TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hiện đại hóa tàu cá: Ngư dân thiếu mặn mà?

Ngày đăng: 31 | 08 | 2011

Việc xây dựng đội tàu cá hiện đại có đủ khả năng hoạt động ở các vùng biển xa bờ đã và đang được đặt ra đối với ngành thủy sản ngoài mục đích nâng cao sản lượng đánh bắt còn đảm bảo tính an toàn cho ngư dân... Tuy nhiên, việc hiện đại hóa tàu cá không hề dễ dàng mà một trong những nguyên nhân là do ngư dân chưa thực sự mặn mà. Đây là một trong những thông tin được đưa ra tại Hội thảo Hiện đại hóa tàu cá do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức sáng nay (30/11) tại Hà Nội.

Cho vẫn không đắt

Khảo sát tại một số nhóm tàu đã thoát nạn từ Hoàng Sa trong cơn bão Chanchu năm 2005 trở về cũng như những đánh giá đội tàu câu mực xà năm 2010 cho thấy, các tàu được khảo sát có thể đảm bảo về kết cấu, ổn định và có thể hoạt động trong điều kiện sóng gió cấp 8 tại các khu vực Hoàng Sa, Trường Sa. Tuy nhiên, hầu hết các tàu đều có chung tồn tại là bố trí cửa, khoang, nắp hầm trên tàu chưa đảm bảo điều kiện kín nước theo quy định; trang thiết bị trên tàu chưa đáp ứng được yêu cầu để có thể họat động tại các vùng biển trên; các tàu đều sử dụng máy cũ làm máy chính trên tàu; 90% các tàu của ngư dân vẫn không có đèn tín hiệu; điều kiện làm việc thiếu an toàn...
Sự việc con tàu Vĩnh Hải của ông Huỳnh Văn Minh ở xã Nghĩa An (Tư Nghĩa - Quảng Ngãi) có công suất 150 cv được đóng bằng vỏ gỗ bị chìm cách đảo Lý Sơn, (Quảng Ngãi) khoảng 7 hải lý xảy ra mới đây là một trong những minh chứng này. Vỏ tàu được đóng theo dạng tàu đánh cá, máy tàu đã quá cũ, chi tiết máy không còn đảm bảo an toàn, do đó khi ép ga sẽ khiến cho tắc nhớt, lột nhên, gãy trục máy, khi bị chết máy, tàu sẽ có nguy cơ bị lật úp...
Nhiều tàu cá hiện nay đánh bắt xa bờ nhưng trang thiết bị lại cũ kỹ, không đảm bảo an toàn
 
Trong khi đó, theo Quyết định 289/TTg của Thủ tướng Chính phủ, nếu đóng mới tàu cá lắp máy từ 90 cv (mã lực) trở lên trong vòng 3 năm từ 2008-2010, mỗi năm ngư dân sẽ được hỗ trợ 70 triệu đồng, như vậy nếu lắp máy mới công suất 90 cv với dòng giá rẻ của Yanmar, ngư dân sẽ không tốn một đồng nào, thậm chí còn dư ra. Tuy nhiên, trên thực tế trong 3 năm qua, cả nước chỉ có 6 tàu cá được lắp máy mới. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, theo ông Đặng Quang Huy, Trưởng phòng Phòng Quản lý tàu cá (Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản), dù Nhà nước cho không máy nhưng ngư dân vẫn phải bỏ ra số tiền mua máy ban đầu và được trả lại trong 3 năm. Việc này vượt khả năng kinh tế của họ, trong khi ngân hàng lại không mặn mà gì khi cho ngư dân vay vốn đóng tàu. Do vậy, nếu mua máy cũ với số tiền bằng 1/3 - ½ giá máy mới sẽ phù hợp hơn với túi tiền của họ và chỉ cần 1-2 chuyến biển nếu được mùa sẽ thu được số vốn bỏ ra. Thứ hai, máy cũ thường là các dòng máy phù hợp với thói quen sử dụng của ngư dân, dễ sửa chữa và nếu có hỏng hóc thì luôn có phụ tùng đi kèm thay thế mà không bỏ lỡ chuyến biển, trong khi đó mua máy mới dù được bảo hành song thủ tục rườm rà, thời gian chờ đợi lấy phụ tùng lâu, lỡ cơ hội làm ăn của ngư dân....Đến nay đội tàu cá của ngành thủy sản vẫn chủ yếu là cá tàu trang bị thô sơ, đơn giản không đủ điều kiện an toàn tối thiểu cũng như đảm bảo hiệu quả kinh tế. 

Một vấn đề khác cũng rất đáng quan tâm, theo ông Huy đó là dù trang bị máy lớn, hoạt động ở các vùng biển cách bờ hàng trăm hải lý, các tàu cá hiện nay vẫn chủ yếu hoạt động theo phương pháp truyền thống ít có sự tính toán về kết cấu và ổn định (không có thiết kế hoặc chỉ là các thiết kế mẫu), việc giám sát đóng mới của đăng kiểm vẫn mang tính hình thức hoặc chưa tuân thủ theo quy trình, không có điều kiện thử tàu theo quy định, các trang thiết bị trên tàu chủ yếu là giản đơn không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật. Hầu hết, các tàu chỉ được tiến hành kiểm tra, gia hạn hàng năm mà chưa thực hiện việc kiểm tra định kỳ theo quy định. Trong khi đó, bản thân các thuyền viên trên tàu cá dù đã quen dần với việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại song vẫn chỉ ở những biết ban đầu và vẫn chưa tận dụng hết các tính năng ưu việt của máy móc; thậm chí nhiều thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá đã có bằng theo quy định, song chất lượng đào tạo chưa cao, ngư dân hầu như chưa được huấn luyện cơ bản về phòng ngừa tai nạn và tìm kiếm, cứu nạn...
“Kinh phí cho tàu hoạt động rất ít vì thế nhiều con tàu đóng xong lại để đấy. Trong khi cơ chế chính sách cho nhà sản xuất không phù hợp còn cơ sở pháp lý cho tàu hoạt động, yêu cầu đóng tàu phải có thiết kế nhưng các cơ sở đóng tàu lại không dựa vào đó...”, ông Huy chia sẻ.
Không cứ phải là tàu xa bờ
Để đảm bảo an toàn cho các tàu cá hoạt động cũng như tăng năng suất, hiệu quả khai thác nguồn lợi thủy sản, vấn đề hiện đại hóa tàu cá hết sức quan trọng. Việc hiện đại hóa tàu cá được ưu tiên trước hết là các tàu cá xa bờ mà trọng tâm là khối tàu cá hoạt động ở các vùng biển xa, làm nghề có giá trị kinh tế cao; phát triển đội tàu cá hiện đại được tiến hành song song giữa việc cải tạo, nâng cấp các tàu hiện có và đóng mới các tàu hiện đại...
Từ khi có chương trình vay vốn đóng tàu cá xa bờ của Nhà nước, đội tàu cá xa bờ của nước ta đã phát triển nhanh chóng, từ chỗ chỉ có 1.000 chiếc, sau 15 năm đã có trên 22.000 chiếc. Song song với đó, công suất tàu cá ngày một tăng từ 250 mã lực (cv) lên tới 800 mã lực...
Song ông Nguyễn Tiến Vĩnh, nguyên Giám đốc Công ty thiết kế cơ khí (Bộ Thủy sản cũ), cho rằng, trước khi hiện đại hóa tàu cá phải trả lời cho được 3 câu hỏi, tại sao ngư dân không mặn mà với những tàu được coi là trang bị hiện đại; tại sao Nhà nước có chính sách hỗ trợ vốn cho mua máy, nghi khí hóa học, dầu nhớt... nhưng chính sách không đến được với dân hoặc đến nhưng không khuyến khích họ và chính sách nào đã khiến các đầu nậu tập hợp và khuyến khích ngư dân đi theo họ chứ không theo các tổ chức mang tính chất nhà nước...

Cũng theo ông Nguyễn Tiến Vĩnh, không thể coi đội tàu cá hiện đại tất cả phải là tàu xa bờ. Có thể phân ra 5 loại tàu nằm trong cơ cấu đầy đủ cho đội tàu cá của Việt Nam từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Và đặc biệt việc xây dựng tàu cá hiện đại phải xác định được số lượng cho mỗi loại tàu thích ứng với mỗi vùng biển; đồng thời phải đánh giá mức độ trang thiết bị khai thác, chế biến, nghi khí hàng hải và các tiêu chuẩn an toàn cho mỗi chủng loại tàu; tính toàn cho một số mẫu tàu cần đóng mới và thay thế trong tương lai đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa tàu cá...
Trong khi đó, theo ông Chu Tiến Vĩnh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cả nước hiện có khoảng 130.000 tàu đánh cá, vì thế chúng ta chỉ có thể đóng mới một số ít, chứ không thể thay thế toàn bộ. Để hiện đại hóa tàu cá phải chú ý tới rất nhiều vấn đề như đào tạo nhân lực, đời sống y tế, lao động, hiện có tới 99% các tàu các hiện nay không có nhà vệ sinh, chỉ riêng vấn đề này đã xảy ra không ít tai nạn thương tâm. Ngoài ra, trong tương lai, vỏ tàu phải chuyển dần từ gỗ sang thép, trên tàu hiện đại phải thiết kế cả kho bảo quản lạnh...
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/xahoi/2011/8/29967.html

NỘI DUNG KHÁC

Điểm tin báo chí nông nghiệp nông thôn tháng 07 năm 2011

31-7-2011

Xin trân trọng kính mời quý vị theo dõi tin tức báo chí tổng hợp về nông nghiệp nông thôn trong tháng 07 năm 2011 của chúng tôi.

Phát triển mô hình sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ bền vững

30-8-2011

Ngày 30/8, hội thảo giá hiệu quả hoạt động của dự án "Mô hình sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ bền vững" được tổ chức tại Thái Nguyên.

Phát huy tiềm lực của thị trường nội địa

30-8-2011

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" sẽ có hiệu quả hơn khi chính bản thân các doanh nghiệp trong nước hiểu rõ được tiềm lực của thị trường trong nước. Trong bối cảnh nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, việc phát huy tiềm lực của thị trường nội địa sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Từ ngày 1-10 miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

30-8-2011

Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013

Ngăn chặn kịp thời rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa

30-8-2011

Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật, trong tháng 8, các ổ dịch lùn sọc đen phát sinh chủ yếu trên lúa tại các tỉnh Duyên hải Bắc Trung bộ và miền núi. Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ phát sinh gây hại trên diện rộng tại các tỉnh phía Bắc. Trong khi đó, các tỉnh phía Nam bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lại đang có chiều hướng gia tăng.

Hơn 100 tỷ đồng cho chương trình khuyến ngư giai đoạn 2011 – 2015

30-8-2011

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, tổng kinh phí dành cho Chương trình khuyến ngư giai đoạn 2011 – 2015 là 102,1 tỷ đồng nhằm triển khai các dự án khuyến ngư phù hợp với chủ trương và điều kiện nuôi trồng thủy sản và khai thác theo vùng kinh tế sinh thái.

Ban hành tiêu chí mới về cấp giấy chứng nhận KTTT: Chủ trang trại được lợi gì?

30-8-2011

Theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 13/4/2011, tiêu chí xác định kinh tế trang trại bao gồm diện tích, giá trị sản lượng hàng hóa... Tiêu chí này sẽ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, ổn định trong thời gian tối thiểu 5 năm. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là việc ban hành tiêu chí mới có đáp ứng được sự phát triển kinh tế trang trại hiện nay?

Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT: Điều chỉnh lại cơ cấu lao động, cách dạy nghề

30-8-2011

Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gọi tắt là Đề án 1956 đã triển khai được hơn một năm, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều băn khoăn của những người trong ngành. Ông Tăng Minh Lộc, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Bộ NN-PTNT đã có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.

Từ 1/10, thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013

30-8-2011

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 121/2011/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2011.

"Thay cấm đoán bằng hỗ trợ nông dân"

30-8-2011

Đó là ý kiến của TS Nguyễn Thanh Tùng, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản kiêm Phân viện trưởng Phân viện Quy hoạch Thủy sản phía Nam khi trao đổi với NNVN về vị trí con tôm thẻ chân trắng.

Chú trọng mở rộng diện tích ngô vụ xuân trên đất ruộng bỏ hoang

30-8-2011

Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa phối hợp với UBND tỉnh Sơn La tổ chức “Hội nghị phát triển sản xuất ngô vụ đông và vụ xuân ở các tỉnh phía Bắc”.

Nhiều thay đổi trong xu hướng tiêu dùng thực phẩm

30-8-2011

Ở các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, bình quân người tiêu dùng (NTD) chi tiêu 800-960 nghìn đồng/người/tháng cho lương thực, thực phẩm và họ ngày càng quan tâm đến vấn đề VSATTP. Đây là kết quả được Viện Chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) công bố mới đây.