TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cần thử nghiệm lập Quỹ Nông thôn mới

Ngày đăng: 17 | 11 | 2011

Thừa Thiên-Huế là một trong những địa phương ở miền Trung rất tích cực trong xây dựng nông thôn mới. Xin giới thiệu bài viết của ông Lê Trường Lưu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh về chương trình này.

Không nên "bó" quy hoạch
Một trong những hạn chế lớn trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) hiện nay là chương trình mới chỉ triển khai ở cấp xã, trong khi đó cần thiết có những quy hoạch, đề án triển khai cấp vùng, liên vùng để làm cơ sở cho quy hoạch các hoạt động kinh tế- xã hội ở cấp xã.
Xây dựng nông thôn mới rất cần có sự hợp tác của quốc tế .
Khi tiến hành quy hoạch NTM cấp xã, nên triển khai quy hoạch chung định hướng cấp vùng, tỉnh, huyện, thì quy hoạch các xã sẽ kết nối thành tổng thể, nhất là về phát triển kinh tế.
Chúng ta cũng cần thiết quy hoạch mạng lưới cụm nông nghiệp, công nghiệp hiện đại làm động lực cho phát triển nông nghiệp tại các vùng, ở đó cần có những vùng sản xuất nông nghiệp quản lý hiện đại, kết nối với công nghiệp, dịch vụ, thị trường.
Quy hoạch NTM cấp xã cũng cần coi như một định hướng chiến lược phát triển nông thôn ở xã. Do đó, bản quy hoạch nên gắn với đề án xác định tương lai phát triển nông nghiệp, nông thôn tại một xã về hạ tầng, mô hình sản xuất kinh tế…
Việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng về sử dụng đất ở từng xã phải gắn với chỉnh trang, sắp xếp lại các khu dân cư, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.
Cần gắn quy hoạch NTM của từng xã với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của vùng, của huyện, nhất là trên các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, hạ tầng sản xuất và hạ tầng dịch vụ thương mại, công nghiệp chế biến, tổ chức phát triển sản xuất để đảm bảo tính thống nhất liên vùng.
Một điểm cần quy hoạch nữa là, quy hoạch, đầu tư xây dựng các cụm, điểm đô thị, hệ thống hạ tầng kết nối để tạo ra các cụm động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của từng vùng.
Tăng cường hợp tác quốc tế
Từ thực tế của Thừa Thiên- Huế, chúng tôi xin kiến nghị một số giải pháp trong xây dựng NTM. Theo đó, đề nghị điều chỉnh một số tiêu chí đạt chuẩn NTM phù hợp với thực tế, T.Ư nên ra các nguyên tắc khi triển khai xây dựng NTM, tiêu chí khung, để quyền các tỉnh tự quyết định mức độ tiêu chí, số lượng theo tình hình thực tế. Có quy định cụ thể về cơ chế hỗ trợ tài chính trong đầu tư xây dựng các tiêu chí NTM phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các vùng.
Về nguồn vốn, trong khi vốn ngân sách có hạn, T.Ư nên bố trí vốn và trao cơ chế thích hợp cho các địa phương khó khăn, từ đó tạo động lực thúc đẩy người dân cùng hưởng ứng, thu hút vốn đầu tư quốc tế, doanh nghiệp trong nước xây dựng NTM.
Cũng trong khuôn khổ hợp tác quốc tế, chúng tôi đề xuất Chính phủ cho thử nghiệm thành lập Quỹ phát triển NTM, trên cơ sở liên kết các nhà tài trợ để tạo ra nguồn vốn cho địa phương, doanh nghiệp, tư nhân, hộ gia đình vay tín dụng trong hoạt động xây dựng hạ tầng, đời sống như nhà cửa, đầu tư phát triển kinh tế trang trại nông nghiệp, dịch vụ…
Thừa Thiên-Huế là tỉnh có tổng diện tích tự nhiên trên 5.062km2 với dân số xấp xỉ 1,091 triệu người, trong đó có 65,7% dân số sống ở nông thôn. Toàn tỉnh hiện có 55/112 xã đặc biệt khó khăn. Thừa Thiên- Huế phấn đấu đến năm 2015 có 30% số xã cơ bản đạt chuẩn NTM và đến năm 2020 có trên 50% số xã đạt chuẩn NTM.
Các khoản vay này gắn chặt với đề án, sự án sản xuất kinh doanh, có thẩm định, theo dõi thường xuyên của Ban Quản lý xây dựng NTM địa phương và các nhà tài trợ. Khi có nguồn vốn này, nên thực hiện chính sách cho vay luân phiên trong cộng đồng, luân phiên giữa các xã.
Chúng ta cũng nên đề nghị các tổ chức quốc tế giúp đỡ quy hoạch và thử nghiệm khu sản xuất nông nghiệp hiện đại, gắn với cụm công nghiệp.
Lê Trường Lưu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế
 

NỘI DUNG KHÁC

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường biện pháp bình ổn giá

17-11-2011

Với mục đích bình ổn giá cả, thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trước và sau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 2051/CT- TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cùng vào cuộc.

5.400 tỷ đồng cho khuyến nông: Thúc đẩy sản xuất hàng hóa lớn

17-11-2011

Trung tâm Khuyến nông quốc gia vừa đề xuất Chính phủ chi 5.400 tỷ đồng cho công tác khuyến nông trong 5 năm tới nhằm tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hình thành sản xuất hàng hóa quy mô lớn…

Áp dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản: Lợi ích lâu dài

17-11-2011

Trong bối cảnh nhiều quy định của các nhà nhập khẩu quốc tế làm người nuôi trồng thủy sản trong nước bối rối thì việc xây dựng và thực hiện Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, quá trình triển khai quy trình này không hề dễ dàng.

Cách nào thu hút đầu tư vào nông nghiệp?

15-11-2011

Là lĩnh vực luôn có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, song việc đầu tư nguồn lực của Nhà nước cũng như doanh nghiệp cho nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng. Làm thế nào để khu vực này thu hút ngày càng nhiều sự tham gia của các doanh nghiệp là câu hỏi làm đau đầu các nhà quản lý. Xin ghi lại một số "kế sách" của các nhà quản lý, chuyên gia kinh tế xung quanh vấn đề này.

Thắt chặt điều kiện KD càphê: Có nâng tầm thương hiệu?

12-11-2011

Bộ Công Thương đang hoàn thiện Dự thảo về điều kiện kinh doanh càphê. Theo đó, thời gian tới, các doanh nghiệp (DN) muốn tham gia xuất khẩu (XK) càphê phải thỏa mãn các điều kiện như: Hai năm liên tục có lượng càphê XK tối thiểu 5.000 tấn/năm; có kho chứa và khả năng chế biến tối thiểu 5.000 tấn/năm, minh bạch về tài chính... Điều này là cần thiết nhưng nhiều ý kiến cho rằng, với thực tế như hiện nay, những quy định trên có thể làm khó DN.

Giải pháp phát triển chè bền vững: Tuân thủ quy trình VietGAP

17-11-2011

Hiện, cả nước có hơn 130.000ha chè, sản lượng chè khô đạt trên 165.000 tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu hơn 133 triệu USD/năm, góp phần giải quyết việc làm cho 400.000 hộ trên địa bàn 35 tỉnh, thành phố. Tuy năng suất chè đã đạt mức bình quân của thế giới, nhưng giá bán chè của nước ta chỉ bằng 60 - 70%. Điều đó cho thấy, ngành chè đang bộc lộ nhiều điểm yếu.

Cá Tầm Nga được nuôi trồng tại Đắk Lắk

14-11-2011

Ngày 12.11.2011, Tập đoàn Cá Tầm Việt Nam đã khai trương điểm nuôi trồng cá Tầm Nga tại Đắk Lắk, sau khi gây dựng thành công 4 điểm nuôi trồng cá Tầm Nga tại Việt Nam là Tuyền Lâm (Lâm Đồng), Đa Mi ( Bình Thuận), Vĩnh Sơn (Bình Định) và Cấm Sơn (Bắc Giang).

Tìm cách thức hỗ trợ nông dân

14-11-2011

Hôm 9/1, tại Hà Nội, Diễn đàn Quốc tế về NN-PTNT đã diễn ra phiên khai mạc dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát. Với tiêu chí bàn bạc kinh nghiệm về chính sách, phương thức, triển khai các chương trình phát triển nông thôn quốc tế, diễn đàn đã diễn ra sôi nổi với nhiều bản tham luận, ý kiến được đưa ra.

Khai mạc Diễn đàn quốc tế về nông nghiệp và phát triển nông thôn

11-11-2011

Nhằm hỗ trợ một cách hiệu quả cho việc triển khai Nghị quyết “Tam nông” và Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, ngày 9 - 11, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức Diễn đàn quốc tế về Nông nghiệp và PTNT. Hơn 200 đại biểu đại diện cho các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ, ngành liên quan cùng hơn 30 tỉnh, thành, viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, đối tác phát triển…đã tham dự diễn đàn.

Quốc tế bàn về nông thôn mới Việt Nam

10-11-2011

Trong 2 ngày 9 và 10.11, gần 100 đại biểu đến từ các nước, tổ chức quốc tế đã dự Diễn đàn “Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” tại Hà Nội. Trọng tâm của diễn đàn này là vấn đề xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.

Diễn đàn quốc tế về nông nghiệp và phát triển nông thôn

9-11-2011

Trong 2 ngày 9 và 10.11, tại Hà Nội, với sự hỗ trợ và tài trợ của các tổ chức FAO, ILO, AFD, Bộ NN và PTNT đã tổ chức Diễn đàn quốc tế về nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Diễn đàn quốc tế về nông nghiệp và phát triển nông thôn

9-11-2011

Nhằm hỗ trợ một cách hiệu quả cho việc triển khai Nghị quyết “Tam nông” và Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, ngày 9/11 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức Diễn đàn quốc tế về Nông nghiệp và PTNT.