TIN TỨC-SỰ KIỆN

Áp dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản: Lợi ích lâu dài

Ngày đăng: 17 | 11 | 2011

Trong bối cảnh nhiều quy định của các nhà nhập khẩu quốc tế làm người nuôi trồng thủy sản trong nước bối rối thì việc xây dựng và thực hiện Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, quá trình triển khai quy trình này không hề dễ dàng.

Nông dân Bạc Liêu thu hoạch tôm.
Nhiều cái khó
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tiêu chuẩn VietGAP ra đời nhằm đưa ngành nuôi trồng thuỷ sản vào quy củ, đồng thời từng bước thay thế những tiêu chuẩn quốc tế như GlobalGAP, ASC, MSC… đang được nhiều doanh nghiệp, nhóm hộ nuôi trồng thuỷ sản áp dụng, tiến tới thống nhất theo một quy chuẩn chung.
TS. Như Văn Cẩn, đại diện Vụ Nuôi trồng Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết, những khó khăn mà VietGAP đang phải đối mặt là yêu cầu của thị trường đối với tiêu chuẩn này rất ít; có sự cạnh tranh gay gắt với các tiêu chuẩn chứng nhận tự nguyện có uy tín khác (BAP, GlobalGAP, ASC). Song cái chính là VietGAP chưa được quốc tế công nhận nên bà con e ngại khi áp dụng.
Được biết, ngày 23/12 tới đây sẽ có một nhóm chuyên gia trong nước và quốc tế làm việc và phân tích xem, liệu các tiêu chí trong tiêu chuẩn VietGAP mà Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành có tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế hay không. "Tuy nhiên, theo quy trình nuôi trồng thuỷ sản thì phải mất ít nhất 3 - 5 năm các tổ chức quốc tế mới có thể xác định được các tiêu chí này. Hiện nay cũng chưa có cơ sở nuôi trồng nào đạt được giấy chứng nhận VietGAP", ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần chứng nhận Vinacert nhấn mạnh.
Lợi nhiều và lâu dài
Theo Tổng cục Thuỷ sản, khi áp dụng VietGAP, cơ sở nuôi trồng thuỷ sản phải đáp ứng được 4 tiêu chí cơ bản là đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, an toàn xã hội và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cho biết, cái khó nhất trong quá trình thực hiện là điều kiện hạ tầng cơ sở nuôi trồng nước ta còn yếu, chủ yếu dưới dạng nông hộ nên hạ tầng vùng nuôi, nhất là thuỷ lợi và hệ thống ao chứa, ao lắng không đáp ứng được yêu cầu. Ngoài ra, áp dụng VietGAP, tức là nuôi trồng theo chuỗi từ con giống, thức ăn đến quy trình nuôi đều phải được cấp chứng nhận, như vậy thì các trại giống phải đạt tiêu chuẩn trước, sau đó mới đến các cơ sở sản xuất thức ăn thuỷ sản rồi mới đến ao nuôi.
Nếu áp dụng quy trình này, bà con nông dân sẽ được nhiều cái lợi, thứ nhất là chi phí giảm. Được biết, hiện nay, người nuôi muốn có chứng nhận MSC của Hội đồng Bảo tồn biển quốc tế (Marine Stewardship Council - MSC) thì phải trả 100.000 USD ở lần đầu chứng nhận với thời hạn 1 năm và 12.000 USD/năm trong những lần chứng nhận sau. Việc áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP cũng không dễ (phải đạt tới hơn 200 tiêu chí phức tạp) và hiện nay mới chỉ có ít doanh nghiệp đạt được. Trong khi để được cấp chứng nhận VietGAP, cơ sở nuôi chỉ phải chi khoảng 10.000 USD/lần chứng nhận.
Cái lợi thứ hai mà bà con nhận được, đó là giá trị sản phẩm tăng lên, kéo theo nhiều cơ hội trong việc xuất khẩu. Bà Thu cho biết, trước mắt những cơ sở đăng ký chứng nhận quy chuẩn VietGAP trong thời gian đầu sẽ được Nhà nước cấp chứng nhận miễn phí, nhưng số tiền đầu tư để đáp ứng tiêu chuẩn đó thì các cơ sở phải tự túc.
Bộ Nông nghiệp và PTNT đang tiến hành phổ biến và áp dụng VietGAP cho 3 đối tượng thủy sản chủ lực là cá tra, tôm sú và tôm thẻ chân trắng trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm.
"Hiện bộ cũng đang nghiên cứu các thị trường bán lẻ của châu Âu để giới thiệu sản phẩm VietGAP; đàm phán với một số đối tác này để đảm bảo sản phẩm nuôi theo quy chuẩn VietGAP có giá cao hơn sản phẩm khác. Điều này kích khích người nuôi tham gia vào quy trình này", bà Thu nói.
Bộ Nông nghiệp và PTNT đặt mục tiêu, tới năm 2020 sẽ có 80% cơ sở nuôi thủy sản tham gia thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn: http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/11/31264.html

NỘI DUNG KHÁC

Cách nào thu hút đầu tư vào nông nghiệp?

15-11-2011

Là lĩnh vực luôn có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, song việc đầu tư nguồn lực của Nhà nước cũng như doanh nghiệp cho nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng. Làm thế nào để khu vực này thu hút ngày càng nhiều sự tham gia của các doanh nghiệp là câu hỏi làm đau đầu các nhà quản lý. Xin ghi lại một số "kế sách" của các nhà quản lý, chuyên gia kinh tế xung quanh vấn đề này.

Thắt chặt điều kiện KD càphê: Có nâng tầm thương hiệu?

12-11-2011

Bộ Công Thương đang hoàn thiện Dự thảo về điều kiện kinh doanh càphê. Theo đó, thời gian tới, các doanh nghiệp (DN) muốn tham gia xuất khẩu (XK) càphê phải thỏa mãn các điều kiện như: Hai năm liên tục có lượng càphê XK tối thiểu 5.000 tấn/năm; có kho chứa và khả năng chế biến tối thiểu 5.000 tấn/năm, minh bạch về tài chính... Điều này là cần thiết nhưng nhiều ý kiến cho rằng, với thực tế như hiện nay, những quy định trên có thể làm khó DN.

Giải pháp phát triển chè bền vững: Tuân thủ quy trình VietGAP

17-11-2011

Hiện, cả nước có hơn 130.000ha chè, sản lượng chè khô đạt trên 165.000 tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu hơn 133 triệu USD/năm, góp phần giải quyết việc làm cho 400.000 hộ trên địa bàn 35 tỉnh, thành phố. Tuy năng suất chè đã đạt mức bình quân của thế giới, nhưng giá bán chè của nước ta chỉ bằng 60 - 70%. Điều đó cho thấy, ngành chè đang bộc lộ nhiều điểm yếu.

Cá Tầm Nga được nuôi trồng tại Đắk Lắk

14-11-2011

Ngày 12.11.2011, Tập đoàn Cá Tầm Việt Nam đã khai trương điểm nuôi trồng cá Tầm Nga tại Đắk Lắk, sau khi gây dựng thành công 4 điểm nuôi trồng cá Tầm Nga tại Việt Nam là Tuyền Lâm (Lâm Đồng), Đa Mi ( Bình Thuận), Vĩnh Sơn (Bình Định) và Cấm Sơn (Bắc Giang).

Tìm cách thức hỗ trợ nông dân

14-11-2011

Hôm 9/1, tại Hà Nội, Diễn đàn Quốc tế về NN-PTNT đã diễn ra phiên khai mạc dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát. Với tiêu chí bàn bạc kinh nghiệm về chính sách, phương thức, triển khai các chương trình phát triển nông thôn quốc tế, diễn đàn đã diễn ra sôi nổi với nhiều bản tham luận, ý kiến được đưa ra.

Khai mạc Diễn đàn quốc tế về nông nghiệp và phát triển nông thôn

11-11-2011

Nhằm hỗ trợ một cách hiệu quả cho việc triển khai Nghị quyết “Tam nông” và Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, ngày 9 - 11, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức Diễn đàn quốc tế về Nông nghiệp và PTNT. Hơn 200 đại biểu đại diện cho các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ, ngành liên quan cùng hơn 30 tỉnh, thành, viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, đối tác phát triển…đã tham dự diễn đàn.

Quốc tế bàn về nông thôn mới Việt Nam

10-11-2011

Trong 2 ngày 9 và 10.11, gần 100 đại biểu đến từ các nước, tổ chức quốc tế đã dự Diễn đàn “Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” tại Hà Nội. Trọng tâm của diễn đàn này là vấn đề xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.

Diễn đàn quốc tế về nông nghiệp và phát triển nông thôn

9-11-2011

Trong 2 ngày 9 và 10.11, tại Hà Nội, với sự hỗ trợ và tài trợ của các tổ chức FAO, ILO, AFD, Bộ NN và PTNT đã tổ chức Diễn đàn quốc tế về nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Diễn đàn quốc tế về nông nghiệp và phát triển nông thôn

9-11-2011

Nhằm hỗ trợ một cách hiệu quả cho việc triển khai Nghị quyết “Tam nông” và Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, ngày 9/11 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức Diễn đàn quốc tế về Nông nghiệp và PTNT.

Đối tác chiến lược Thụy Điển – Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn

26-10-2011

Chiều 25/10/2011, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) và Cơ quan Phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) đã tổ chức Hội thảo công bố hợp tác quan hệ đối tác giữa 2 cơ quan và lễ ra mắt các đối tác chiến lược Thụy Điển cho ngành nông nghiệp.

Gia hạn nộp thuế cho HTX nông, lâm, thủy sản

3-11-2011

Chính phủ vừa quyết định gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 của doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong một số ngành nhằm tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Kiến nghị bỏ hạn ngạch nhập khẩu muối

3-11-2011

Viện Chiến lược và Chính sách nông nghiệp vừa trình Bộ NNPTNT đề án xây dựng cơ chế, chính sách cho ngành muối.