TIN TỨC-SỰ KIỆN

Lối ra nào cho chăn nuôi tập trung?

Ngày đăng: 27 | 06 | 2011

Tại ĐBSCL, cách đây nhiều năm, nhiều địa phương cũng đã cố gắng xây dựng, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi công nghiệp, trang trại. Tuy nhiên đến nay chưa một tỉnh nào thành công. PV NNVN đã ghi lại một số ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp và chủ trang trại

Ông Phạm Văn Quỳnh, GĐ Sở NN-PTNT TP Cần Thơ: Không quy hoạch tốt thì đừng nói chuyện phát triển chăn nuôi
TP Cần Thơ cách đây cả chục năm từng là một trong những nơi có DN phát triển chăn nuôi công nghiệp với đàn gia cầm hàng chục ngàn con. Trại heo hàng ngàn con tại các nông trường, nhập về hàng trăm con bò sữa giống ngoại. Tuy vậy, các "điểm sáng" này ngày càng tàn lụi.
Nguyên nhân rất lớn là do trong những năm qua, Cần Thơ do tốc độ phát triển đô thị nhanh, để không gây ô nhiễm môi trường tới các khu vực dân cư, nhiều trại chăn nuôi công nghiệp khu vực nội thành phải dịch chuyển ra vùng ngoại ô. Sự chuyển đổi này khiến một số trại chăn nuôi gặp khó khăn, do nguồn vốn đầu tư hạn chế. Trong 10 năm qua, việc phát triển chăn nuôi trang trại không nhiều, chỉ khoảng 10 trang trại. Nhưng chăn nuôi heo ở gia đình qui mô có tăng lên 10-20 con/hộ, có áp dụng theo qui trình chăn nuôi sạch, dùng thức ăn công nghiệp, tiêm phòng và xử lý chất thải. 
Trong những năm tới định hướng phát triển nông nghiệp thành phố là tập trung phát triển sản xuất hai sản phẩm chính là lúa, cá tra và hình thành trung tâm sản xuất giống chất lượng cao, tạo thị trường giống cung cấp cho người chăn nuôi các tỉnh.
Về chăn nuôi ở ĐBSCL, thực tế cho thấy, để phát triển chăn nuôi tập trung là không đơn giản bởi đây là vùng sông nước, dân cư rải rác theo sông, rạch. Chăn nuôi công nghiệp chậm phát triển là do gặp nhiều giới hạn không có được điều kiện đất đai, đồng cỏ rộng lớn như các vùng miền Đông, Tây Nguyên, Tây Bắc.  Quy mô càng lớn thì suất đầu tư càng giảm. Trong khi đó, ĐBSCL khó mở rộng qui mô (chỉ trên dưới 1.000 đầu vật nuôi/trang trại), thấp hơn cả chục lần so với trang trại ở miền Đông nên suất đầu tư cao. Đó là mặt hạn chế mà nhà đầu tư rất cân nhắc khi về vùng này.
Đơn cử như nuôi con bò sữa, trước đây Cần Thơ có đưa về đàn bò sữa mấy trăm con nuôi thí điểm tại trang trại ở Nông trường Sông Hậu. Các bước kỹ thuật chăm sóc, vệ sinh thú y, trồng cỏ làm thức ăn và đàn bò cho sữa khá tốt. Lúc đó duy trì được đàn bò nhờ bán sữa có phần bù lỗ từ tiền của chương trình cung cấp sữa tươi học đường. Tuy kỹ thuật nuôi an toàn sinh học làm được, nhưng nuôi bò sữa ở ĐBSCL muốn nâng qui mô lớn lại gặp trở ngại. Việc trồng cỏ rải rác nên duy trì nguồn thức ăn không thuận lợi, bò phát sinh bệnh khiến chi phí phòng trị cao, giá thành sản phẩm vì thế tăng cao, khó hiệu quả.
Theo tôi, muốn phát triển chăn nuôi lớn trước tiên phải có quy hoạch rõ ràng. Vùng nào nuôi con gì, vùng nào nuôi được, vùng nào không. Không có quy hoạch tốt thì đừng nói chuyện phát triển chăn nuôi tập trung. Qui hoạch ổn định mới tạo điều kiện cho các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư lâu dài, mạnh dạn mua sắm trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu chăn nuôi công nghiệp, giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ.
Ông Trần Quang Củi, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang: Tăng cường các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học
Hiện nay, chăn nuôi ở ĐBSCL chủ yếu nhỏ lẻ theo nông hộ. Tại Kiên Giang, có hơn 90% số lượng đàn gia súc, gia cầm được nuôi theo hình thức này. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện chỉ có 70 trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô lớn. Trong đó, có 50 trang trại nuôi heo, chiếm 2,5% số lượng tổng đàn, 18 trang trại nuôi gà, vịt chiếm 0,75% số lượng tổng đàn, 2 trang trại bò chiếm 1,75% tổng đàn. Điều đó cho thấy, chăn nuôi quy mô tập trung hiện nay còn rất thấp.
Chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán đang gây khó khăn rất nhiều cho công tác quản lý, tiêm phòng dịch bệnh, tiêu độc khử trùng và bảo vệ môi trường. Trong cơ cấu nông nghiệp hiện nay của tỉnh, ngành chăn nuôi cũng chiếm tỷ trọng rất thấp, chưa đến 10%. Vì vậy, Kiên Giang đang nỗ lực nâng dần tỷ trọng chăn nuôi lên, theo định hướng đến năm 2015 sẽ đạt 16% và 2020 là 25,6%. Từng bước chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang hình thức nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, tăng cường xây dựng các mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.
Chủ trang trại Nguyễn Thanh Bình (xã Núi Voi, Tịnh Biên, An Giang): Cần có Nhà nước
Hiện trang trại của tôi nuôi trên 3.000 con vịt đẻ theo mô hình an toàn sinh học với diện tích 2 ha. Để phát triển trang trại trước tiên phải có vốn, diện tích lớn và kiến thức, cộng thêm kinh nghiệm trong nghề. Nhưng để phát triển bền vững chưa có hộ nào dám tuyên bố nuôi đạt 100%.
Nuôi gia cầm phụ thuộc rất nhiều vào thị trường và dịch bệnh nên rủi ro rất cao, nếu gặp sự cố thì vài tỷ đồng bay mất chỉ trong một đêm. Để nghề chăn nuôi gia cầm phát triển theo quy mô trang trại phải có sự hỗ trợ của nhà nước về vốn, đất đai và phải có vacxin tiêm phòng.
Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/1/15/15/80334/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

30.000 tấn cá tra mắc kẹt, dân có nguy cơ phá sản

27-6-2011

“Giải phóng” cho lượng cá này khỏi ao bằng cách nào là vấn đề mà cơ quan chức năng cũng đang đau đầu tính toán. Trong khi đó, nhiều người nuôi đã nghĩ tới cảnh phá sản...

Phải đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính

27-6-2011

Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng - Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc tại Hội nghị đánh giá việc chuyển giao, ứng dụng khoa học-công nghệ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, thủy sản vùng Tây Bắc tổ chức cuối tuần qua.

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011: Cải thiện mức sống cư dân nông thôn

27-6-2011

Từ ngày 1.7 đến 30.7, trên toàn quốc sẽ diễn ra cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011. Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng - thành viên Ban Chỉ đạo Tổng điều tra T.Ư, trao đổi với NTNN về một số nội dung quan trọng trong cuộc tổng điều tra.

Chính sách ưu đãi đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn: Chưa đủ hấp dẫn doanh nghiệp

27-6-2011

“Tại sao các chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa phát huy được hiệu quả thì tôi có thể tóm gọn: Do chúng ta đầu tư chưa đủ, chưa đúng cách và chưa trúng những mục tiêu cần đầu tư”.

Cơ giới hóa đồng bộ và liên kết dịch vụ trong sản xuất lúa: Giải phóng sức lao động cho nông dân

27-6-2011

Giải phóng sức lao động và đưa người nông dân lên vị thế của những ông chủ thực sự… Đó là thành quả sau khi triển khai mô hình “Cơ giới hóa đồng bộ và liên kết dịch vụ trong sản xuất lúa” tại TP. Hà Nội.

Xúc tiến thương mại và đầu tư khu vực Trung du miền núi phía bắc 2011

27-6-2011

Bộ NN & PTNT sẽ tổ chức chương trìnhXúc tiến thương mại kết hợp Xúc tiến đầu tư khu vực Trung du miền núi phía bắc từ 28 đến 31-7-2011 nhằm hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp trong khu vực quảng bá thương hiệu, sản phẩm, giới thiệu tiềm năng thương mại và nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đồng thời tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có dịp xúc tiến với lãnh đạo các địa phương để tìm hiểu cơ hội đầu tư, chính sách và các dự án đầu tư của các địa phương trong vùng. Sự kiện được tổ chức nhân dịp Lào Cai tổ chức kỷ niệm 20 năm ngày tái thành lập tỉnh.

Hội chợ Triển lãm quốc tế thủy sản Việt Nam 2011

27-6-2011

Ngày 23/6, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Hội chợ Triển lãm quốc tế thủy sản Việt Nam 2011 (Vietfish 2011).

Nhìn lại chặng đường thực hiện dự án 5 triệu hecta rừng

27-6-2011

Qua 13 năm thực hiện dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng theo 2 giai đoạn 1998 - 2005 và 2006 - 2010, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã trồng mới được 4,6 triệu hecta rừng. Tuy chỉ đạt 93,5% kế hoạch, nhưng dưới cái nhìn toàn diện, dự án đã giúp nhiều cánh rừng hồi sinh, hàng triệu hộ gia đình có việc làm, thu nhập ổn định.

7 công ty máy nông nghiệp được hưởng ưu đãi

27-6-2011

Ngày 24.6, Bộ NNPTNT đã công bố 7 công ty sản xuất máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, lâm, thủy sản được hưởng chính sách theo Quyết định 63 ngày 15.10.2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Cà phê bén đất cát xứ Thanh

27-6-2011

Gần 8 năm "Nam tiến" học kỹ thuật trồng cà phê, sau 5 năm đưa cà phê từ Tây Nguyên về đất Bắc trồng, anh Nguyễn Xuân Bình, thôn Đồng Thanh, xã Thiệu Tâm, Thiệu Hoá, Thanh Hóa đã thành công.

GS Nguyễn Đăng Vang: Phải quản chặt khâu quy hoạch

27-6-2011

Trao đổi với PV NNVN, GS Nguyễn Đăng Vang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH-CN và MT của Quốc hội khẳng định, ngành chăn nuôi của chúng ta có rất nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển nếu chúng ta quản lý chặt chẽ quy hoạch và có sự hỗ trợ hợp lý từ Nhà nước.

Đào tạo nghề cho nông dân trong thời kỳ hội nhập quốc tế

24-6-2011

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2020 được Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua, một trong những giải pháp có tính đột phá thực hiện được mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 là phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có nhân lực qua đào tạo nghề và chính sách bảo đảm việc làm cho nông dân.