TIN TỨC-SỰ KIỆN

Để thắng trong XK gạo: Hướng tới phẩm cấp cao

Ngày đăng: 13 | 03 | 2012

Từ nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, Việt Nam bị tụt hạng xuống thứ tư (sau Thái Lan, Ấn Độ và Myanmar). Điều này cho thấy xuất khẩu gạo của nước ta đang bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt. Trao đổi với Kinh tế nông thôn xung quanh vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Bích (ảnh) cho rằng:

Chuyên gia lúa gạo Nguyễn Đình Bích (Ảnh: AGROINFO)
Dự báo, nhu cầu nhập khẩu gạo trong năm 2012 sẽ giảm do thế giới được mùa, trong khi lượng gạo dự trữ từ năm 2011 của các nước nhập khẩu còn tương đối nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc giá gạo trên thế giới sẽ có biến động và tác động rất lớn tới tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Hiện, Ấn Độ đã vượt qua Thái Lan để trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Niên vụ này, Ấn Độ dự báo tiếp tục được mùa trong khi lượng gạo tồn kho cao kỷ lục nên tiềm năng xuất khẩu còn rất lớn. Thời gian gần đây, Việt Nam bị đẩy xuống vị trí thứ tư. Thực tế này đang đặt ra cho chúng ta rất nhiều khó khăn.
Vậy có dấu hiệu khả quan nào cho xuất khẩu gạo của Việt Nam không, thưa ông?
Vấn đề sẽ được cải thiện trong thời gian tới bởi 2 yếu tố. Thứ nhất, tiến độ xuất khẩu của ta sang châu Phi rất khả quan; thứ hai, Philippines, bạn hàng nhập khẩu lớn của ta sắp trở lại thị trường bởi mùa mưa bão đang đến gần, khi ấy rõ ràng gạo phẩm cấp thấp (25% tấm) của chúng ta sẽ có thị trường tiêu thụ tốt hơn.
Điều đáng nói là, trong khi Philippines tuyên bố trong năm 2012 chỉ nhập khẩu 500.000 tấn thì Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ lại dự báo, Philippines phải nhập tới 1,5 triệu tấn, còn FAO đưa ra con số 1,2 triệu tấn. Như vậy có thể thấy, việc đưa ra mức nhập khẩu 500.000 tấn chỉ là chiến thuật của Philippines nhằm đạt được giá mua mềm nhất. Năm 2011, họ đã thành công với cách làm này.
Xuất khẩu gạo đang bị tụt hạng, liệu chúng ta có thể cạnh tranh được với gạo của Ấn Độ và Myanmar không, thưa ông?
Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể cạnh tranh được bởi 3 lý do. Thứ nhất, nếu giá xuất khẩu của Việt Nam tương đương với Ấn Độ hoặc Myanmar thì đương nhiên, doanh nghiệp của ta sẽ cạnh tranh được do giảm chi phí vận tải; thứ hai, chúng ta có uy tín trong xuất khẩu gạo; thứ ba, chúng ta là bạn hàng truyền thống, trong điều kiện khó khăn chắc chắn họ sẽ không thể bỏ được.
Ông đánh giá như thế nào về xu hướng hoạt động xuất khẩu gạo phẩm cấp cao của Việt Nam thời gian tới?
Thực tế những năm qua thấy xuất khẩu gạo phẩm cấp thấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Phải nhìn nhận rằng, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu còn tùy thuộc vào nhu cầu thị trường. Dự báo trong năm 2012, nhiều nước nhập khẩu lớn gia tăng đầu tư để phát triển sản xuất lúa nhằm giảm khối lượng nhập khẩu. Nếu điều này thành hiện thực thì đương nhiên cơ cấu gạo xuất khẩu sẽ phải thay đổi theo hướng tăng gạo phẩm cấp cao. Chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải bám sát nhu cầu này.
Nếu chúng ta hướng tới loại gạo phẩm cấp cao thì liệu có cạnh tranh được với Thái Lan, thưa ông?
Mỗi nước có 1 bạn hàng riêng, ví dụ gạo thơm của Việt Nam và Thái Lan đều xuất khẩu sang Hồng Kông (Trung Quốc), mặc dù chất lượng gạo của ta thấp hơn nhưng bù lại giá cả cạnh tranh tốt. Vì thế, chúng ta không nên lo ngại về chất lượng mà có thể cạnh tranh về giá cả. Hiện, thị trường tiêu thụ gạo phẩm cấp cao rất đa dạng ở cả châu Phi, châu Á và châu Âu. Cùng một mặt hàng nhưng sẽ có những nhóm tiêu dùng khác nhau, còn tùy thuộc vào thu nhập của từng tầng lớp dân cư, song dù gì vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Để có thể cạnh tranh có nhiều việc phải làm, trước hết doanh nghiệp phải liên kết với nông dân; nông dân phải sản xuất gạo theo quy trình canh tác kỹ thuật an toàn, kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, có xuất xứ, giá cả cạnh tranh... Chỉ như vậy gạo Việt Nam mới có thể thâm nhập vào bất cứ thị trường nào trên thế giới.
Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng, sai lầm của Việt Nam trong xuất khẩu gạo chính là theo đuổi giá của Thái Lan. Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?
Tôi đồng tình với nhận định đó bởi thời gian qua, giá gạo Việt Nam đã đẩy tới mức đỉnh điểm tháng 11/2011, song từ tháng 12 lại bị kéo xuống, thậm chí những ngày qua, giá gạo được chào bán ở mức thấp kỷ lục cùng với đó khối lượng xuất khẩu cũng giảm. Rõ ràng ở đây có tác động về giá cả, giá tăng đương nhiên các bạn hàng chuyển sang thị trường khác khiến tiến độ xuất khẩu của chúng ta giảm, đồng nghĩa với việc lượng tồn kho tăng lên. Trong bối cảnh năm 2012 được dự báo là giá gạo giảm, khi xuất khẩu một khối lượng lớn thì thua thiệt về giá cũng sẽ tăng lên.
Xin cảm ơn ông!
Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

An ninh lương thực và giảm đói nghèo ở nông thôn

13-3-2012

Mối quan hệ giữa giá lương thực tăng và không ổn định, an ninh lương thực, đói nghèo và cạn kiệt tài nguyên là tâm điểm của bộ trưởng, các quan chức cấp cao và đại diện xã hội dân sự tại 40 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 31 diễn ra từ ngày 12-16/3 tại Hà Nội.

Thành công bước đầu của bảo hiểm nông nghiệp

13-3-2012

Việt Nam là một nước nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt đến an ninh chính trị, kinh tế - xã hội. Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp đang chịu tác động rất lớn vào thiên nhiên. Những năm gần đây, thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tục, với mức độ ngày càng tăng, đã tác động lớn hoạt động sản xuất của nông dân.

Nông sản chỉ chạy theo giá rẻ sẽ thất bại!

12-3-2012

Các chuyên gia cho rằng, cần đổi hướng sản xuất nông sản từ trọng số lượng sang trọng chất lượng, và đầu tư mạnh vào các sản phẩm đặc thù.

Hợp tác công – tư trong nông nghiệp: Nhiều nút thắt!

12-3-2012

Mô hình hướng mục tiêu tăng giá trị nông sản là rất tích cực, nhưng khung pháp lý chưa cụ thể, trách nhiệm các đối tác tham gia chưa rõ ràng…

“Góp vốn bằng đất” thất bại vì “2 nhà” cùng sợ!

12-3-2012

Dự án góp vốn bằng đất nông nghiệp thất bại do cả nông dân và doanh nghiệp đều không mặn mà, sợ thiệt hại cho bản thân.

Nghiên cứu việc nông dân góp vốn bằng đất

12-3-2012

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) vừa tiến hành nghiên cứu mô hình góp đất bằng vốn của nông dân với doanh nghiệp, trước hết là trên vùng nguyên liệu mía và cao su.

Đồng bằng sông Cửu Long: Hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển công nghệ sau thu hoạch

12-3-2012

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, trong 3 năm tới ( đến năm 2015), mỗi tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phấn đấu bao tiêu theo hợp đồng mỗi năm ít nhất từ 40- 50% sản lượng lúa đông xuân và hè thu ; từ 40 – 60% lượng cá tra, tăng gấp 5 lần so hiện nay. Tỉ lệ này sẽ được nâng dần trong những năm tiếp theo. Các tỉnh phấn đấu bao tiêu các mặt hàng chủ lực khác như trái cây, rau, thịt gia súc, gia cầm với số lượng năm sau cao hơn năm trước.

Thủ tướng quyết định mua tạm trữ tối đa 1 triệu tấn quy gạo vụ Đông Xuân

12-3-2012

Ngày 9/3/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 287/QĐ-TTg về mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2011 – 2012.

Mỹ thay đổi mức thuế chống phá giá với cá tra Việt Nam

12-3-2012

Theo Văn phòng Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, ngày 8/3, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố quyết định cuối cùng của đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ bảy (POR 7) đối với cá tra phi lê nhập khẩu từ Việt Nam.

Giữ vững vị trí trong nhóm 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới

12-3-2012

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản cần thực hiện được mục tiêu chung là: tiếp tục phát triển xuất khẩu thủy sản theo hướng bền vững, khả năng cạnh tranh cao, giữ vững vị trí trong nhóm 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới.

Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tăng trưởng xanh

9-3-2012

Một trong những điều kiện thuận lợi của Việt Nam trong bối cảnh thế giới có xu hướng chuyển từ tăng trưởng "nóng” sang tăng trưởng xanh là tận dụng kinh nghiệm của các nước đi trước để chọn ra mô hình và hướng đi đúng đắn trong việc phát triển đất nước theo hướng tăng trưởng “xanh”.

Hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

9-3-2012

Chiều 8/3, tại Hà Nội, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã ký kết Nghị quyết liên tịch về việc hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2020.