TIN TỨC-SỰ KIỆN

Giải pháp phát triển chè bền vững: Tuân thủ quy trình VietGAP

Ngày đăng: 17 | 11 | 2011

Hiện, cả nước có hơn 130.000ha chè, sản lượng chè khô đạt trên 165.000 tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu hơn 133 triệu USD/năm, góp phần giải quyết việc làm cho 400.000 hộ trên địa bàn 35 tỉnh, thành phố. Tuy năng suất chè đã đạt mức bình quân của thế giới, nhưng giá bán chè của nước ta chỉ bằng 60 - 70%. Điều đó cho thấy, ngành chè đang bộc lộ nhiều điểm yếu.

Vùng nguyên liệu chè ở Thái Nguyên.
Tại "Hội thảo quốc tế chè Thái Nguyên, Việt Nam 2011" được tổ chức trong khuôn khổ Liên hoan Trà quốc tế lần thứ nhất, ông Đặng Viết Thuần, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Thái nguyên hiện có 17.660ha chè, năng suất năm 2010 đạt 107 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 172.000 tấn. Tuy nhiên, việc chế biến chè ở Thái Nguyên vẫn chủ yếu theo phương pháp thủ công, thị trường tiêu thụ chính là nội địa. Lượng chè xuất khẩu ít và giá trị không cao".
Để phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên, giúp sản phẩm chè vươn xa, TS. Lê Quốc Doanh, Phó giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam nhấn mạnh: "Xu hướng tất yếu của ngành chè nói chung và chè Thái Nguyên nói riêng là phải tăng cường đưa giống mới vào sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Muốn vậy, phải sản xuất theo quy trình GAP".
Các đại biểu cũng cho rằng, nguyên nhân khiến giá chè của Việt Nam thấp là do ngành chè còn nghèo nàn về chủng loại, chất lượng, mẫu mã, đặc biệt là búp chè nguyên liệu chưa đáp ứng tiêu chuẩn an toàn cho chế biến chè chất lượng cao; các hộ dân chưa chú trọng kỹ thuật canh tác, mức đầu tư thấp... Vì vậy, điều kiện tiên quyết của ngành chè Việt Nam là phải tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu tuyển chọn giống, sản xuất cho tới thu hái, chế biến, đặc biệt là phải thực sự an toàn và sạch. 
Bà con nông dân hồ hởi với vụ chè năng suất cao.
Ông Manuja Peiris, Giám đốc điều hành Uỷ ban Chè thế giới cho rằng: "Phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình VietGAP chứ không chỉ là đánh bóng thương hiệu rồi cấp chứng nhận bừa bãi, vì đây là yếu tố quyết định sự sống còn của thương hiệu chè Thái Nguyên cũng như của ngành chè Việt Nam".
Năm 2011, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo mở rộng mô hình sản xuất chè an toàn theo quy trình VietGAP cho 3 nhóm gồm 13 hộ tại xóm Hồng Thái (xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên) với diện tích 5ha; 8 hộ của xóm Làng Chủ (xã Trung Hội, huyện Định Hoá), diện tích 2,7ha; 19 hộ ở xóm Hương Hội (xã Sơn Phú, huyện Định Hoá), diện tích 5ha.
Được biết, các tiêu chí về VietGAP trên chè cũng khắt khe như các loại nông sản khác, gồm 12 nội dung như đánh giá và lựa chọn vùng trồng chè; mẫu đất, mẫu nước, quản lý thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất. Tất cả phải ghi chép, lưu trữ hồ sơ, kiểm tra và chịu trách nhiệm về sản phẩm, không phải hộ nông dân hoặc cơ sở sản xuất nào cũng có thể làm được.
Để có được chứng nhận VietGAP, bà con cần phải hoàn thành hồ sơ đăng ký với tư cách trang trại hoặc hợp tác xã, hay tổ hợp tác. Tuy nhiên, việc sản xuất theo quy trình VietGAP giúp tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm từ 10 - 15% so với chè thông thường.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/11/31269.html

NỘI DUNG KHÁC

Cá Tầm Nga được nuôi trồng tại Đắk Lắk

14-11-2011

Ngày 12.11.2011, Tập đoàn Cá Tầm Việt Nam đã khai trương điểm nuôi trồng cá Tầm Nga tại Đắk Lắk, sau khi gây dựng thành công 4 điểm nuôi trồng cá Tầm Nga tại Việt Nam là Tuyền Lâm (Lâm Đồng), Đa Mi ( Bình Thuận), Vĩnh Sơn (Bình Định) và Cấm Sơn (Bắc Giang).

Tìm cách thức hỗ trợ nông dân

14-11-2011

Hôm 9/1, tại Hà Nội, Diễn đàn Quốc tế về NN-PTNT đã diễn ra phiên khai mạc dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát. Với tiêu chí bàn bạc kinh nghiệm về chính sách, phương thức, triển khai các chương trình phát triển nông thôn quốc tế, diễn đàn đã diễn ra sôi nổi với nhiều bản tham luận, ý kiến được đưa ra.

Khai mạc Diễn đàn quốc tế về nông nghiệp và phát triển nông thôn

11-11-2011

Nhằm hỗ trợ một cách hiệu quả cho việc triển khai Nghị quyết “Tam nông” và Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, ngày 9 - 11, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức Diễn đàn quốc tế về Nông nghiệp và PTNT. Hơn 200 đại biểu đại diện cho các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ, ngành liên quan cùng hơn 30 tỉnh, thành, viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, đối tác phát triển…đã tham dự diễn đàn.

Quốc tế bàn về nông thôn mới Việt Nam

10-11-2011

Trong 2 ngày 9 và 10.11, gần 100 đại biểu đến từ các nước, tổ chức quốc tế đã dự Diễn đàn “Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” tại Hà Nội. Trọng tâm của diễn đàn này là vấn đề xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.

Diễn đàn quốc tế về nông nghiệp và phát triển nông thôn

9-11-2011

Trong 2 ngày 9 và 10.11, tại Hà Nội, với sự hỗ trợ và tài trợ của các tổ chức FAO, ILO, AFD, Bộ NN và PTNT đã tổ chức Diễn đàn quốc tế về nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Diễn đàn quốc tế về nông nghiệp và phát triển nông thôn

9-11-2011

Nhằm hỗ trợ một cách hiệu quả cho việc triển khai Nghị quyết “Tam nông” và Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, ngày 9/11 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức Diễn đàn quốc tế về Nông nghiệp và PTNT.

Đối tác chiến lược Thụy Điển – Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn

26-10-2011

Chiều 25/10/2011, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) và Cơ quan Phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) đã tổ chức Hội thảo công bố hợp tác quan hệ đối tác giữa 2 cơ quan và lễ ra mắt các đối tác chiến lược Thụy Điển cho ngành nông nghiệp.

Gia hạn nộp thuế cho HTX nông, lâm, thủy sản

3-11-2011

Chính phủ vừa quyết định gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 của doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong một số ngành nhằm tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Kiến nghị bỏ hạn ngạch nhập khẩu muối

3-11-2011

Viện Chiến lược và Chính sách nông nghiệp vừa trình Bộ NNPTNT đề án xây dựng cơ chế, chính sách cho ngành muối.

Năm 2012 sẽ đầu tư khoảng 370.000 tỷ đồng cho nông nghiệp

3-11-2011

Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục ưu tiên bố trí ngân sách đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp để tăng trưởng bền vững

3-11-2011

Nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt, trong khi sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải cung cấp sản lượng lương thực nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu, vì thế không còn cách nào khác là ngành nông nghiệp phải nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm. Đó cũng chính là mục tiêu của việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp và PTNT trong bối cảnh hiện nay.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Tập trung ưu tiên sắp xếp lại lĩnh vực đầu tư

3-11-2011

Xung quanh việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng, ngành sẽ còn nhiều việc phải làm để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, hướng tới phát triển bền vững. Về vấn đề này, ông Trang Hiếu Dũng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho rằng: