TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hơn 100 tỷ đồng cho chương trình khuyến ngư giai đoạn 2011 – 2015

Ngày đăng: 30 | 08 | 2011

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, tổng kinh phí dành cho Chương trình khuyến ngư giai đoạn 2011 – 2015 là 102,1 tỷ đồng nhằm triển khai các dự án khuyến ngư phù hợp với chủ trương và điều kiện nuôi trồng thủy sản và khai thác theo vùng kinh tế sinh thái.

Đáng chú ý, công tác khuyến ngư ưu tiên tới các dự án thực hiện theo các quy trình sản xuất tiên tiến, có năng suất chất lượng cao và đảm bảo nâng cao được uy tín thương hiệu cho ngành thủy sản Việt Nam . Đơn cử như các dự án: Phát triển nuôi tôm sú, các đối tượng tôm thẻ chân trắng theo quy trình GAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt); phát triển nuôi cá tra, ba sa theo quy trình GAP. Dự án phát triển nuôi cá rô phi đơn tính theo quy trình GAP tại các tỉnh Lạng Sơn, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La. Bên cạnh đó, nhiều dự án phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống và nuôi cá hồ chứa được triển khai tại các tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ, An Giang, Thái Nguyên, Yên Bái, Hòa Bình...
Theo Trung tâm Khuyến Nông Quốc gia, mục tiêu của chương trình khuyến ngư trong giai đoạn 2011 – 2015 là trang bị cho nông dân các kiến thức, kỹ năng về tổ chức quản lý, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm. Các dự án phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với môi trường và nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Đặc biệt, chương trình hướng tới đưa nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh trên các vùng thủy vực mặn, lợ và nước ngọt; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt trên 50% tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam.
Trong giai đoạn trước đây, nhằm đa dạng đối tượng nuôi, đáp ứng yêu cầu phát triển nuôi trên các vùng kinh tế sinh thái, chương trình khuyến ngư đã đầu tư nhập 18 công nghệ sản xuất giống, trên 8 loài cá biển và nước mặn lợ, 7 loài cá nước ngọt và tôm hùm nước ngọt. Chương trình khuyến ngư phát triển giống thủy sản cũng đã chuyển giao được hơn 20 công nghệ sản xuất giống của 21 loài thủy sản cho hơn 100 đơn vị... Ngoài ra, bằng nguồn kinh phí khuyến ngư đã xây dựng được nhiều mô hình ương giống thủy sản cho các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa; xây dựng mô hình ương nuôi khoảng 60 ha các đối tượng cá truyền thống như: mè, trắm, chép, rô phi đơn tính.../.
Theo TTXVN

NỘI DUNG KHÁC

Ban hành tiêu chí mới về cấp giấy chứng nhận KTTT: Chủ trang trại được lợi gì?

30-8-2011

Theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 13/4/2011, tiêu chí xác định kinh tế trang trại bao gồm diện tích, giá trị sản lượng hàng hóa... Tiêu chí này sẽ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, ổn định trong thời gian tối thiểu 5 năm. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là việc ban hành tiêu chí mới có đáp ứng được sự phát triển kinh tế trang trại hiện nay?

Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT: Điều chỉnh lại cơ cấu lao động, cách dạy nghề

30-8-2011

Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gọi tắt là Đề án 1956 đã triển khai được hơn một năm, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều băn khoăn của những người trong ngành. Ông Tăng Minh Lộc, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Bộ NN-PTNT đã có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.

Từ 1/10, thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013

30-8-2011

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 121/2011/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2011.

"Thay cấm đoán bằng hỗ trợ nông dân"

30-8-2011

Đó là ý kiến của TS Nguyễn Thanh Tùng, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản kiêm Phân viện trưởng Phân viện Quy hoạch Thủy sản phía Nam khi trao đổi với NNVN về vị trí con tôm thẻ chân trắng.

Chú trọng mở rộng diện tích ngô vụ xuân trên đất ruộng bỏ hoang

30-8-2011

Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa phối hợp với UBND tỉnh Sơn La tổ chức “Hội nghị phát triển sản xuất ngô vụ đông và vụ xuân ở các tỉnh phía Bắc”.

Nhiều thay đổi trong xu hướng tiêu dùng thực phẩm

30-8-2011

Ở các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, bình quân người tiêu dùng (NTD) chi tiêu 800-960 nghìn đồng/người/tháng cho lương thực, thực phẩm và họ ngày càng quan tâm đến vấn đề VSATTP. Đây là kết quả được Viện Chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) công bố mới đây.

260.000 nông dân được học nghề

30-8-2011

Con số trên được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg 2011 về Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn tới năm 2020.

30% người nuôi cá tra “treo ao”

30-8-2011

Theo con số cập nhật mới nhất của các cơ quan chuyên môn ở ĐBSCL, hiện tại diện tích người nuôi cá tra “treo ao” trong vùng đã lên đến gần 30%.

Bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013: Hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho nông dân

30-8-2011

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư hướng dẫn về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013.

Kết quả nghiên cứu hành vi người tiêu dùng

26-8-2011

NTD miền Bắc vẫn có thói quen nấu ăn 3 bữa trong ngày nhiều hơn NTD miền Nam…

90% người tiêu dùng mua gạo không đóng gói

26-8-2011

Theo kết quả nghiên cứu điều tra nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm tại một số tỉnh ở miền Bắc và miền Nam của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard), hiện có tới hơn 90% người tiêu dùng ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng sử dụng gạo tẻ không đóng gói, chủ yếu mua tại các chợ lẻ, trong khi gạo bán qua các kênh như siêu thị, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng chuyên doanh…chỉ chiếm 10%.

Danh mục sách mới tại thư viện Ipsard năm 2011

19-8-2011

Kính gửi cán bộ nghiên cứu và quý bạn đọc gần xa danh mục sách mới có tại Thư viện Ipsard