TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cơn “sốt” mua đất nông nghiệp làm nhà

Ngày đăng: 28 | 06 | 2011

Không mua nổi đất nền, nhà có sổ đỏ hoặc nhà chung cư, nhiều người lao động nghèo ở TP.Đà Nẵng đã đánh bài liều mua đất nông nghiệp để làm nhà “chui”. Đất nông nghiệp nơi đây vì thế đang lên cơn “sốt”.

Hoạt động mua bán, chuyển nhượng đất nông nghiệp ở quận Liên Chiểu đang diễn ra sôi động vì quận này có dự án đường khu đô thị biển Phương Trang - vịnh Đà Nẵng đang được khởi công xây dựng.
Đất nông nghiệp khu vực vùng ven thuộc phường Hòa Khánh Nam (Liên Chiểu) đang bị phân lô để chuyển nhượng, bán.
 
Lừa lẫn nhau
Hàng trăm “cò” đất đua nhau treo biển bán đất nông nghiệp tại quận Liên Chiểu ở mọi ngõ ngách, mọi tuyến đường trên địa bàn. “Đất nền ở đây có làm mấy đời các anh chị cũng không mua nổi. Chỉ có đất ruộng thôi, muốn mua thì theo chúng tôi” - một “cò” đất tại đường Hồ Tùng Mậu mách nước.
Theo “cò” này, chúng tôi đến một cánh đồng bỏ hoang, đã được cắm rào phân lô như... một khu tái định cư. Nghề nông ở đây đã “chết” khi đất đai lên giá vùn vụt. Không ai biết những chủ ruộng bây giờ ở đâu.
“Một lô đất nền (5x15m) ở Đà Nẵng bây giờ tối thiểu 600 - 800 triệu đồng, còn không là vài ba tỷ. Làm công nhân như anh chị đến mấy đời mới mua được! Nhưng ở đây, các anh chị chỉ cần bỏ ra 200 triệu đồng sẽ có nền đất, sẽ có sổ đỏ và đường hoàng dựng nhà, an cư lạc nghiệp thành công dân Đà Nẵng”- “cò” đất “quảng cáo”.
Cũng có người nghe những lời “có cánh” này mà có đất làm nhà, nhưng cũng nhiều người bị lừa mất hết tiền dành dụm. Anh Bình (quê Quảng Nam, làm công nhân ở Đà Nẵng) mới đây đã phải xót xa chịu mất 50 triệu đồng.
Theo anh Bình, do giá thuê nhà đắt đỏ, hơn nữa thấy nhiều người ở quê đổ xô ra đây mua đất nông nghiệp nên anh cũng chạy vạy mượn tiền đánh liều mua một miếng để làm nhà. Nhưng mua đất 3 tháng sau vẫn không xây nhà được vì không cấp nào chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng đất (từ nông nghiệp sang thổ cư), mà làm nhà liều thì bị đình chỉ xây dựng.
“Vô kế khả thi”, anh Bình đành “chuyển nhượng” cho người khác với giá rẻ, chấp nhận lỗ 50 triệu đồng và còn mang tiếng là lừa người khác.
Nhiều “cò” đất đã bắt tay với chủ đất làm dự án gia trại, trang trại “ảo” để xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Có quyết định đồng ý trong tay (thời hạn chuyển đổi 20 - 50 năm), “cò” đất bằng phân lô bán đất nông nghiệp cho khách hàng muốn làm nhà. Với cách làm này, ở các phường Hòa Hiệp Nam, Hòa Hiệp Bắc, Hòa Minh… nhiều khu ruộng, đầm được san lấp thành khu dân cư, nhiều thửa ruộng đã thành nhà ở.
Rất khó ngăn chặn
Tình trạng đổ xô mua đất nông nghiệp làm nhà diễn ra ào ạt ở nhiều quận huyện tại Đà Nẵng và trở thành một cơn “sốt” đất. Rất nhiều người đã trở thành nạn nhân khi muốn kiếm một nền làm nhà giá rẻ trên đất nông nghiệp.
UBND TP.Đà Nẵng vừa ra công văn nghiêm cấm tổ chức, cá nhân sang nhượng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp. Mọi việc chuyển nhượng và chuyển đổi phải có chủ trương bằng văn bản của Chủ tịch UBND thành phố.
Ông Dương Thành Thị - Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, cho biết, trong quá trình thẩm định hồ sơ nhà đất tại một số dự án đầu tư trên địa bàn, các cơ quan chức năng đã phát hiện đường dây với hơn 100 hồ sơ đất đai bị làm giả bán cho người nghèo. Trong đó, chủ yếu là hồ sơ đất màu, đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang đất ở được làm giả một cách tinh vi.
Ông Nguyễn Điểu - Giám đốc Sở TNMT TP.Đà Nẵng cũng cho biết, đã phát hiện hàng loạt trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên đất nghĩa địa, đất hoang, đất nông nghiệp, đất do UBND phường, xã quản lý, đất chưa được cấp sổ đỏ... để làm nhà.
Việc ngăn chặn tình trạng này xem ra không dễ. Ông Phan Châu Tuấn - Chủ tịch UBND phường Hòa Khánh Nam, than: Chính quyền địa phương đã nhiều lần phối hợp với lực lượng quy tắc quận kiểm tra, đình chỉ việc phân lô đất ruộng để bán nền; đồng thời tháo dỡ những trường hợp xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp. “Tuy nhiên tình trạng chuyển nhượng đất nông nghiệp làm nhà vẫn không hề giảm”- ông Tuấn thừa nhận.
Theo Báo Nông thôn ngày nay

 

NỘI DUNG KHÁC

Ðắk Lắk tạo động lực phát triển kinh tế hợp tác xã

28-6-2011

Kinh tế hợp tác xã (HTX) ở tỉnh Ðắk Lắk trong thời gian qua đã có những đóng góp đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Thế nhưng, mô hình kinh tế này hiện vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm, tháo gỡ để có bước phát triển, đột phá mạnh mẽ hơn.

Phát triển kinh tế nông thôn miền núi Thanh Hóa theo hướng sản xuất hàng hóa

28-6-2011

Là tỉnh có 11 huyện miền núi với dân số gần 1 triệu người, Thanh Hóa xác định từ nay đến năm 2015 đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn miền núi theo hướng sản xuất hàng hóa, nhất là trong lĩnh vực nông-lâm-thủy sản.

Tiếp tục đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

28-6-2011

Bộ Tài chính vừa đề xuất Chính phủ cho phép doanh nghiệp vừa và nhỏ được giảm thêm 30% số thuế phải nộp trong năm 2011.

Cam kết WTO giai đoạn 2011-2012: Cơ hội song hành thách thức

28-6-2011

Trong hai năm 2011-2012, nhiều cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) theo lộ trình sẽ có hiệu lực. Bên cạnh thuận lợi, nhiều khó khăn, thách thức cũng đang chờ đón các doanh nghiệp nước ta.

Cá tra è lưng "gồng gánh" các bộ tiêu chuẩn

28-6-2011

Ngày 27/6, tại TP HCM, Tổng cục Thủy sản, VASEP, Hội Nghề cá Việt Nam cùng WWF Quốc tế và đại diện các bộ tiêu chuẩn BAP-ACC, GlobalGAP đã tổ chức hội thảo “Chứng nhận và phát triển bền vững cá tra”.

Dịch lở mồm long móng: Tổn thất gần 16 vạn gia súc

27-6-2011

Ông Hoàng Văn Năm - quyền Cục trưởng Cục thú y đã cho biết như vậy về thiệt hại của dịch lở mồm long móng (LMLM) trên gia súc bùng phát từ tháng 9.2010 và kéo dài đến nay.

Phải sớm có lộ trình xóa dần chăn nuôi thả rông

27-6-2011

Trước bối cảnh nền chăn nuôi, đặc biệt tại các tỉnh MNPB gặp nhiều khó khăn, hôm 23/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng – Trưởng BCĐ Tây Bắc cùng lãnh đạo Bộ NN-PTNT đã chủ trì hội nghị bàn phương án đẩy mạnh phát triển chăn nuôi – thủy sản cho vùng miền núi phía Bắc.

Lối ra nào cho chăn nuôi tập trung?

27-6-2011

Tại ĐBSCL, cách đây nhiều năm, nhiều địa phương cũng đã cố gắng xây dựng, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi công nghiệp, trang trại. Tuy nhiên đến nay chưa một tỉnh nào thành công. PV NNVN đã ghi lại một số ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp và chủ trang trại

30.000 tấn cá tra mắc kẹt, dân có nguy cơ phá sản

27-6-2011

“Giải phóng” cho lượng cá này khỏi ao bằng cách nào là vấn đề mà cơ quan chức năng cũng đang đau đầu tính toán. Trong khi đó, nhiều người nuôi đã nghĩ tới cảnh phá sản...

Phải đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính

27-6-2011

Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng - Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc tại Hội nghị đánh giá việc chuyển giao, ứng dụng khoa học-công nghệ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, thủy sản vùng Tây Bắc tổ chức cuối tuần qua.

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011: Cải thiện mức sống cư dân nông thôn

27-6-2011

Từ ngày 1.7 đến 30.7, trên toàn quốc sẽ diễn ra cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011. Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng - thành viên Ban Chỉ đạo Tổng điều tra T.Ư, trao đổi với NTNN về một số nội dung quan trọng trong cuộc tổng điều tra.

Chính sách ưu đãi đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn: Chưa đủ hấp dẫn doanh nghiệp

27-6-2011

“Tại sao các chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa phát huy được hiệu quả thì tôi có thể tóm gọn: Do chúng ta đầu tư chưa đủ, chưa đúng cách và chưa trúng những mục tiêu cần đầu tư”.