THỊ TRƯỜNG

Sắn rớt giá, nông dân thiệt nặng

Ngày đăng: 29 | 09 | 2011

Những ngày mưa lớn vừa qua, nông dân Thừa Thiên- Huế ào ạt thu hoạch sắn để tránh sắn bị hư hại. Tuy nhiên, chính việc tranh nhau thu hoạch cùng lúc đã đưa đến cảnh sắn bị rớt giá, nông dân thua thiệt lớn.

Sắn ùn ứ trước nhà máy
Sáng 27.9, hàng chục xe chở sắn về nhập cho Nhà máy Tinh bột sắn Fococev Thừa Thiên - Huế (Phong An, Phong Điền) bị ùn ứ trên Quốc lộ 1A đoạn trước cổng nhà máy. Lực lượng CSGT huyện Phong Điền phải cắt cử lực lượng túc trực tại đoạn đường này để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông. Anh Đỗ Ngọc Lộc - người chở sắn từ xã Phong Xuân vào nhập cho nhà máy, cho biết, anh phải đợi đến 2 ngày mới nhập được sắn.
Người dân xã Phong An thu hoạch sắn chạy lũ để bán với giá rẻ mạt.
 
Ông Nguyễn Chánh Trực (thôn Đồng Lâm, xã Phong An) chở xe sắn đầy ứ đến nhà máy từ tờ mờ sáng 27.9, nhưng đến trưa cùng ngày vẫn phải đứng chờ ngoài cổng. Ông Trực cho biết, gia đình ông trồng tổng cộng 1 mẫu sắn, nhưng đến nay mới chỉ nhập cho nhà máy được 2 sào. "Mỗi ngày chờ dài cổ mới nhập được xe sắn. Với đà này thì vài ngày nữa là sắn của gia đình tui bị thối sạch do đã ngập úng"- ông Trực lo lắng.
Theo ông Nguyễn Văn Cho - Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, toàn huyện có tới 300ha sắn chưa thu hoạch với tổng sản lượng khoảng 6.000 tấn. Trong khi đó, công suất kho chứa của Nhà máy Tinh bột sắn Fococev Thừa Thiên - Huế chỉ gần 1.500 tấn. Đây là nguyên nhân khiến người trồng sắn ở huyện chở hàng đến nhập cho nhà máy phải đứng chờ thời gian dài. Sắn ùn ứ khiến tiến độ thu hoạch của người dân bị chậm, nhiều diện tích hư hỏng do ngập úng.
Theo tìm hiểu của NTNN, tỉnh Thừa Thiên - Huế có khoảng 7.500ha sắn nguyên liệu, nhưng đến nay chỉ mới có khoảng 10% diện tích được thu hoạch. Ngoài Phong Điền, sắn tập trung nhiều ở các huyện Nam Đông, A Lưới, Hương Trà. Hầu hết sản lượng sắn trên địa bàn đều được nhập cho Nhà máy Tinh bột sắn Fococev Thừa Thiên - Huế. Trước tình trạng mưa lũ làm ngập úng, người dân buộc phải thu hoạch sắn nhưng do công suất của nhà máy thu mua không lớn khiến một lượng sắn khổng lồ bị ùn ứ và hư hỏng.
Dân bị ép giá ?
Ông Nguyễn Đắc Tý (thôn Đồng Lâm, xã Phong An) cho biết, lợi dụng việc người dân ồ ạt đến nhập sắn, Nhà máy Tinh bột sắn Fococev Thừa Thiên - Huế đã hạ giá thu mua. "Cách đây 1 tháng, 1kg sắn tươi có giá 1.700 đồng, nhưng hiện nay họ giảm còn 1.300 đồng. Trong khi năm 2010 1kg sắn có giá 2.200 đồng/kg"- ông Tý bức xúc. Theo ông Tý, sở dĩ người trồng sắn bị ép giá là do Nhà máy Tinh bột sắn Fococev Thừa Thiên - Huế gần như là nơi nhập sắn duy nhất trên địa bàn, nên người dân không có nhiều lựa chọn.
Năm 2010, khi sắn tươi nguyên liệu được thu mua với giá 2.200 đồng/kg, rất nhiều hộ dân ở Thừa Thiên - Huế đổ xô chặt bỏ các cây trồng khác, nhất là cây keo, để trồng sắn.
Nhiều nông dân khác buồn bã nói rằng, hiện là thời điểm mưa lũ, nhà máy mua giá bao nhiêu thì dân phải bán bấy nhiêu. Vì nếu không bán thì sắn sẽ bị hư hỏng do thối rữa, dẫn đến nhà nông trắng tay. "Với giá thu mua hiện nay của nhà máy, người trồng sắn lỗ nặng do chi phí trồng, chăm sóc, vận chuyển cao hơn mọi năm nhưng giá sắn bán ra lại thấp hơn nhiều"- anh Bình kể.
Trao đổi với NTNN, ông Nguyễn Đình Hưng - Phó Giám đốc Nhà máy Tinh bột sắn Fococev Thừa Thiên - Huế, cho biết, vì lượng sắn người dân chở về nhập quá lớn nên những ngày qua nhà máy phải tiến hành thu mua từ 7 giờ đến 21 giờ. Hiện mỗi ngày nhà máy thu mua từ 500-600 tấn sắn.
Về tình trạng giá thu mua sắn xuống thấp hơn nhiều so với năm 2010, ông Hưng giải thích là do năm trước… giá cao đột biến. Ông Hưng cũng nói rằng không có chuyện nhà máy lợi dụng mưa lũ để ép giá đối với người dân (?!).
Theo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

Nguồn cung cà phê từ Việt Nam sẽ nhấn chìm nỗ lực tăng giá cà phê

28-9-2011

Trong phiên giao dịch ngày 26/9, giá cà phê bật tăng trở lại sau khi mất 20% trong tháng 9. Tuy vậy, nguồn cung từ Việt Nam và Nam Mỹ sẽ nhấn chìm nỗ lực tăng giá cà phê.

Giá cà phê Robusta giảm mạnh

28-9-2011

Nông dân Việt Nam và Brazil mang đến cho thế giới một vụ mùa robusta kỷ lục trong niên vụ bắt đầu từ tháng tới, làm giá cà phê tương lai sụt giảm càng mạnh mẽ khiến Kraft và Smucker giảm giá.

An toàn vệ sinh thủy sản của Việt Nam tương đương Nhật Bản

28-9-2011

Đây là nhận xét được đoàn thanh tra của Nhật Bản đưa ra sau khi thanh tra một số cơ sở nuôi và chế biến thủy sản của Việt Nam từ ngày 12-15/9.

Giá tôm và cá tra tăng mạnh

28-9-2011

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá tôm sú loại 1 hiện có giá khoảng 245 nghìn đồng/kg, tôm càng xanh phổ biến ở mức 210 đến 220 nghìn đồng/kg, tôm chân trắng khoảng 140 nghìn đồng/kg còn tôm hùm lên xấp xỉ 1,7 triệu đồng/kg loại 1.

Cuối năm, có đủ gạo để xuất khẩu với giá cao?

28-9-2011

Trước nhiều thông tin tốt về thị trường xuất khẩu, giá lúa gạo tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tăng khá mạnh vào đầu tuần cuối tháng 9 này.

Diễn biến mới trên thị trường gạo: Trung Quốc có thể quay lại thị trường?

28-9-2011

Liệu Trung Quốc có trở lại thị trường gạo toàn cầu? Thái Lan hủy bỏ hợp đồng gạo với Indonesia, làm gia tăng tranh cãi về chương trình thu mua gạo của nước này. Ấn Độ và Việt Nam tiếp tục giao dịch sôi động. Iraq mua gạo từ Ấn Độ, thay vì từ Nam Mỹ.

Mía đường đã vào vụ nhưng giá bán lẻ vẫn không giảm

28-9-2011

Sản lượng đường trong nước đang tăng do niên vụ mới đã bắt đầu. Các nhà máy cũng đã giảm giá bán, nhưng trên thị trường người tiêu dùng vẫn đang phải mua đường với giá 23.000 đồng/kg.

Sản lượng lúa năm 2011 có thể đạt mức kỷ lục trên 42 triệu tấn

28-9-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa ra ước tính sơ bộ 3 vụ lúa trong năm 2011. Theo đó, tổng diện tích lúa cả năm đạt khoảng trên 7,7 triệu ha, tăng hơn 200 ngàn ha; năng suất ước đạt xấp xỉ 55 tạ/ha, tăng 1,5 tạ/ha; tổng sản lượng đạt mức kỷ lục trên 42 triệu tấn, tăng hơn 2 triệu tấn so với sản lượng năm 2010.

Giá muối đang tương đối ổn định

28-9-2011

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích sản xuất muối cả nước tháng 9/2011 ước đạt 14.615 ha (bằng 96,7% so với năm 2010), trong đó, diện tích muối thủ công đạt 11.651 ha; diện tích muối công nghiệp đạt 2.964 ha.

Chủ tịch ngân hàng trung ương Thái Lan: Thị trường sẽ quyết định giá gạo chứ không phải Chính phủ

27-9-2011

Chủ tịch ngân hàng trung ương Thái Lan bày tỏ quan điểm giá gạo nên thay đổi theo các yếu tố cơ bản của thị trường, thay vì do chính phủ quyết định, đồng thời cũng đồng tình với quyết định hạ dự báo GDP của Thái Lan mà ADB công bố vừa qua do nhận định kim ngạch xuất khẩu gạo của nước này giảm sút.

Khi nào thị trường gạo sẽ hết người mua?

27-9-2011

Gạo là một hàng hóa chính trị và các chính phủ đóng một vai trò lớn ở phía cầu và dường như trong năm 2011, nhu cầu này yếu hơn so với năm 2010.

Các yếu tố cơ bản vững đẩy giá hạt tiêu Ấn Độ tăng cao hơn

27-9-2011

Giá hạt tiêu tương lai tiếp tục tăng trong phiên giao dịch ngày 22/9 tại thị trường Ấn Độ do nhu cầu của các nhà giao dịch quốc tế vẫn mạnh, nguồn cung hạn chế trên thị trường hạt tiêu vật chất.