THỊ TRƯỜNG

CP Thái Lan tăng giá thu mua lúa: Giá lúa ở VN cũng tăng theo

Ngày đăng: 29 | 09 | 2011

Giá lúa thường trong nước hiện dưới 7.000 đồng/kg, dự báo sẽ tăng lên 8.000 – 9.000 đồng/kg, tùy loại vào tháng tới.

Từ ngày 7-10 tới, Chính phủ  Thái Lan sẽ áp dụng chương trình hỗ trợ giá bán lúa cho nông dân với mức giá 15.000 baht/tấn lúa thường, lúa thơm 20.000 baht/tấn. Với mức trợ giá này, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan sẽ tăng lên 800 USD/tấn và sẽ kéo giá lúa gạo của các nước xuất khẩu tăng theo đáng kể.
Tăng giá thu mua lúa
Giá lúa tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong tuần qua bắt đầu tăng khá cao so với hồi giữa tháng 9. Lúa khô loại thường thu mua tại kho hiện từ 6.650 - 6.750 đồng/kg, lúa hạt dài từ 6.800 - 6.900 đồng/kg, mức tăng bình quân 150 đồng/kg). Giá gạo nguyên liệu cũng tăng tương ứng, từ 8.850 - 9.050 đồng/kg. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang tăng cường thu mua để dự trữ cũng như phục vụ xuất khẩu.
Ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết giá lúa gạo trong nước tăng là do đang rơi vào thời điểm cuối vụ hè thu không còn nhiều lúa gạo, cũng như tình hình lũ lụt đang đe dọa. Một nguyên nhân khác là Việt Nam cũng vừa ký hợp đồng xuất khẩu gạo sang Indonesia, với số lượng 400.000 tấn. Số lượng này cũng đã được chia cho các doanh nghiệp trong nước chuẩn bị nguồn hàng để giao hàng trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, VFA còn cho biết việc tăng giá lúa gạo thu mua trong nước những ngày qua còn do các tác động từ tình hình tăng giá gạo xuất khẩu trên thế giới. Theo đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng từ 30 - 50 USD/tấn (gạo 5% tấm 560 USD/tấn, gạo 15% tấm 540 USD/tấn). Tình hình lũ lụt ở Ấn Độ, Bangladesh và bão ở Philippines góp phần tác động đến giá gạo xuất khẩu thế giới tăng.
Cơ hội lớn cho Việt Nam
VFA cho biết giá thu mua lúa gạo sẽ còn tăng và tăng mạnh vào tháng 10 tới, phần lớn do tác động từ thay đổi chính sách của Thái Lan. Từ ngày 7-10, Chính phủ Thái Lan sẽ hỗ trợ giá bán lúa thông qua thu mua lúa của nông dân với giá cao  15.000 baht/tấn lúa thường và 20.000 baht/tấn lúa thơm để bán lại cho doanh nghiệp xuất khẩu của họ.
Hiện nay, Indonesia đang cho đấu thầu nhập khẩu thêm 100.000 tấn gạo.  Việc tăng giá thu mua lúa và tăng giá xuất khẩu gạo của Thái Lan sẽ là cơ hội cho Việt Nam tiếp tục trúng thầu xuất khẩu gạo sang Indonesia và các nước vì có mức giá hợp lý hơn.
Đặc biệt, đối với nông dân, tác động từ Thái Lan sẽ khiến giá lúa thường trong nước từ dưới 7.000 đồng/kg, tăng lên ít nhất 8.000 - 9.000 đồng/kg, tùy loại vào tháng tới. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước cho rằng đây đang là cơ hội lớn cho sản xuất lúa và xuất khẩu gạo của Việt Nam, mở ra hướng cạnh tranh với gạo Thái trên thị trường thế giới. Ông Cao Minh Lãm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang, nhận định giá lúa gạo trong nước tăng cao sẽ kích thích nông dân mở rộng sản xuất. Lúc này nguồn cung sẽ dồi dào, xuất khẩu sẽ rộng mở hơn.
Cần có biện pháp hài hòa
Theo TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, việc tăng giá lúa gạo sẽ giúp nông dân hưởng lợi nhưng sẽ khiến người tiêu dùng trong nước phải mua gạo với giá cao, ảnh hưởng không nhỏ đến chi tiêu. Do vậy, Nhà nước cần có biện pháp bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các thành phần. 
Theo đề xuất của VFA, Nhà nước có thể giải quyết bằng cách điều tiết thuế xuất khẩu gạo. Lúc này, doanh nghiệp phải tính toán cân đối giá thu mua trong nước không quá cao (do có thuế xuất khẩu), người tiêu dùng sẽ mua gạo với mức giá hợp lý và Nhà nước cũng có thêm nguồn thu.
Một vấn đề khác là do thay đổi chính sách tăng giá từ trong nước, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Thái Lan đã có kế hoạch tìm kiếm nguồn gạo từ các nước, với mức giá phù hợp, trong đó có Việt Nam và Campuchia. Trong nhiều tháng qua, doanh nghiệp Thái Lan cũng đã khảo sát tình hình tại Việt Nam và Campuchia để mở văn phòng, hợp tác liên doanh, liên kết hoặc đầu tư 100% vốn nước ngoài. Thời gian qua, một số doanh nghiệp Thái Lan cũng đã mua gạo thơm Jasmine của Việt Nam để đóng gói mang thương hiệu của họ, cho xuất bán thử sang Trung Quốc và có mức lãi đáng kể. Trước thông tin này, ông Phạm Văn Bảy cho rằng đây là vấn đề mà Nhà nước cũng như doanh nghiệp trong nước phải nhanh chóng tính toán biện pháp để đối phó.
Ký hợp đồng xuất khẩu 6,8 triệu tấn gạo
Theo VFA, cho đến cuối tháng 9-2011, đã ký hợp đồng xuất khẩu được 6,8 triệu tấn gạo, trong đó đã giao được 5,67 triệu tấn gạo, trị giá hơn 2,7 tỉ USD. Hiện lượng hàng chưa giao là 1,167 triệu tấn, lượng gạo tồn kho của các doanh nghiệp là 1,471 triệu tấn.
Theo Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT, vụ hè thu đã xuống giống 1,63 triệu/1,65 triệu ha, sản lượng 8,948 triệu tấn lúa. Vụ thu đông cũng đã xuống giống được 590.000 ha/617.000ha. Hiện một số địa phương cũng đang thu hoạch sớm vụ thu đông.
 
Theo LĐO

NỘI DUNG KHÁC

Sắn rớt giá, nông dân thiệt nặng

29-9-2011

Những ngày mưa lớn vừa qua, nông dân Thừa Thiên- Huế ào ạt thu hoạch sắn để tránh sắn bị hư hại. Tuy nhiên, chính việc tranh nhau thu hoạch cùng lúc đã đưa đến cảnh sắn bị rớt giá, nông dân thua thiệt lớn.

Nguồn cung cà phê từ Việt Nam sẽ nhấn chìm nỗ lực tăng giá cà phê

28-9-2011

Trong phiên giao dịch ngày 26/9, giá cà phê bật tăng trở lại sau khi mất 20% trong tháng 9. Tuy vậy, nguồn cung từ Việt Nam và Nam Mỹ sẽ nhấn chìm nỗ lực tăng giá cà phê.

Giá cà phê Robusta giảm mạnh

28-9-2011

Nông dân Việt Nam và Brazil mang đến cho thế giới một vụ mùa robusta kỷ lục trong niên vụ bắt đầu từ tháng tới, làm giá cà phê tương lai sụt giảm càng mạnh mẽ khiến Kraft và Smucker giảm giá.

An toàn vệ sinh thủy sản của Việt Nam tương đương Nhật Bản

28-9-2011

Đây là nhận xét được đoàn thanh tra của Nhật Bản đưa ra sau khi thanh tra một số cơ sở nuôi và chế biến thủy sản của Việt Nam từ ngày 12-15/9.

Giá tôm và cá tra tăng mạnh

28-9-2011

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá tôm sú loại 1 hiện có giá khoảng 245 nghìn đồng/kg, tôm càng xanh phổ biến ở mức 210 đến 220 nghìn đồng/kg, tôm chân trắng khoảng 140 nghìn đồng/kg còn tôm hùm lên xấp xỉ 1,7 triệu đồng/kg loại 1.

Cuối năm, có đủ gạo để xuất khẩu với giá cao?

28-9-2011

Trước nhiều thông tin tốt về thị trường xuất khẩu, giá lúa gạo tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tăng khá mạnh vào đầu tuần cuối tháng 9 này.

Diễn biến mới trên thị trường gạo: Trung Quốc có thể quay lại thị trường?

28-9-2011

Liệu Trung Quốc có trở lại thị trường gạo toàn cầu? Thái Lan hủy bỏ hợp đồng gạo với Indonesia, làm gia tăng tranh cãi về chương trình thu mua gạo của nước này. Ấn Độ và Việt Nam tiếp tục giao dịch sôi động. Iraq mua gạo từ Ấn Độ, thay vì từ Nam Mỹ.

Mía đường đã vào vụ nhưng giá bán lẻ vẫn không giảm

28-9-2011

Sản lượng đường trong nước đang tăng do niên vụ mới đã bắt đầu. Các nhà máy cũng đã giảm giá bán, nhưng trên thị trường người tiêu dùng vẫn đang phải mua đường với giá 23.000 đồng/kg.

Sản lượng lúa năm 2011 có thể đạt mức kỷ lục trên 42 triệu tấn

28-9-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa ra ước tính sơ bộ 3 vụ lúa trong năm 2011. Theo đó, tổng diện tích lúa cả năm đạt khoảng trên 7,7 triệu ha, tăng hơn 200 ngàn ha; năng suất ước đạt xấp xỉ 55 tạ/ha, tăng 1,5 tạ/ha; tổng sản lượng đạt mức kỷ lục trên 42 triệu tấn, tăng hơn 2 triệu tấn so với sản lượng năm 2010.

Giá muối đang tương đối ổn định

28-9-2011

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích sản xuất muối cả nước tháng 9/2011 ước đạt 14.615 ha (bằng 96,7% so với năm 2010), trong đó, diện tích muối thủ công đạt 11.651 ha; diện tích muối công nghiệp đạt 2.964 ha.

Chủ tịch ngân hàng trung ương Thái Lan: Thị trường sẽ quyết định giá gạo chứ không phải Chính phủ

27-9-2011

Chủ tịch ngân hàng trung ương Thái Lan bày tỏ quan điểm giá gạo nên thay đổi theo các yếu tố cơ bản của thị trường, thay vì do chính phủ quyết định, đồng thời cũng đồng tình với quyết định hạ dự báo GDP của Thái Lan mà ADB công bố vừa qua do nhận định kim ngạch xuất khẩu gạo của nước này giảm sút.

Khi nào thị trường gạo sẽ hết người mua?

27-9-2011

Gạo là một hàng hóa chính trị và các chính phủ đóng một vai trò lớn ở phía cầu và dường như trong năm 2011, nhu cầu này yếu hơn so với năm 2010.