế, người dân phải chịu thiệt thòi vì bán lúa với giá thấp, nguồn lãi thu được ít, khó có thể bù cho các mùa vụ tiếp theo. Tại Kiên Giang, giá mua bình quân của các doanh nghiệp tại kho là 4.568 đồng/kg lúa và 6.693 đồng/kg gạo. Thực tế, đây là giá thương lái và hàng xáo bán cho doanh nghiệp, còn nông dân bán lúa cho thương lái chỉ dao động khoảng 4.200 đồng/kg (lúa tươi) đối với giống IR50404.
Theo ông Trần Quang Củi, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang, với giá này nông dân không thể có lãi 30%. Muốn nông dân có lãi 30% thì giá lúa mua tại ruộng cho dân phải là 4.700 đồng/kg.
Trước tình hình giá thu mua tạm trữ không cao hơn giá thành bao nhiêu, UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm ổn định giá tiêu thụ lúa hàng hóa, đảm bảo quyền lợi của nông dân. Trong đó cần quy định giá sàn mua lúa tạm trữ, đảm bảo cho nông dân có lãi ít nhất 30%; đồng thời ưu tiên phân bổ chỉ tiêu mua tạm trữ ở những tỉnh có sản lượng lúa hàng hóa lớn như Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An. Trước đó, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định giá sàn mua lúa vụ đông xuân là 4.500 đồng/kg, thấp hơn so với năm ngoái 703 đồng/kg.
Theo Bộ NN-PTNT, ĐBSCL xuống giống vụ đông xuân 2012 - 2013 hơn 1,52 triệu ha, tăng hơn 73.000 ha so với vụ trước. Hiện nay, phần lớn diện tích lúa đang ở giai đoạn trổ bông và chín. Theo tính toán sơ bộ, năng suất bình quân ước đạt trên 6,4 tấn/ha, trong đó một số địa phương đạt năng suất bình quân khá cao như Hậu Giang 7,03 tấn/ha, Cần Thơ 6,94 tấn/ha, Đồng Tháp 6,86 tấn/ha…
Đến nay, các doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu gạo được gần 2,9 triệu tấn, tăng hơn 99% so cùng kỳ năm ngoái; trong đó hợp đồng thương mại chiếm 84,38%, hợp đồng tập trung 16,62%. Theo kế hoạch, trong quý 1-2013 các doanh nghiệp sẽ giao khoảng 1,3 triệu tấn; quý 2-2013 giao 2,2 triệu tấn; tổng cộng xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm là 3,5 triệu tấn. Theo VFA, sản lượng gạo hàng hóa vụ đông xuân 2012 - 2013 khoảng 3,8 triệu tấn, cộng với tồn kho năm 2012 chuyển sang khoảng 780.000 tấn. Về cơ bản, các doanh nghiệp sẽ tiêu thụ hết lúa vụ đông xuân cho nông dân ĐBSCL với giá đảm bảo có lợi.
Theo Bộ Công thương, năm 2013, nước ta có khả năng xuất khẩu 7,5 - 8 triệu tấn gạo. Song vấn đề lo ngại là xuất khẩu gạo năm nay chịu sức ép cạnh tranh quyết liệt từ Thái Lan; Ấn Độ; Myanmar; Pakistan… trong khi những thị trường truyền thống như Indonesia và Philippines giảm nhập khẩu, hướng tới mục tiêu tự cung tự cấp lương thực.
VFA lo ngại, hiện giá xuất khẩu gạo của Việt Nam đang thấp hơn giá gạo Ấn Độ và Pakistan nhưng cao hơn Myanmar và khó tăng giá do cạnh tranh gay gắt. Hiện Thái Lan tồn kho khoảng 13 triệu tấn gạo, cộng với 3 triệu tấn gạo sẽ thu hoạch trong vụ này, nâng sản lượng tồn kho lên 16 triệu tấn.
Một số thông tin cho biết, Thái Lan đang tính toán bán một lượng lớn gạo để giảm áp lực dự trữ, nhưng không biết họ bán lúc nào, giá ra sao… Vì vậy, việc tiêu thụ lúa vụ hè thu tới ở ĐBSCL là một thách thức không nhỏ.
Theo Sài Gòn giải phóng

NỘI DUNG KHÁC

Miền Trung - Tây Nguyên đối mặt hạn hán khốc liệt: Cắt giảm lúa, trồng cây ưa cạn

27-2-2013

Đây là khuyến cáo được đưa ra tại hội nghị trực tuyến sơ kết sản xuất vụ đông xuân 2012- 2013, triển khai kế hoạch vụ hè thu 2013 các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên, do Bộ NNPTNT tổ chức ngày 26.2.

Mua dự trữ 40 triệu liều vắc xin cúm gia cầm

27-2-2013

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa giao cho Bộ NNN&PTNT mua dự trữ 40 triệu liều vắc xin cúm gia cầm để tiêm phòng bao vây khẩn cấp khi có dịch xảy ra.

10.800 tỷ đồng cho hộ cận nghèo vay ưu đãi

27-2-2013

Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định (QĐ) 15 ngày 23.2 về tín dụng đối với hộ cận nghèo.

Tín hiệu đáng mừng với ngành chăn nuôi và người tiêu dùng

27-2-2013

Tại Hà Nội, gà nhập lậu đã được kiểm soát tới 95%, nguy cơ nhiễm cúm gia cầm đã kiểm soát được 100%.

Sản xuất thức ăn chăn nuôi “dỏm” có thể bị phạt tới 200 triệu đồng

27-2-2013

Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi đối với tổ chức là 200 triệu đồng, với cá nhân là 100 triệu đồng.

Các địa phương trong cả nước đang tập trung sản xuất vụ lúa đông xuân

27-2-2013

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa cho biết, sản xuất nông nghiệp tháng 2/2013 tương đối thuận lợi, các địa phương trong cả nước đang tích cực tập trung cho vụ sản xuất lúa đông xuân.

Phát triển hệ thống thủy lợi góp phần hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

26-2-2013

Nhìn lại năm 2012, Bộ NN&PTNT cho biết, việc đầu tư, nâng cấp và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được đẩy mạnh.

Tây Nguyên: Càphê... khát

26-2-2013

Những ngày này, người dân trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào giai đoạn tưới đợt 2 cho cây càphê. Tuy nhiên, mực nước ở các sông, hồ, giếng đang xuống rất thấp, chưa kể nhiều dòng chảy nhỏ như kênh, suối cạn trơ đáy, khiến nhiều diện tích càphê đang “khát” trầm trọng.

Kết thúc lấy nước đổ ải đợt 3: Đảm bảo diện tích đất gieo cấy đã có nước

26-2-2013

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 5 ngày lấy nước cuối cùng trong đợt xả lần 3 để phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2012-2013, tính đến hết ngày 24/2 đã có gần 630.000 ha diện tích đất gieo cấy vụ Đông Xuân đã có nước, tương đương khoảng 99% tổng diện tích đất cần lấy nước đã có nước.

Hội nghị triển vọng ngành hàng cà phê 2013: Giá trị gia tăng trong chuỗi ngành hàng

21-2-2013

Hội nghị sẽ được tổ chức vào ngày 10/3/2013 tại thành phố Buôn Ma Thuột do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) phối hợp tổ chức.

Những dấu mốc của cà phê Việt

14-2-2013

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng cà phê xuất khẩu năm 2012 đạt 1,76 triệu tấn với kim ngạch 3,74 tỷ USD, tăng 40,3% về lượng và 36% về giá trị so năm 2011.

Hỗ trợ 100% lãi suất vay mua tạm trữ thóc, gạo

20-2-2013

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định mua tạm trữ một triệu tấn quy gạo trong vụ đông xuân năm 2012-2013 ở đồng bằng sông Cửu Long.