TIN TỨC-SỰ KIỆN

An ninh lương thực và giảm đói nghèo ở nông thôn

Ngày đăng: 13 | 03 | 2012

Mối quan hệ giữa giá lương thực tăng và không ổn định, an ninh lương thực, đói nghèo và cạn kiệt tài nguyên là tâm điểm của bộ trưởng, các quan chức cấp cao và đại diện xã hội dân sự tại 40 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 31 diễn ra từ ngày 12-16/3 tại Hà Nội.

Giá lương thực được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), hiện chỉ số giá lương thực thế giới tháng trước đã tăng 1%, đây là lần đầu tiên tăng giá trong sáu tháng vừa qua. Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự báo rằng giá các hàng hóa chủ yếu trên thế giới sẽ tăng ở mức chóng mặt vào cuối thập kỷ này: giá gạo được dự báo sẽ tăng 40%, %, ngô tăng 48%, lúa mì tăng 27% và hạt có dầu tăng 36%.
Châu Á - Thái Bình Dương là vùng sinh sống của 578 triệu người nghèo đói và thiếu dinh dưỡng bằng 62% trong tổng số 925 triệu người nghèo đói trên thế giới. Dân số tăng, đất canh tác có thể mở rộng hẹp, giá dầu thô tăng có thể tác động nghiêm trọng hơn tới đói nghèo và suy dinh dưỡng ở Châu Á. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng làm tăng nguy cơ tiềm tàng đối với an ninh lương thực và sự ổn định về chính trị - xã hội. Tăng cường tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp và thúc đẩy tiếp cận lương thực đối với người nghèo là hai chiến lược song hành có thể giải quyết các vấn đề trên.
Trưởng đại diện FAO vùng ông Konuma phát biểu: "Chúng ta cần phải sản xuất nhiều lương thực hơn tại Châu Á - Thái Bình Dương để đáp ứng sự đột biến chưa từng có về dân số. Nguồn cung và khả năng huy động tốt hơn về thực phẩm an toàn dinh dưỡng với giá cả hợp lý kết hợp với giáo dục và nâng cao nhận thức về dinh dưỡng sẽ tăng cường an ninh lương thực. Nông dân cần đoàn kết và tăng cường năng lực thương lượng giá cả - thông qua hỗ trợ tăng cường năng lực, tếp cận tốt hơn với thị trường và các công nghệ chuỗi giá trị khác. Vùng Châu Á - Thái Bình Dương là nơi địa bàn sinh sống của 60% dân số thế giới và là vùng có nhiều nhất những tiểu nông, tiểu ngư, tá điền và những đối tượng nông thôn khác. Hội nghị FAO tạo ra cơ hội cho xã hội dân sự, các tổ chức nông dân, phong trào xã hội và khu vực tư nhân giao tiếp với các chính phủ như là các đối tác chiến lược để đoàn kết trong cuộc chiến chống đói nghèo”.
Tuy nhiên, nhiều chính phủ và các đối tác quốc tế đã giảm hỗ trợ và đầu tư vào nông nghiệp. Trong khi thực tế cho thấy việc tăng đầu tư vào nông nghiệp và tăng cường an ninh lương thực hộ gia đình là cách thức để vượt lên đói nghèo và bất ổn định. Do vậy việc tuyên truyền để tăng đầu tư vào nông nghiệp và an ninh lương thực là trọng tâm của hội nghị.
Phát biểu tại buổi khai mạc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh, chủ đề chính của Hội nghị FAO Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 31 là An ninh lương thực và Giảm đói nghèo ở nông thôn. Đây là những vấn đề rất thiết thực và cấp bách hiện nay, bởi hiện vẫn còn gần một tỷ người trên thế giới đang phải chịu đói, trong đó 65% sống ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong khi các yếu tố tiêu cực như khủng hoảng kinh tế toàn cầu, biến đổi khí hậu, suy giảm đất nông nghiệp và tài nguyên nước, cũng nhưu giảm đầu tư cho nông nghiệp đang làm trầm trọng thêm tình hình. Do đó, việc đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ là giảm một nửa số người đói và nghèo cùng cực đến năm 2015 hiện đang là một thách thức vô cùng lớn đối với cả thế giới và Khu vực nói riêng. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được nếu chúng ta tập trung được nhiều nỗ lực ở cả cấp khu vực và quốc tế, có sự phối hợp và bổ sung cho nhau một cách chặt chẽ, trong cuộc chiến chống lại nghèo đói.
Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Thành công bước đầu của bảo hiểm nông nghiệp

13-3-2012

Việt Nam là một nước nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt đến an ninh chính trị, kinh tế - xã hội. Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp đang chịu tác động rất lớn vào thiên nhiên. Những năm gần đây, thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tục, với mức độ ngày càng tăng, đã tác động lớn hoạt động sản xuất của nông dân.

Nông sản chỉ chạy theo giá rẻ sẽ thất bại!

12-3-2012

Các chuyên gia cho rằng, cần đổi hướng sản xuất nông sản từ trọng số lượng sang trọng chất lượng, và đầu tư mạnh vào các sản phẩm đặc thù.

Hợp tác công – tư trong nông nghiệp: Nhiều nút thắt!

12-3-2012

Mô hình hướng mục tiêu tăng giá trị nông sản là rất tích cực, nhưng khung pháp lý chưa cụ thể, trách nhiệm các đối tác tham gia chưa rõ ràng…

“Góp vốn bằng đất” thất bại vì “2 nhà” cùng sợ!

12-3-2012

Dự án góp vốn bằng đất nông nghiệp thất bại do cả nông dân và doanh nghiệp đều không mặn mà, sợ thiệt hại cho bản thân.

Nghiên cứu việc nông dân góp vốn bằng đất

12-3-2012

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) vừa tiến hành nghiên cứu mô hình góp đất bằng vốn của nông dân với doanh nghiệp, trước hết là trên vùng nguyên liệu mía và cao su.

Đồng bằng sông Cửu Long: Hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển công nghệ sau thu hoạch

12-3-2012

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, trong 3 năm tới ( đến năm 2015), mỗi tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phấn đấu bao tiêu theo hợp đồng mỗi năm ít nhất từ 40- 50% sản lượng lúa đông xuân và hè thu ; từ 40 – 60% lượng cá tra, tăng gấp 5 lần so hiện nay. Tỉ lệ này sẽ được nâng dần trong những năm tiếp theo. Các tỉnh phấn đấu bao tiêu các mặt hàng chủ lực khác như trái cây, rau, thịt gia súc, gia cầm với số lượng năm sau cao hơn năm trước.

Thủ tướng quyết định mua tạm trữ tối đa 1 triệu tấn quy gạo vụ Đông Xuân

12-3-2012

Ngày 9/3/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 287/QĐ-TTg về mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2011 – 2012.

Mỹ thay đổi mức thuế chống phá giá với cá tra Việt Nam

12-3-2012

Theo Văn phòng Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, ngày 8/3, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố quyết định cuối cùng của đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ bảy (POR 7) đối với cá tra phi lê nhập khẩu từ Việt Nam.

Giữ vững vị trí trong nhóm 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới

12-3-2012

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản cần thực hiện được mục tiêu chung là: tiếp tục phát triển xuất khẩu thủy sản theo hướng bền vững, khả năng cạnh tranh cao, giữ vững vị trí trong nhóm 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới.

Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tăng trưởng xanh

9-3-2012

Một trong những điều kiện thuận lợi của Việt Nam trong bối cảnh thế giới có xu hướng chuyển từ tăng trưởng "nóng” sang tăng trưởng xanh là tận dụng kinh nghiệm của các nước đi trước để chọn ra mô hình và hướng đi đúng đắn trong việc phát triển đất nước theo hướng tăng trưởng “xanh”.

Hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

9-3-2012

Chiều 8/3, tại Hà Nội, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã ký kết Nghị quyết liên tịch về việc hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2020.

Giá xăng dầu tăng cao: Nông dân, doanh nghiệp thêm khổ

9-3-2012

Việc giá xăng dầu tăng 2.100 đồng/lít hôm 7.3 như một đòn giáng mạnh lên đầu người nông dân, các doanh nghiệp nông thôn. Nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ vốn đã chật vật càng thêm khó khăn.