TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cơ giới hóa đồng bộ và liên kết dịch vụ trong sản xuất lúa: Giải phóng sức lao động cho nông dân

Ngày đăng: 27 | 06 | 2011

Giải phóng sức lao động và đưa người nông dân lên vị thế của những ông chủ thực sự… Đó là thành quả sau khi triển khai mô hình “Cơ giới hóa đồng bộ và liên kết dịch vụ trong sản xuất lúa” tại TP. Hà Nội.

Làm ruộng kiểu “3 trong 1”  
Nhằm từng bước hiện đại hóa sản xuất lúa trên địa bàn Thủ đô, năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã xây dựng mô hình "Cơ giới hóa đồng bộ, liên kết và dịch vụ trong sản xuất lúa" với diện tích 380 ha tại 4 xã Mai Đình (Sóc Sơn) 100 ha, Thụy Hương (Chương Mỹ) 80 ha, Đa Tốn (Gia Lâm) 100 ha, xã Phú Phương (Ba Vì) 100 ha. Hội nghị sơ kết mô hình này tại xã Mai Đình đã thu được những thành quả rất đáng khích lệ. 
 
Theo ông Lê Đăng Minh, Chủ tịch UBND xã Mai Đình, trước khi thực hiện mô hình cơ giới hóa đồng bộ, ở Mai Đình ruộng đất còn manh mún, bình quân 250 m²/thửa. 60% diện tích cấy lúa trên địa bàn vẫn sử dụng sức kéo trâu bò và 100% diện tích cấy theo cách truyền thống. Việc sản xuất gặp nhiều khó khăn vì ruộng quá manh mún. Có hộ chỉ một sào ruộng nhưng bị chia nhỏ thành 3-4 thửa, năng suất không cao. 
Nhận diện được những khó khăn ấy nên ngay khi Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai mô hình “Cơ giới hóa đồng bộ và liên kết dịch vụ trong sản xuất lúa”, UBND xã đã thành lập BCĐ và tổ chức rất nhiều cuộc họp lấy ý kiến để triển khai thí điểm trên 100 ha ở hai thôn Thái Phù và Đường 2. Thời điểm chuẩn bị triển khai cũng có một số người lo ngại vì vấn đề quá mới, nhưng hiện tại có thể khẳng định mô hình này rất thành công. “Ai không tin cứ ra đồng mà xem. Nông dân thì cười hỉ hả còn chính quyền chúng tôi cũng thở phào vì “cuộc cách mạng” bước đầu thắng lợi”. Ông Minh nhấn mạnh. 
Được biết, khi bắt đầu triển khai mô hình, xã Mai Đình đã chỉ đạo các hộ liên kết dùng cọc tiêu phá bờ thửa từ 1.200 thửa ruộng trên diện tích 100ha ở hai thôn thí điểm xuống còn 120 thửa. Giảm thửa tăng diện tích đồng thời ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, BCĐ mô hình của xã đầu tư 1,5 tỷ đồng để mua máy làm đất, máy gặt đập liên hợp, máy phun thuốc trừ sâu, gieo sạ… Triển khai thi công 4 dự án xây dựng đường giao thông nội đồng, kênh tưới tiêu, cải tạo trạm bơm… với kinh phí 12 tỷ đồng.  
Hầu hết các khâu trong quy trình sản xuất đều được “khoán” cho HTX lo liệu. HTX dịch vụ tổng hợp thành lập các tổ đội chuyên trách phục vụ sản xuất như: Tổ dịch vụ ngâm ủ giống, tổ dịch vụ làm đất, tổ dịch vụ gieo sạ, tổ dịch vụ lấy nước, tổ dịch vụ phun thuốc trừ sâu, tổ dịch vụ thu gặt lúa…  Tất cả đều tuân theo một mô hình đã được định sẵn, những hộ dân tham gia chỉ việc ngồi trên bờ quan sát. 
Vụ lúa đầu tiên khi tham gia mô hình này, gia đình anh Hoàng Văn Trường ở thôn Thái Phù chỉ được tham gia vào hai khâu trong quá trình sản xuất. Đó là phân bón, làm cỏ và vận chuyển thóc về phơi tại gia đình. “Trước đây, nhà tôi phải mất 3 - 4 ngày và phải huy động cả chục người mới làm đất và cấy xong. Nhưng nay được áp dụng cơ giới hóa, chỉ nửa ngày là xong tất cả. Không những thế, lúa gieo sạ lên rất đều và dễ chăm sóc, năng suất lúa lại cao hơn nhờ được ứng dụng tiến bộ KHKT”.  
Sẽ được nhân rộng 
Tại hội nghị, các ý kiến của ban ngành chức năng và nhiều hộ dân tham gia đều cho rằng, mô hình “Cơ giới hóa đồng bộ liên kết sản xuất” là một bước tiến mới và là một cách mạng trong việc giải phóng sức lao động nặng nhọc cho nhà nông. Đặc biệt là ở miền Bắc khi tình trạng người làm thay máy, cổ cày, vai bừa còn rất phổ biến.  
Việc áp dụng mô hình cơ giới hóa đồng bộ, liên kết và dịch vụ trong sản xuất lúa đã góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất của người nông dân. Cách làm này giúp tiết kiệm sức lao động, tạo tiền đề cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa và xây dựng NTM.
Theo ước tính trong toàn bộ quy trình sản xuất, người nông dân chỉ phải bỏ ra khoảng 265.000đ/sào canh tác lúa một vụ. Tất cả các khâu từ làm đất ngâm ủ, gieo sạ phun thuốc trừ sâu đến thu hoạch lúa… đều do tập thể là HTX phụ trách. Việc cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa sẽ giảm được 30 - 35% chi phí sản xuất, trong đó khâu thu hoạch giảm được tới 50% chi phí. Hơn nữa, theo tính toán, gieo sạ bằng công cụ kéo tay giúp tăng năng suất 7 - 10% và cho lợi nhuận cao hơn bình quân 5 triệu đồng/ha so với lúa cấy.  
Đặc biệt, ưu điểm của phương pháp gieo sạ là rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa, rất phù hợp với cơ cấu gieo trồng 3 vụ trên địa bàn Hà Nội. Sau vụ đầu tiên thực hiện, nông dân ở hai thôn thí điểm của xã Mai Đình phấn khởi nửa đùa nửa thật rằng: Chúng tôi được giải phóng sức lao động, được làm chủ thật sự. Còn ông trưởng thôn Thái Phụ Nguyễn Văn Tùng phấn khởi: Cách làm này có thể níu thanh niên trong thôn ở lại với đồng ruộng mà không phải lao vào các KCN làm thuê nữa”. 
Sau khi “nhìn nhận và đánh giá” mô hình thí điểm thành công, các đại biểu tham dự đều rút ra bài học rằng: Để thực hiện thành công mô hình cần 2 giải pháp. Thứ nhất, để nông dân tự đo đất ruộng của mình và ký kết, thỏa thuận với nhau trong việc phân chia ranh giới và diện tích. Thứ hai, điều kiện thâm canh, điều kiện kinh tế các hộ khác nhau nên năng suất lúa không đồng đều, vì vậy tuyệt đối không thuyết phục họ phá bờ thửa ngăn cách. Ranh giới có thể được phân định bằng các cọc tiêu trước khi phá bỏ các bờ thửa. Đây là một giải pháp mới nhưng được đánh giá rất khả thi.  
Kết luận tại hội nghị, ông Ngô Đình Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội chúc mừng thành quả tốt đẹp ở xã Mai Đình và hi vọng: Mô hình sản xuất lúa "3 trong 1" sẽ tạo tiền đề để các địa phương tiếp tục liên kết đổi thửa sản xuất. Đồng thời, việc gieo trồng gọn khu, gọn khoảnh, thu hoạch tập trung và cơ cấu mùa vụ phù hợp hơn. 
Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/135/135/135/80320/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Xúc tiến thương mại và đầu tư khu vực Trung du miền núi phía bắc 2011

27-6-2011

Bộ NN & PTNT sẽ tổ chức chương trìnhXúc tiến thương mại kết hợp Xúc tiến đầu tư khu vực Trung du miền núi phía bắc từ 28 đến 31-7-2011 nhằm hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp trong khu vực quảng bá thương hiệu, sản phẩm, giới thiệu tiềm năng thương mại và nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đồng thời tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có dịp xúc tiến với lãnh đạo các địa phương để tìm hiểu cơ hội đầu tư, chính sách và các dự án đầu tư của các địa phương trong vùng. Sự kiện được tổ chức nhân dịp Lào Cai tổ chức kỷ niệm 20 năm ngày tái thành lập tỉnh.

Hội chợ Triển lãm quốc tế thủy sản Việt Nam 2011

27-6-2011

Ngày 23/6, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Hội chợ Triển lãm quốc tế thủy sản Việt Nam 2011 (Vietfish 2011).

Nhìn lại chặng đường thực hiện dự án 5 triệu hecta rừng

27-6-2011

Qua 13 năm thực hiện dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng theo 2 giai đoạn 1998 - 2005 và 2006 - 2010, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã trồng mới được 4,6 triệu hecta rừng. Tuy chỉ đạt 93,5% kế hoạch, nhưng dưới cái nhìn toàn diện, dự án đã giúp nhiều cánh rừng hồi sinh, hàng triệu hộ gia đình có việc làm, thu nhập ổn định.

7 công ty máy nông nghiệp được hưởng ưu đãi

27-6-2011

Ngày 24.6, Bộ NNPTNT đã công bố 7 công ty sản xuất máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, lâm, thủy sản được hưởng chính sách theo Quyết định 63 ngày 15.10.2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Cà phê bén đất cát xứ Thanh

27-6-2011

Gần 8 năm "Nam tiến" học kỹ thuật trồng cà phê, sau 5 năm đưa cà phê từ Tây Nguyên về đất Bắc trồng, anh Nguyễn Xuân Bình, thôn Đồng Thanh, xã Thiệu Tâm, Thiệu Hoá, Thanh Hóa đã thành công.

GS Nguyễn Đăng Vang: Phải quản chặt khâu quy hoạch

27-6-2011

Trao đổi với PV NNVN, GS Nguyễn Đăng Vang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH-CN và MT của Quốc hội khẳng định, ngành chăn nuôi của chúng ta có rất nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển nếu chúng ta quản lý chặt chẽ quy hoạch và có sự hỗ trợ hợp lý từ Nhà nước.

Đào tạo nghề cho nông dân trong thời kỳ hội nhập quốc tế

24-6-2011

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2020 được Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua, một trong những giải pháp có tính đột phá thực hiện được mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 là phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có nhân lực qua đào tạo nghề và chính sách bảo đảm việc làm cho nông dân.

Lợi nhuận xuất khẩu gạo còn quá thấp

24-6-2011

Chi phí sản xuất gạo của VN và Thái Lan chênh nhau không nhiều nhưng lợi nhuận thu được của gạo VN chỉ bằng 65,1% so với Thái Lan.

Chung niềm vui xây dựng nông thôn mới

24-6-2011

Ngày 24.6, một sự kiện đặc biệt đối với các xã nông thôn mới (NTM) cả nước sẽ diễn ra tại xã Tam Phước (Phú Ninh, Quảng Nam).

Xuất khẩu gạo: Hướng tới thị trường mới

24-6-2011

Hiệp hội Lương thực VN (VFA) vừa khuyến cáo các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu (XK) gạo cần chủ động phương án mua tạm trữ, đề phòng giá gạo có thể giảm ngoài dự kiến; đồng thời hướng đến các thị trường mới để đạt mục tiêu XK gạo trong tháng tới.

Nông dân bán... khí trời

24-6-2011

Trồng rừng nhưng không chỉ bán gỗ, củi... mà nông dân còn có thể bán “tín chỉ cacbon” (khí trời). Đây là khái niệm khá lạ lẫm với nông dân, nhưng trong tương lai, tín chỉ này sẽ là một “mặt hàng” được mua bán nhiều nhất.

Ngành nông nghiệp điều chuyển gần 105 tỷ đồng vốn bổ sung cho các dự án cấp bách

24-6-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, triển khai Nghị quyết 11/NQ-CP, toàn ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các chủ đầu tư rà soát kế hoạch vốn phân bổ năm 2011 và đã cắt, giảm gần 105 tỷ đồng để điều chuyển, bổ sung cho các dự án quan trọng, cấp bách, các dự án hoàn thành trong năm 2011 theo cơ cấu vốn từng ngành, lĩnh vực.