TIN TỨC-SỰ KIỆN

Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất: Nông dân vẫn thiệt

Ngày đăng: 13 | 03 | 2012

Nghiên cứu mới nhất của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT (Ipsard) về “Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất của nông dân trong các công ty cổ phần” cho thấy, nông dân chịu nhiều thiệt thòi do tỷ lệ ăn chia thấp, rủi ro cao...

Các thử nghiệm đều thất bại
Kết quả nghiên cứu này được thực hiện tại 4 tỉnh là Thanh Hóa, Hòa Bình, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã tập trung vào hai hướng khảo sát, đó là góp vốn vào các dự án phi nông nghiệp và các dự án nông nghiệp. Tại các dự án phi nông nghiệp việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất cơ bản thất bại. Theo thống kê của Ipsard, từ năm 2005 đến 2010 đã có 0,5 triệu ha đất được thu hồi trên phạm vi cả nước nhưng chỉ có vài dự án (có tính thử nghiệm) góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
Người dân góp vốn vào các dự án cao su còn chịu nhiều thiệt thòi.
 
Nghiên cứu cụ thể của Ipsard với mô hình phi nông nghiệp ở Cẩm Giàng (Hải Dương) cho thấy, người dân góp vốn bằng đất với giá trị 19 triệu đồng/sào để thực hiện dự án công ty may. Tuy nhiên, sau khi người dân góp vốn, doanh nghiệp làm ăn lại không có lãi, nên người dân mất luôn vốn. Một dự án khác ở Tam Dương (Vĩnh Phúc) làm đồ sắt cũng trong tình cảnh tương tự. Hiện chủ cũ đã không còn thực hiện dự án này, hiện đã chuyển nhượng cho người khác.
“Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Nhưng tất cả các thử nghiệm này đều thất bại” - TS Lê Đức Thịnh - Trưởng Bộ môn Thể chế nông thôn (Ipsard) nói.
Đối với các dự án nông nghiệp, Ipsard chỉ ra rằng, thực chất đây là giải pháp xây dựng vùng nguyên liệu chế biến, khắc phục manh mún của sản xuất, gắn sản xuất với chế biến. Mô hình này mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người nông dân. Tuy nhiên, hạn chế là gia tăng sự phụ thuộc của người dân vào doanh nghiệp; nông dân không có khả năng quản lý nên có nguy cơ bị đẩy vào vị thế bất lợi; giá trị quyền sử dụng đất chưa xác định đúng, nhiều nơi chỉ có 10 triệu/ha là quá thấp…
TS Lê Đức Thịnh (Ảnh: AGROINFO)
Cả doanh nghiệp, người dân không mặn mà
Sau hàng loạt các dự án thí điểm thất bại, những năm gần đây, một số mô hình góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất lại có chiều hướng phát triển mạnh.
Tuy nhiên, cả doanh nghiệp và người dân vẫn chưa mặn mà với mô hình này. Ông Phạm Khắc Hiệp - chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp nhận định, đầu tư cho nông nghiệp rất tốn kém lại chịu rủi ro cao nên nhiều doanh nghiệp cũng không mặn mà. Mặt khác, bản thân người dân còn nhiều băn khoăn vì lợi nhuận thấp và sợ mất đất bởi những rủi ro từ phía doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu của Ipsard ở hai mô hình trồng mía ở Thanh Hóa và mô hình trồng cây cao su cho thấy: Đối với mô hình trồng mía, doanh nghiệp bỏ 200 triệu thuê 1ha đất trong vòng 20 năm và mỗi năm đầu tư thêm 60 triệu đồng để tổ chức sản xuất. Lợi nhuận từ mía chỉ được hưởng 30%, trong khi 10% đã dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Ngoài mô hình trồng mía, mô hình trồng cây cao su cũng cho thấy người dân gặp phải khó khăn như tỷ lệ ăn chia thấp, giá trị vốn đất chỉ có 10 triệu đồng/ha là quá thấp nên cổ tức càng thấp.
“Theo tôi, mô hình góp đất chỉ khả thi khi khung pháp lý được nghiên cứu ban hành theo hướng: Xác định đúng giá trị quyền sử dụng đất của nông dân; tỷ lệ phân chia sản phẩm phải được tính toán hợp lý; có giải pháp về vốn cho doanh nghiệp, tránh tình trạng đầu tư nửa chừng”. - TS Lê Đức Thịnh
Theo Bộ Tài chính, đối với người nông dân khi góp đất vào dự án, họ sẽ có những băn khoăn so sánh. Chẳng hạn khi thu hồi đất họ được bồi thường, hỗ trợ ngay. Còn khi góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất thì phần thu lại phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, không đảm bảo được phần vốn góp của người dân khi doanh nghiệp giải thể.
 
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/79912p1c34/gop-von-bang-gia-tri-quyen-su-dung-dat-nong-dan-van-thiet.htm

NỘI DUNG KHÁC

Doanh nghiệp sẵn sàng mua gạo tạm trữ

13-3-2012

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã công bố mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo từ 15.3 với mức giá tối thiểu là 5.000 đồng/kg lúa khô.

Tái canh cà phê: Không thể nóng vội!

13-3-2012

Trong khi sản lượng càphê của một số quốc gia như Brazil, Indonesia... đều được dự báo sẽ tăng mạnh trong niên vụ tới thì sản lượng càphê của Việt Nam lại có nguy cơ sụt giảm do hàng trăm ngàn hecta càphê ở khu vực Tây Nguyên đang phải đối mặt với tình trạng "lão hóa" mà việc thay thế, tái canh lại gặp nhiều trở ngại.

Mục tiêu hàng đầu phải là an ninh lương thực quốc gia

13-3-2012

Giải pháp nào để đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam? Mục tiêu phấn đấu để trở thành quốc gia đứng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới có phải là ưu tiên số một của Việt Nam hay không? Ông Nguyễn Trí Ngọc- Cục Trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.

Để thắng trong XK gạo: Hướng tới phẩm cấp cao

13-3-2012

Từ nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, Việt Nam bị tụt hạng xuống thứ tư (sau Thái Lan, Ấn Độ và Myanmar). Điều này cho thấy xuất khẩu gạo của nước ta đang bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt. Trao đổi với Kinh tế nông thôn xung quanh vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Bích (ảnh) cho rằng:

An ninh lương thực và giảm đói nghèo ở nông thôn

13-3-2012

Mối quan hệ giữa giá lương thực tăng và không ổn định, an ninh lương thực, đói nghèo và cạn kiệt tài nguyên là tâm điểm của bộ trưởng, các quan chức cấp cao và đại diện xã hội dân sự tại 40 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 31 diễn ra từ ngày 12-16/3 tại Hà Nội.

Thành công bước đầu của bảo hiểm nông nghiệp

13-3-2012

Việt Nam là một nước nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt đến an ninh chính trị, kinh tế - xã hội. Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp đang chịu tác động rất lớn vào thiên nhiên. Những năm gần đây, thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tục, với mức độ ngày càng tăng, đã tác động lớn hoạt động sản xuất của nông dân.

Nông sản chỉ chạy theo giá rẻ sẽ thất bại!

12-3-2012

Các chuyên gia cho rằng, cần đổi hướng sản xuất nông sản từ trọng số lượng sang trọng chất lượng, và đầu tư mạnh vào các sản phẩm đặc thù.

Hợp tác công – tư trong nông nghiệp: Nhiều nút thắt!

12-3-2012

Mô hình hướng mục tiêu tăng giá trị nông sản là rất tích cực, nhưng khung pháp lý chưa cụ thể, trách nhiệm các đối tác tham gia chưa rõ ràng…

“Góp vốn bằng đất” thất bại vì “2 nhà” cùng sợ!

12-3-2012

Dự án góp vốn bằng đất nông nghiệp thất bại do cả nông dân và doanh nghiệp đều không mặn mà, sợ thiệt hại cho bản thân.

Nghiên cứu việc nông dân góp vốn bằng đất

12-3-2012

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) vừa tiến hành nghiên cứu mô hình góp đất bằng vốn của nông dân với doanh nghiệp, trước hết là trên vùng nguyên liệu mía và cao su.

Đồng bằng sông Cửu Long: Hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển công nghệ sau thu hoạch

12-3-2012

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, trong 3 năm tới ( đến năm 2015), mỗi tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phấn đấu bao tiêu theo hợp đồng mỗi năm ít nhất từ 40- 50% sản lượng lúa đông xuân và hè thu ; từ 40 – 60% lượng cá tra, tăng gấp 5 lần so hiện nay. Tỉ lệ này sẽ được nâng dần trong những năm tiếp theo. Các tỉnh phấn đấu bao tiêu các mặt hàng chủ lực khác như trái cây, rau, thịt gia súc, gia cầm với số lượng năm sau cao hơn năm trước.

Thủ tướng quyết định mua tạm trữ tối đa 1 triệu tấn quy gạo vụ Đông Xuân

12-3-2012

Ngày 9/3/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 287/QĐ-TTg về mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2011 – 2012.