TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hiệu quả siết chặt tôm - lúa

Ngày đăng: 29 | 06 | 2011

Thời gian qua do người dân chạy theo con tôm, không tuân thủ lịch thời vụ nên môi trường bị suy thoái, dịch bệnh gia tăng. Chính vì vậy Kiên Giang đã siết chặt lịch thời vụ tôm – lúa và đã đạt được hiệu quả cao.

Tỉnh Kiên Giang có diện tích nuôi tôm sú luân canh trên nền đất lúa hơn 65.000 ha, chiếm khoảng 80% tổng diện tích nuôi tôm sú toàn tỉnh. Diện tích này chủ yếu tập trung ở các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng (thuộc vùng U Minh Thượng). Đây là mô hình sản xuất được đánh giá phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên trong khu vực và được đông đảo bà con nông dân tham gia.
Tuy nhiên, thực tế qua hơn 10 năm chuyển đổi từ hình thức canh tác lúa kết hợp với nuôi cá đồng sang hình thức luân canh tôm - lúa, đời sống của đại bộ phận nông dân vùng U Minh Thượng đã có nhiều thay đổi, đời sống kinh tế phát triển rõ rệt.
Mô hình tôm – lúa cũng được đánh giá là đem lại hiệu quả hơn (cả về kinh tế lẫn môi trường sinh thái) so với độc canh cây lúa hoặc chuyên canh tôm theo hình thức quảng canh cải tiến. Vì sau mỗi vụ nuôi tôm, đất được bổ sung thêm một lượng chất hữu cơ rất lớn, giúp cây lúa phát triển tốt mà không cần phải bón phân nhiều. Ngược lại, cây lúa lại giúp làm sạch môi trường, tạo điều kiện cho các sinh vật phù du phát triển, làm nguồn thức ăn cho tôm.
Thực tế cho thấy, nơi nào có làm lúa thì tôm nuôi sẽ phát triển nhanh và ít dịch bệnh hơn. Tuy nhiên, để mô hình này mang lại hiệu quả cao thì ngoài việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác, người nuôi cần phải bố trí mùa vụ thả tôm giống và gieo cấy lúa thật phù hợp.
Từ thực tế đó, hằng năm, Sở NN-PTNT Kiên Giang đều xây dựng lịch thời vụ thả tôm cũng như canh tác lúa cho vùng lúa - tôm. Cụ thể, đối với vùng U Minh Thượng sẽ thả tôm giống từ tháng 2 đến hết tháng 3 và thu hoạch dứt điểm vụ tôm trong tháng 8. Sau đó dùng nước mưa để rửa mặn, chuẩn bị cấy lúa mùa địa phương trong tháng 8 đến đầu tháng 9 hoặc gieo sạ lúa ngắn ngày trong tháng 9 và thu hoạch dứt điểm vụ lúa vào trong tháng 1 năm sau.
Đối với khu vực ven biển vùng Tứ giác Long Xuyên, thả tôm giống từ tháng 3 đến cuối tháng 4, thu hoạch dứt điểm trong tháng 8. Chuẩn bị đất cấy lại vụ lúa mùa từ tháng 8 đến 9, gieo sạ lúa ngắn ngày trong tháng 10 và thu hoạch dứt điểm vụ lúa vào đầu tháng 2 năm sau.
Việc tuân thủ lịch thời vụ không chỉ giúp nông dân giảm được rủi ro mà còn hạn chế được tình trạng suy thoái môi trường, nhất là tình trạng đất bị nhiễm mặn ngày càng cao. Nếu người nuôi thả tôm sớm hơn so với lịch thời vụ, lúc này vẫn còn ảnh hưởng hoạt động của gió mùa đông bắc, nhiệt độ nước thấp, biên độ nhiệt dao động giữa ngày và đêm lớn, kéo theo những biến động về các yếu tố của môi trường nước, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bình thường của tôm. Khi gặp môi trường bất lợi, tôm thường bắt mồi kém, sức đề kháng giảm… tạo điều kiện cho yếu tố mầm bệnh phát triển và gây hại.
Ngoài ra, thời điểm này trong vùng nuôi độ mặn của nước còn thấp, chưa đạt yêu cầu để tôm nuôi phát triển. Ngược lại, nếu kéo dài thời vụ thả nuôi tôm, chất lượng nước cuối vụ thường rất xấu, tôm nuôi dễ bị dịch bệnh. Hơn nữa, việc kéo dài vụ nuôi tôm sẽ làm ảnh hưởng đến vụ canh tác lúa do không đảm bảo thời gian rửa mặn triệt để, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng của cây lúa, nhất là trong giai đoạn đầu. Hoặc gieo cấy lúa trễ sẽ dẫn đến thiệt hại về năng suất, thậm chí không thể thu hoạch (lúa bị háp) do tình trạng xâm nhập mặn vào cuối vụ khi mùa mưa kết thúc.
Vụ tôm năm nay, diện tích cũng như mức độ thiệt hại của bà con nông dân Kiên Giang rất thấp, trong khi đó, nhiều tỉnh trong khu vực tôm nuôi đã bị dịch bệnh hoành hành, gây thiệt hại rất lớn.
Sản xuất theo hình thức luân canh một vụ tôm sú, một vụ lúa là mô hình mang tính đặc thù, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết. Do đó, đòi hỏi nông dân phải tuân thủ chặt chẽ lịch thời vụ, sản xuất đồng bộ theo từng tiểu vùng (sản xuất cộng đồng) nhằm hạn chế tối đa những yếu tố bất lợi.
Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp bà con nông dân cố tình bố trí thả tôm trái lịch thời vụ hoặc thả nuôi nối vụ đã tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển dẫn đến mức độ rủi ro tăng cao và gây thiệt hại cho cả vụ tôm lẫn vụ lúa. Song song đó là tình trạng môi trường nuôi bị thoái hóa nhanh, việc khắc phục hiện tượng nhiễm mặn trong đất càng gặp nhiều khó khăn.
Sau đợt dịch bệnh trên vụ tôm nuôi vào năm 2008 (làm hơn 50% diện tích tôm nuôi trên nền đất lúa của tỉnh bị thiệt hại), Kiên Giang đã tăng cường quản lý chặt chẽ lịch thời vụ và đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Nhờ đó, tình hình dịch bệnh trên tôm đã được hạn chế.
Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/2/2/2/80431/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Vượt "bão" giành thắng lợi

29-6-2011

6 tháng đầu năm, mặc dù đối diện với chồng chất khó khăn, nhưng ngành Nông nghiệp đã nỗ lực vượt qua và đạt được những thành tích đáng ghi nhận.

Muốn có trang trại, phải quyết liệt đầu tư

28-6-2011

Hàng chục năm “sống chết” với nghề nuôi heo, ông Lê Văn Mẽ - Giám đốc Cty CP Chăn nuôi Phú Sơn (xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) trải lòng với NNVN rằng: Nhà nước cứ đầu tư cơ chế chính sách và nguồn vốn cho chăn nuôi đi, tức khắc bộ mặt trang trại lớn sẽ dần hình thành!

Cơn “sốt” mua đất nông nghiệp làm nhà

28-6-2011

Không mua nổi đất nền, nhà có sổ đỏ hoặc nhà chung cư, nhiều người lao động nghèo ở TP.Đà Nẵng đã đánh bài liều mua đất nông nghiệp để làm nhà “chui”. Đất nông nghiệp nơi đây vì thế đang lên cơn “sốt”.

Ðắk Lắk tạo động lực phát triển kinh tế hợp tác xã

28-6-2011

Kinh tế hợp tác xã (HTX) ở tỉnh Ðắk Lắk trong thời gian qua đã có những đóng góp đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Thế nhưng, mô hình kinh tế này hiện vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm, tháo gỡ để có bước phát triển, đột phá mạnh mẽ hơn.

Phát triển kinh tế nông thôn miền núi Thanh Hóa theo hướng sản xuất hàng hóa

28-6-2011

Là tỉnh có 11 huyện miền núi với dân số gần 1 triệu người, Thanh Hóa xác định từ nay đến năm 2015 đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn miền núi theo hướng sản xuất hàng hóa, nhất là trong lĩnh vực nông-lâm-thủy sản.

Tiếp tục đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

28-6-2011

Bộ Tài chính vừa đề xuất Chính phủ cho phép doanh nghiệp vừa và nhỏ được giảm thêm 30% số thuế phải nộp trong năm 2011.

Cam kết WTO giai đoạn 2011-2012: Cơ hội song hành thách thức

28-6-2011

Trong hai năm 2011-2012, nhiều cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) theo lộ trình sẽ có hiệu lực. Bên cạnh thuận lợi, nhiều khó khăn, thách thức cũng đang chờ đón các doanh nghiệp nước ta.

Cá tra è lưng "gồng gánh" các bộ tiêu chuẩn

28-6-2011

Ngày 27/6, tại TP HCM, Tổng cục Thủy sản, VASEP, Hội Nghề cá Việt Nam cùng WWF Quốc tế và đại diện các bộ tiêu chuẩn BAP-ACC, GlobalGAP đã tổ chức hội thảo “Chứng nhận và phát triển bền vững cá tra”.

Dịch lở mồm long móng: Tổn thất gần 16 vạn gia súc

27-6-2011

Ông Hoàng Văn Năm - quyền Cục trưởng Cục thú y đã cho biết như vậy về thiệt hại của dịch lở mồm long móng (LMLM) trên gia súc bùng phát từ tháng 9.2010 và kéo dài đến nay.

Phải sớm có lộ trình xóa dần chăn nuôi thả rông

27-6-2011

Trước bối cảnh nền chăn nuôi, đặc biệt tại các tỉnh MNPB gặp nhiều khó khăn, hôm 23/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng – Trưởng BCĐ Tây Bắc cùng lãnh đạo Bộ NN-PTNT đã chủ trì hội nghị bàn phương án đẩy mạnh phát triển chăn nuôi – thủy sản cho vùng miền núi phía Bắc.

Lối ra nào cho chăn nuôi tập trung?

27-6-2011

Tại ĐBSCL, cách đây nhiều năm, nhiều địa phương cũng đã cố gắng xây dựng, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi công nghiệp, trang trại. Tuy nhiên đến nay chưa một tỉnh nào thành công. PV NNVN đã ghi lại một số ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp và chủ trang trại

30.000 tấn cá tra mắc kẹt, dân có nguy cơ phá sản

27-6-2011

“Giải phóng” cho lượng cá này khỏi ao bằng cách nào là vấn đề mà cơ quan chức năng cũng đang đau đầu tính toán. Trong khi đó, nhiều người nuôi đã nghĩ tới cảnh phá sản...