THỊ TRƯỜNG

Găm cà phê chờ giá - Có lợi không?

Ngày đăng: 28 | 02 | 2012

Trong thời gian qua, giá cà phê trên địa bàn Tây Nguyên giảm mạnh so với đầu vụ. Vì thế, nhiều nông dân và đại lý đang găm cà phê chờ giá. Không biết giá cà phê tới đây thế nào, găm hàng liệu có lợi hay không?

Đóng bao cà phê xuất khẩu tại Công ty Simexco Đắc Lắc.
Nhà nông tự trữ
Ngay từ đầu vụ thu hoạch, cà phê nhân xô trên địa bàn Tây Nguyên có giá 42.000 đồng/kg nhưng hiện nay đã rớt xuống mức 39.000 đồng/kg. Giá này, sau khi trừ chi phí đầu tư thì chỉ có lời chút ít nên người dân đang găm hàng chờ giá lên mới bán. Ông Nguyễn Văn Đệ (ở xã Ea Đinh, huyện Cư M’gar, Đắc Lắc) có 5 tấn cà phê nhưng ông đã bán 2 tấn cách đây một tháng để đầu tư cho vườn cà phê, còn lại 3 tấn để chờ giá cao mới bán. “Cần tiền đầu tư tôi bán thôi, chứ bán giá 38.000 đồng/kg thì nhà nông chúng tôi chỉ có dư chút đỉnh. Những năm trước, chúng tôi thường gửi đại lý nhưng nay họ vỡ nợ nhiều quá, vì thế bây giờ tự trữ cho chắc ăn”.
Với nhiều nông dân, tự tạm trữ cà phê đồng nghĩa với việc phải tự xoay xở vốn để tái đầu tư sản xuất nên cũng rất khó khăn. “Chúng tôi biết rằng tự tạm trữ sẽ khó khăn nhưng không thể làm cách nào khác được, phải tự xoay xở lấy vốn đầu tư mà thôi. Chờ vài ba tháng giá lên cao rồi bán cũng chưa muộn, chứ bán bây giờ thì thiệt lắm vì chẳng có lời bao nhiêu”, ông Võ Công Thành (ở xã Ea Nam, huyện Ea H’leo, Đắc Lắc) trăn trở.
Trong lúc đó, một số gia đình có điều kiện còn mua thêm cà phê của những người cần bán gấp để dự trữ, chờ giá cao bán kiếm lời. Ông Dương Mạnh Tăng (chủ đại lý thu mua cà phê ở xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc) cho biết: “Mặc dù nông dân bán ra ít, nhưng chúng tôi cũng gom được kha khá rồi. Với những nhà có khoảng 3 tấn trở xuống thì họ cũng đã bán gần hết, còn những nhà có từ 7 tấn trở lên thì họ lại mua thêm trữ lại và khi nào được giá mới bán”.
Tuy nhiên, việc nông dân găm hàng không gây bất lợi nhiều cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ở Đắc Lắc. Từ đầu năm đến nay, Đắc Lắc đã xuất khẩu trên 60.000 tấn cà phê, giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng theo các doanh nghiệp, do bà con nông dân không có nhiều vốn để trữ hàng lâu nên sớm muộn cũng phải bán ra thị trường, bởi vậy xuất khẩu cà phê vẫn đạt chỉ tiêu.
Vận chuyển cà phê xuất khẩu ở Simexco Đắc Lắc
 
Ông Lê Đức Thống, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắc Lắc - Simexco Đắc Lắc, cho biết: “Do giá cà phê thấp nên nông dân ít bán và hiện công ty mới thu mua được hơn 30.000 tấn, đạt 30% kế hoạch. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây công ty đã thay đổi hình thức xuất cà phê từ “giao sau” sang “giao ngay” nên không còn lo lắng về nguồn cung. Bây giờ nông dân bán bao nhiêu, chúng tôi mua bấy nhiêu và xuất rải rác cả năm”.
Còn ông Phan Hùng Anh, Phó Giám đốc Công TNHH Anh Minh, cũng cho biết: “Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ở Đắc Lắc đã chuyển sang hình thức “mua ngay, bán ngay”. Vì thế, họ không còn lo lắng mấy trước việc nông dân găm cà phê chờ giá”.
Không phải là biện pháp tối ưu
Vậy việc nông dân “găm” cà phê có lợi hay không? Ông Võ Thanh, Giám đốc Sở Công thương Đắc Lắc, cho rằng: “Việc nông dân găm cà phê chờ giá là một tín hiệu đáng mừng, bởi nó cho thấy họ đã tích lũy được một số vốn nhất định để đối phó với những dịp cà phê rớt giá. Trong khi đó, thị trường cà phê Việt Nam sẽ được lợi về giá khi giảm được tình trạng bán ra ồ ạt như trước đây. Còn Chính phủ, giảm được được nguồn vốn đầu tư cho việc thu mua tạm trữ cà phê”.
Cả ông Lê Đức Thống và ông Phan Hùng Anh đều cho rằng: Việc găm cà phê chờ giá sẽ giúp nông dân hưởng lợi về giá và doanh nghiệp giảm được áp lực về tài chính, chế biến, bán hàng… Từ đó, tránh được việc bị nước ngoài ép giá. Còn theo ông Nguyễn Văn Sinh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đắc Lắc, việc nông dân găm cà phê chờ giá là tốt nhưng trên thực tế số lượng này không nhiều. Những nông dân có diện tích 1ha trở lên mới trữ được cà phê, trong khi ở Tây Nguyên con số này chỉ có khoảng hơn 30%. Vì thế, nó cũng chưa có tác động nhiều đến việc tăng giá cà phê.
Theo cảnh báo của một số chuyên gia và thương nhân, với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, việc găm hàng cũng không hoàn toàn là biện pháp tối ưu, thậm chí phải “trả giá” nếu giá quay đầu giảm bởi khi ấy sẽ diễn ra hoạt động bán tháo ồ ạt và giá sẽ rớt mạnh hơn.
Theo Sài Gòn giải phóng

Nguồn: http://www.sggp.org.vn/kinhte/2012/2/282037/

NỘI DUNG KHÁC

Nhiều thách thức đối với xuất khẩu thủy sản năm 2012

22-2-2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đặt mục tiêu năm 2012 cả nước phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 6,5 tỷ USD. Tuy nhiên, để được mục tiêu này, ngành thủy sản đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Đối thoại gỡ nút thắt ngành thủy sản

22-2-2012

Ngày 20/2, tại TP HCM, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã có buổi gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp thủy sản xung quanh nhiều khó khăn, vướng mắc trong xuất khẩu thủy sản hiện nay.

Giá lúa gạo giảm mạnh

22-2-2012

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến cuối tuần rồi, giá lúa khô loại thường ở ĐBSCL đã giảm từ mức 5.650–5.750 đ/kg của tuần trước xuống còn 5.250-5.400 đkg (giảm 350-400 đ/kg), lúa khô chất lượng cao cũng từ mức 5.800–5.900 đ/kg giảm xuống còn 5.450–5.600 đ/kg (giảm 300-350 đ/kg). Gạo hàng hóa cũng giảm mạnh.

Ấn Độ và bài toán cho xuất khẩu gạo VN

21-2-2012

Được đánh giá là "ứng cử viên sáng giá" cho vị trí nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới vài tháng trước, Việt Nam hiện được cho là khó có khả năng chen chân với Ấn Độ cho vị trí trên vì nước này đã vượt Thái Lan để trở thành nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Thu phí XK cà phê 2USD/tấn: Nông dân có thể chịu thiệt

21-2-2012

Việc thu phí xuất khẩu cà phê (dự kiến bắt đầu thực hiện từ 1.10.2012) không chỉ bị các doanh nghiệp phản đối mà trong quan điểm của lãnh đạo Hiệp hội Cà phê VN (VICOFA) cũng đang có những ý kiến khác nhau.

Cơ hội lớn cho gạo thơm Việt Nam

21-2-2012

Hiệp hội Lương thực VN (VFA) cho biết, trong tháng 1.2012 các doanh nghiệp đã xuất được gần 18.000 tấn gạo thơm.

Govt trước sức ép với cam kết gạo.

21-2-2012

Mặc dù đang có những cảnh báo về các kho dự trữ rất lớn sẽ có để xử lý và cạnh tranh xuất khẩu khắc nghiệt trong năm nay, chính phủ đã nhấn mạnh về bước đi phía trước với chương trình cam kết gạo của họ, vì họ tin rằng các chiến lược sẽ làm tăng giá cả trong nước và thị trường quốc tế.

Những khó khăn trong xuất khẩu cao su năm 2012

15-2-2012

Xuất khẩu cao su năm 2011 khép lại với những khó khăn, đặc biệt là việc xuống giá của cao su trong những tháng cuối năm. Năm 2012, các chuyên gia dự báo xuất khẩu cao su vẫn không tránh khỏi những khó khăn do tác động của thị trường thế giới cũng như trong nước.

Đồng bằng sông Cửu Long xuất 290.000 tấn gạo

15-2-2012

Theo ngành thương mại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, toàn vùng vừa xuất 43.000 tấn gạo, nâng tổng lượng gạo đã xuất từ đầu năm đến nay đạt 290.000 tấn, trị giá 165,6 triệu USD.

2 tỉ USD - đích đến cho con cá tra

15-2-2012

Con cá tra, ba sa Việt Nam đã có mặt ở 135 thị trường trên thế giới, chỉ với khoảng 6.000ha mặt nước. Năm 2011, mặt hàng cá tra mang về kim ngạch xuất khẩu trên 1,8 tỉ USD, xếp vị trí thứ 2 sau mặt hàng tôm trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Song, vụ kiện chống bán phá giá của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vẫn chưa có phán quyết cuối cùng, những rào cản kỹ thuật, thương mại của các nước EU... là những thách thức lớn mà ngành công nghiệp phải vượt qua để về đích 2 tỉ USD trong năm 2012.

Nông dân găm cà phê chờ giá cao

10-2-2012

Tuy các doanh nghiệp khó gom hàng xuất khẩu nhưng việc găm hàng cũng có mặt tích cực là khiến cà phê không rớt giá ngay đầu vụ.

Xuất khẩu hạt điều không lạc quan so với dự báo

10-2-2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa ra dự báo, trong năm 2012 có khả năng lượng điều nhân xuất khẩu đạt 200.000 tấn với kim ngạch 1,75 tỉ đô la Mỹ. Tuy nhiên, con số dự báo khá lạc quan này lại không phù hợp so với những diễn biến hiện nay của thị trường trong nước và thế giới.