TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hội nghị triển vọng ngành hàng cà phê 2013: Giá trị gia tăng trong chuỗi ngành hàng

Ngày đăng: 21 | 02 | 2013

Hội nghị sẽ được tổ chức vào ngày 10/3/2013 tại thành phố Buôn Ma Thuột do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) phối hợp tổ chức.

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4 do tỉnh Đắk Lắk tổ chức diễn ra từ ngày 09/03 đến ngày 12/03/2013, tiếp tục cho kế hoạch quảng bá ngành cà phê Việt Nam lên tầm cao mới, tạo sân chơi chung cho ngành cà phê thế giới. Là một trong 9 nội dung hoạt động chính của Lễ hội này, “Hội nghị triển vọng ngành hàng cà phê 2013: Giá trị gia tăng trong chuỗi ngành hàng” sẽ được tổ chức ngày 10/3/2013 tại thành phố Buôn Ma Thuột do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) phối hợp tổ chức.
Theo đó, Hội nghị sẽ cung cấp thông tin về tình hình sản xuất cà phê bền vững, thị trường, chất lượng, giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho cà phê Việt Nam và cập nhật về chính sách, thể chế, tổ chức ngành hàng. Dự kiến, Hội nghị diễn ra 4 phiên với các chủ đề: Tổng quan triển vọng ngành hàng cà phê; Chính sách và cải cách thể chế ngành hàng; Sản xuất cà phê bền vững; Chế biến nâng cao giá trị gia tăng trong tiêu thụ.
Cà phê là ngành hàng nông sản chiến lược của Việt Nam, với lượng xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới, đóng góp 10% GDP nông nghiệp, 5% tổng giá trị xuất khẩu, cung cấp hơn 1 triệu việc làm và tạo 50% sinh kế cho người dân Tây Nguyên, đặc biệt là dân tộc thiểu số. Phát triển ngành cà phê giá trị gia tăng cao là cần thiết trong quá trình tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam.
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức định kỳ 2 năm một lần, và vinh dự được Thủ tướng Chính phủ công nhận là lễ hội mang tầm vóc cấp quốc gia. Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 1 diễn ra năm 2005, lần thứ 2 năm 2008, và lần thứ 3 tổ chức vào năm 2011.
Hội nghị sẽ quy tụ những chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế (Tổ chức Cà phê thế giới, Bộ Nông nghiệp Brazil, Cục trồng trọt, Cục Chế biến và thương mại nông lâm sản và nghề muối, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, IPSARD, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA), Hiệp hội cà phê quốc tế (ICO), Tổ chức IDH, Tổ chức cà phê 4C, UTZ, các doanh nghiệp kinh doanh cà phê như Nestle, Vinacafe, Trung Nguyên …), trình bày các thông tin liên quan đến sản xuất cà phê, dự báo cung cầu, thị trường, giải pháp gia tăng giá trị cho ngành hàng, các chủ trương chính sách mới cho phát triển ngành hàng như cải cách thể chế ngành hàng cà phê Việt Nam, quy hoạch chính sách ngành hàng cà phê Việt Nam v.v…
Đây sẽ là điểm gặp gỡ lý tưởng cho các đơn vị/cá nhân trao đổi thông tin, thảo luận các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam và xây dựng quan hệ đối tác, bạn hàng, đồng thời sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp trong và ngoài nước mở rộng, phát triển các hoạt động hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê; nâng cao nhận thức và tôn vinh các doanh nghiệp và những người nông dân sản xuất, phát triển cà phê bền vững, góp phần xây dựng và từng bước định hình về thương hiệu cà phê Việt Nam nói chung và Đăk Lăk nói riêng.
 
Các chương trình chính trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2013:
1. Hội chợ – Triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm thương hiệu Việt
2. Lễ hội đường phố
3. Lễ khai mạc – Bế mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4 – năm 2013
4. Tổ chức các khu phố cà phê, thưởng thức cà phê miễn phí
5. Hội nghị triển vọng ngành hàng cà phê 2013:Giá trị gia tăng trong chuỗi ngành hàng
6. Chương trình biểu diễn nghệ thuật
7. Hội thi pha chế cà phê – Vòng chung kết
8. Hội thi nhà nông đua tài – Vòng chung kết
9. Chương trình hành trình du lịch cà phê.
 
 
 

NỘI DUNG KHÁC

Những dấu mốc của cà phê Việt

14-2-2013

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng cà phê xuất khẩu năm 2012 đạt 1,76 triệu tấn với kim ngạch 3,74 tỷ USD, tăng 40,3% về lượng và 36% về giá trị so năm 2011.

Hỗ trợ 100% lãi suất vay mua tạm trữ thóc, gạo

20-2-2013

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định mua tạm trữ một triệu tấn quy gạo trong vụ đông xuân năm 2012-2013 ở đồng bằng sông Cửu Long.

Phát triển hệ thống thủy lợi góp phần hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

20-2-2013

Trong những năm qua, công tác đầu tư nâng cấp các công trình thủy lợi đã có bước chuyển biến mạnh mẽ. Bước sang năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) xác định, tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp và hiện đại hóa các công trình thủy lợi là một trong những hướng đi quan trọng để hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

Tăng cường cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp

20-2-2013

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, với nỗ lực trong việc khuyến khích đầu tư máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu mới của sản xuất trong tình hình hiện nay.

Sản xuất lúa gạo: Cần loại bỏ lợi ích nhóm

4-2-2013

Năm vừa qua, Việt Nam xuất hơn 7,7 triệu tấn gạo, dù tạo ra danh tiếng trên thương trường nhưng lĩnh vực xuất khẩu gạo của ta vẫn tồn tại một nghịch lý: sản lượng nhiều nhưng người trồng lúa vẫn thua lỗ.

Hội nghị Cán bộ công chức và người lao động IPSARD năm 2012

6-2-2013

Ngày 6/2/2012, tại Hội trường Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT, đã tiến hành Hội nghị Cán bộ công chức và người lao động năm 2012. Về dự Hội nghị có toàn thể CBCC và người lao động trong Viện.

IPSARD tổ chức gặp mặt các cán bộ hưu trí 2013

5-2-2013

Trong không khí chào mừng ngày thành lập Đảng 03-02 và xuân Quý Tỵ 2013, sáng nay, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật với các cán bộ hưu trí (đã từng làm việc tại Viện Kinh tế nông nghiệp Việt Nam - tiền thân của Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT).

Hiệu quả sản xuất cánh đồng mẫu lớn

24-1-2013

ĐBSCL là vùng trồng lúa quan trọng nhất cả nước. Mặc dù năng suất và sản lượng lúa gia tăng, nhưng cuộc sống của người nông dân vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng lúa.

Gỡ mớ bùng nhùng nông lâm trường

24-1-2013

Thực trạng nông lâm trường vẫn là một bài toán khó, ở nhiều địa phương chẳng khác nào mớ bòng bong. Tàn dư của cách làm cũ, thiếu chính sách, thiếu tiền, thiếu chế tài khiến nhiều nông lâm trường chỉ còn vỏ bọc, bên trong đã chết lâm sàng. Nói như thế nhưng không có nghĩa tất cả, loạt bài này chúng tôi xin đăng tải những lời giải, những cách làm tạo nên sự khác biệt ở tỉnh Tuyên Quang, một trong những địa phương nhiều nông lâm trường nhất cả nước.

Đốn mía non, thiệt đủ đường

24-1-2013

Dù chưa đến thời điểm thu hoạch rộ nhưng nhiều nông dân ở Long An vẫn ồ ạt đốn mía, dẫn đến nhà máy quá tải. Nhiều ghe mía xếp hàng cả tuần mới lên cân khiến mía giảm phẩm cấp nghiêm trọng…

Dứt khoát không cho nhập lại nội tạng trắng

24-1-2013

Ông Lê Quốc Dung - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học- Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, phải dứt khoát không cho nhập nội tạng được.

Chương trình 135 giai đoạn II: 80% người dân hài lòng về chất lượng công trình

24-1-2013

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 -2010 (Chương trình 135 giai đoạn II) đã được triển khai trên địa bàn 1.958 xã; 3.274 thôn, bản đặc biệt khó khăn của 369/690 huyện thuộc 50/63 tỉnh.