TIN TỨC-SỰ KIỆN

260.000 nông dân được học nghề

Ngày đăng: 30 | 08 | 2011

Con số trên được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg 2011 về Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn tới năm 2020.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo T.Ư, tới tháng 6.2011, đã có hơn 260.000 nông dân được học nghề theo Đề án 1956, đạt 53% kế hoạch. Nông dân học theo chương trình, giáo trình của 96 nghề (41 nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp và 55 nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp). Riêng những nghề nông nghiệp, chương trình, giáo trình dạy nghề gắn với quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn sản xuất tốt (VietGAP hoặc Global GAP).
 
Trúng nhu cầu, dân hào hứng học
Từ đầu cầu Nam Định, em Bùi Văn Liêm (thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thuỷ) mang tới cho hội nghị câu chuyện về học nghề chạm khảm tranh đồng. Thông qua Hội ND, Liêm biết tới khoá học chạm khảm tranh đồng ở Công ty Phú Mỹ Lộc (Hà Nội).
Sau đó, Liêm cùng 11 thanh niên nữa tham gia một đội đi học nghề chạm khảm tranh đồng, được hỗ trợ ăn, đi lại và học phí theo Đề án 1956. Sau 3 tháng học nghề, em đã làm nghề thành thạo và trở về làm việc cho cơ sở tranh đồng của anh Nguyễn Vũ Nam (cùng thị trấn).
Liêm nói: “Hiện nay, thu nhập của em được 1,5-2 triệu đồng/tháng và có hy vọng phát triển cơ sở làm nghề nếu được vay vốn”.
Ông Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng đưa ra một kinh nghiệm mà thành phố đang áp dụng, đó là tạo điều kiện về làm nghề cho nông dân sau học nghề. Ông Nam nói: “Ví dụ như nông dân học nghề nấm xong sẽ được hỗ trợ 3 triệu đồng/lán (100m2) để tổ chức làm nghề và có cơ chế bao tiêu sản phẩm cho bà con”.
Là người trực tiếp đi vận động các chủ trang trại, gia trại đi học các lớp dạy nghề nông nghiệp, ông Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch HĐQT liên hiệp Hội HTX Ba Vì (Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm: “Chúng tôi vận động mở các lớp chuyển giao KHKT trong chăn nuôi và tiếp cận vận động bà con đi học- tức là trực tiếp đứng ra chiêu sinh”.
Vẫn cần nhiều sự điều chỉnh
Thay mặt cơ quan điều hành đề án, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền thẳng thắn thừa nhận một số điểm chưa làm tốt, chẳng hạn như ở một số tỉnh thành, tỷ lệ dạy nghề gắn với việc làm chưa đạt theo mục tiêu đề án (14% số tỉnh thành, tỷ lệ việc làm sau đào tạo dưới 70%); mô hình thí điểm cấp huyện chưa rõ, khó có thể nhân rộng; một số hoạt động làm chậm như tuyên truyền, tư vấn, hoàn thiện mạng lưới dạy nghề cấp huyện...
“Nông dân học nghề xong cái khó nhất là lo vốn làm nghề, tổ chức sản xuất. Trong khi đó nguồn vốn vay ưu đãi cho hoạt động này rất ít. Đề nghị Chính phủ bổ sung, tăng lượng vốn vay ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách dành cho nông dân sau học nghề.” Ông Lều Vũ Điều - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam
Ông Hà Hùng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho rằng, lao động nghèo, lao động dân tộc thiểu số là đối tượng ưu tiên của đề án nên cần phải biết họ cần gì để điều chỉnh. Cùng tán thành ý kiến này, ông Lều Vũ Điều - Phó Chủ tịch Hội ND Việt Nam nêu thực tế: “Vùng sâu, vùng dân tộc rất khó tuyển sinh- cho dù được học miễn phí- bởi họ làm nương rẫy, sống biệt lập và ngại đi lại. Thực tế, đã có một số địa phương không sử dụng hết kinh phí đào tạo, phải trả lại”.
Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lo ngại với những tỉnh “hai chưa” như chưa có chỉ đạo của cấp uỷ đối với công tác dạy nghề, chưa có đề án thực hiện trong 5 năm, trong đó có các tỉnh thành lớn như Hà Nội, TP.HCM, Vĩnh Phúc.
Đáng lo ngại hơn là cảnh báo của đại diện Bộ Kế hoạch - Đầu tư là tới thời điểm này, chưa có tỉnh nào nộp Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực địa phương (trong 5 năm tới). Vì thế, công tác dạy nghề, tạo việc làm cũng lúng túng bởi khó xác định được hướng đi ở tầm chiến lược.
Lắng nghe các ý kiến, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định sẽ làm việc với các địa phương để có những điều chỉnh hợp lý trong công tác dạy nghề cho nông dân, ban hành tiêu chí giám sát và nâng cao vai trò giám sát để đảm bảo tính hiệu quả của đề án.
Theo Nông thôn ngày nay
Nguồn: http://danviet.vn/56006p1c34/260000-nong-dan-duoc-hoc-nghe.htm

NỘI DUNG KHÁC

30% người nuôi cá tra “treo ao”

30-8-2011

Theo con số cập nhật mới nhất của các cơ quan chuyên môn ở ĐBSCL, hiện tại diện tích người nuôi cá tra “treo ao” trong vùng đã lên đến gần 30%.

Bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013: Hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho nông dân

30-8-2011

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư hướng dẫn về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013.

Kết quả nghiên cứu hành vi người tiêu dùng

26-8-2011

NTD miền Bắc vẫn có thói quen nấu ăn 3 bữa trong ngày nhiều hơn NTD miền Nam…

90% người tiêu dùng mua gạo không đóng gói

26-8-2011

Theo kết quả nghiên cứu điều tra nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm tại một số tỉnh ở miền Bắc và miền Nam của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard), hiện có tới hơn 90% người tiêu dùng ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng sử dụng gạo tẻ không đóng gói, chủ yếu mua tại các chợ lẻ, trong khi gạo bán qua các kênh như siêu thị, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng chuyên doanh…chỉ chiếm 10%.

Danh mục sách mới tại thư viện Ipsard năm 2011

19-8-2011

Kính gửi cán bộ nghiên cứu và quý bạn đọc gần xa danh mục sách mới có tại Thư viện Ipsard

Bất chấp khuyến cáo, nông dân vẫn ồ ạt trồng tiêu

19-8-2011

Hiện nay, ở Đắk Lắk giá tiêu hạt tăng lên trên 118.000 đồng/kg nên bất chấp khuyến cáo của các cơ quan chức năng, người nông dân vẫn đầu tư trồng mới ồ ạt.

Thực phẩm hạ nhiệt

19-8-2011

Sau thời gian dài tăng giá, có những lúc tăng theo chiều thẳng đứng, giá thực phẩm đã bắt đầu hạ nhiệt từ hơn 1 tuần nay.

Phát triển cao su ở phía Bắc: Không theo quy hoạch sẽ thất bại!

19-8-2011

Diện tích trồng cây cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc đang không ngừng tăng với hàng chục ngàn hộ nông dân tham gia. Điều đáng nói là sau hơn nửa thập kỷ cao su “đặt chân” lên đất Bắc (từ năm 2006), vẫn chưa ai dám khẳng định là loại cây này sẽ “nhả vàng”. Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế nông thôn, ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết:

Giá phân bón bắt đầu hỗn loạn

19-8-2011

Chỉ từ đầu tháng 8 đến nay, hàng loạt chủng loại phân bón đã “lên đồng”, tăng từ vài trăm tới cả ngàn đồng/kg. Không những thế, việc nhập phân bón chính ngạch đang bị chững lại do giá thế giới vẫn cao, DN không lượng đoán được tỷ giá USD nên việc NK chính ngạch gần như đình trệ.

Đất đai + Công nghệ cao + Cái đầu = Giàu chẳng khó

19-8-2011

Sau 7 năm thực hiện chương trình nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) 2004 – 2010, tỉnh Lâm Đồng đã tạo được bước đột phá cho ngành nông nghiệp tỉnh nhà khi đưa giá trị 1 ha đất sản xuất tăng lên gần 4 lần; ngành nông nghiệp cũng đóng góp tới trên 80% giá trị XK toàn tỉnh.

Tiên phong chè sạch

19-8-2011

Cây chè ở Lâm Đồng đã tồn tại và phát triển hơn 80 năm, là loại cây chủ lực của vùng “cao nguyên xanh” với diện tích trồng chuyên canh lớn nhất cả nước. Đặc biệt, chương trình sản xuất NNCNC đang triển khai rộng rãi trên nhiều loại chè cao sản tạo ra một cuộc “cách mạng” về giống cũng như thương hiệu về sản phẩm chè chất lượng cao…

Ưu đãi hơn mới mong thành công

17-8-2011

Xung quanh câu chuyện dài kỳ về đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) cho rằng, chính sự chênh lệch ưu đãi đầu tư giữa đô thị và nông thôn là rào cản dòng vốn chảy vào nông nghiệp.