TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đa dạng sinh học

Ngày đăng: 07 | 04 | 2006

Trong khuôn khổ các hội thảo do nhóm nghiên cứu MALICA - một chương trình hợp tác giữa Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu phát triển nông nghiệp (CIRAD), Viện Xã hội học (IOS), ngày 6/4/2006 đã diễn ra hội thảo “Đa dạng sinh học, thể chế quốc tế trong quản lý các nguồn gen-Khoa học xã hội và đa dạng sinh học”.

Trong khuôn khổ các hội thảo do nhóm nghiên cứu MALICA - một chương trình hợp tác giữa Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu phát triển nông nghiệp (CIRAD), Viện Xã hội học (IOS), ngày 6/4/2006 đã diễn ra hội thảo “Đa dạng sinh học, thể chế quốc tế trong quản lý các nguồn gen-Khoa học xã hội và đa dạng sinh học”.| Tác giả thuyết trình hội thảo này là Tiến sỹ Fédéric Thomas, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu phát triển Pháp-IRD. Đến dự hội thảo có GS.VS Đào Thế Tuấn (Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam), PGS.TS Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học), TS Nguyễn Đức Truyến (Viện Xã hội học), cùng đại diện một số cơ quan nghiên cứu khác.

Trong phần đặt vấn đề, tác giả thuyết trình cho rằng: Từ trước cho tới nay, các vấn đề liên quan đến tự nhiên-kỹ thuật-công nghệ thường chỉ là đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học tự nhiên và công nghệ như sinh học, vật lý học, di truyền học, v.v... Các nhà khoa học xã hội thuộc các ngành như xã hội học, lịch sử học, nhân chủng học, luật học, v.v.. thường lý giải việc họ không quan tâm hoặc không nghiên cứu mảng vấn đề này hoặc là vì chúng không thuộc phạm trù khoa học của họ, hoặc là do họ không có đủ kiến thức về khoa học tự nhiên-kỹ thuật-công nghệ, hoặc do vấn đề về tính phi chính trị hay tính trung lập trong khoa học, v.v.. Trong số các ngành khoa học xã hội, dường như chỉ có các nhà nông học (agronome) là kết hợp được kiến thức của khoa học xã hội vào nghiên cứu các vấn đề mang tính tự nhiên-kỹ thuật-công nghệ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên, theo tác giả thuyết trình, những ví dụ thực tế trong phát triển nông nghiệp, nông thôn đã cho thấy: Không những các ngành khoa học xã hội có thể nghiên cứu được các vấn đề mang tính tự nhiên-kỹ thuật-công nghệ bằng chính các phạm trù và phương pháp khoa học của mình, mà hơn nữa, đó còn là một phần kiến thức không thể thiếu để các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt được hiệu qủa cao. Chẳng hạn, một trong những nhà xã hội học nông thôn tiêu biểu của Pháp là Henri Mendras đã chứng minh vai trò của các yếu tố xã hội (lối sống, mạng lưới các mối quan hệ xã hội, các tổ chức xã hội ở nông thôn, v.v..) đối việc phổ biến các giống ngô lai thời kì công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn của Pháp. Vấn đề còn lại là, các nhà khoa học xã hội có thực sự hiểu được chính vai trò của họ hay không và khả năng cũng như cách thức tiếp cận và giải quyết các vấn đề liên quan đến tự nhiên-kỹ thuật-công nghệ của họ sẽ như thế nào. Nói theo ngôn ngữ xã hội học, cần phải coi khoa học-kỹ thuật như những sự kiện xã hội có đời sống lịch sử-xã hội và văn hóa của nó.

Trên cơ sở khẳng đinh vai trò của các ngành khoa học xã hội trong việc phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực tự nhiên-kỹ thuật-công nghệ, tác giả thuyết trình đi vào vấn đề chính đó là khía cạnh thể chế quốc tế trong quản lý các nguồn gen và đa dạng sinh học

 
Ngô Vi Dũng

 

NỘI DUNG KHÁC

Phát triển Cơ sở dữ liệu

6-4-2006

Sáng ngày 6 tháng 4 năm 2006, tại Hội trường Viện Chính sách Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Trung tâm thông tin Chiến lược tổ chức Hội thảo “Giới thiệu Website, Cơ sở Dữ liệu và hướng phát triển trong thời gian tới”, dự án MISPA tài trợ.

Phát triển bền vững vùng ven đô ở khu vực Đông Á

5-4-2006

Tại phòng họp Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 4 năm 2006, nhóm chuyên gia nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, Công ty tư vấn kinh tế Mêkông, Halcrow đã trình bày dự thảo thứ nhất của báo cáo Nghiên cứu về phát triển bền vững vùng ven đô. Chủ toạ cuộc toạ đàm Ông Dan Biller, Ngân hàng Thế giới, giới thiệu về nghiên cứu.

Nghiên cứu hoàn thiện các hình thức khoán trong nông-lâm trường

24-3-2006

 1. Khoán là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong nông-lâm nghiệp, nó phù hợp với đặc điểm sản xuất mang tính sinh học và quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường. Các hình thức khoán trong sản xuất nông-lâm nghiệp ra đời và phát triển từ thấp đến cao tuỳ thuộc chủ yếu vào năng lực của bên nhận khoán và mức độ phân công lao động, phân quyền quản lý và tổ chức sản xuất của bên giao khoán cho bên nhận khoán. 

Nghiên cứu chính sách và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực chế biến và tiêu thụ rau quả tại 2 tỉnh Hải Dương và Bắc Giang

24-3-2006

Từ nghiên cứu trên ta rút ra một số kết luận như sau:
Một là: Vấn đề tiêu thụ rau quả ở nước ta đang là một vấn đề bức xúc của hầu hết các hộ nông dân sản xuất rau quả hàng hóa.  Thời gian qua giá cả của rau quả không ổn định dẫn tới thiệt hại cho người nông dân. Để giải quyết được vấn đề này cần phải đẩy mạnh công việc chế biến và tiêu thụ rau quả cho người nông dân. Tuy nhiên chỉ một mình khu vực nhà nước không thể đảm đương được công việc này mà cần phải có sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân nhằm khai thác hết tiềm năng về vốn và nhân lực trong xã hội.

Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp nước ta

24-3-2006

Qua khảo sát thực trạng nhóm nghiên cứu nhận thấy phần nào làm rõ bức tranh về năng lực hội nhập của các doanh nghiệp trong ngành nông lâm nghiệp thông qua hệ thống một số chỉ tiêu đánh giá trực tiếp cũng như gián tiếp.
1. Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan trong quan hệ kinh tế quốc tế và là mức phát triển cao của sự phân công lao động quốc tế. Quá trình này tác động đến tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Nó là sự đan xen, gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình vừa hợp tác và đấu tranh bảo vệ lợi ích của các quốc gia.

Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam

24-3-2006

Hà nội, ngày 23 tháng 3 năm 2006, tại Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, trong khuôn khổ dự án MISPA, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) báo cáo cuối kỳ đề tài “Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam”.

Hội nghị cán bộ công chức Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp Nông thôn

10-3-2006

Ngày 9/3/2006 tại hội trường Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp nông thôn đã tổ chức "Hội nghị cán bộ công chức Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp Nông thôn". Đến với hội nghị có đầy đủ cán bộ nhân viên của Viện. Ban lãnh đạo đọc báo cáo tổng kết hoạtđộng của Viện năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ năm 2006.

Xây dựng mạng thông tin thị trường rau quả phía Nam: kinh nghiệm và con đường tiếp theo

16-3-2006

Trong ngày 14/3/2006 tại Văn phòng phía Nam của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn đã diễn ra hội nghị về kinh nghiệm xây dựng mạng thông tin thị trường rau quả phía Nam và kế hoạch phát triển trong thời gian tới.

Liên kết Khu vực đô thị, nông thôn và tiểu vùng khu vực sông Mê Kông mở rộng

1-3-2006

Trong khuôn khổ dự án RETA 6121, ngày 20,21 tháng 02 năm 2006 tại Hà Nội,  Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và viện Quy hoạch Đô thị- Nông thôn, Bộ Xây dựng  tổ chức Hội nghị quốc tế về “Liên kết Khu vực đô thị, nông thôn và tiểu vùng khu vực sông Mê Kông mở rộng (ViệtNam, Lào, Campuchia): Một tiếp cận toàn diện về Phát triển và giảm nghèo”.

Xây dựng Chiến lược xuất khẩu quốc gia của Việt Nam

20-2-2006

Trong khuôn khổ hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam, do Chính phủ Thuỵ Sỹ và Thuỵ Điển tài trợ (dự án VIE 61/94), Trung Tâm thương mại quốc tế (ITC) và Cục Xúc tiến thương mại (VIETTRADE) phối hợp thực hiện, việc xây dựng Chiến lược xuất khẩu quốc gia giai đoạn 2006-2010 đang đi qua giai đoạn xây dựng Dự thảo Tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng xây dựng Chiến lược xuất khẩu quốc gia.

Phương thức tiếp cận phát triển nông thôn mới

13-2-2006

Trong 02 ngày, từ 9 đến 10 tháng 02 năm 2006, diễn ra Hội thảo “Phương thức tiếp cận phát triển nông thôn mới” tại Hội trường Khách sạn Công đoàn Quảng Bá, Ba Đình, Hà Nội. Hội thảo được tổ chức bởi Khoa Kinh tế và PTNT của Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội phối hợp với Tổ chức Phát triển Quốc tế Tây Ban Nha (AIDA).

500 Doanh Nghiệp hàng đầu thế giới sẽ đến Việt Nam trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2006

10-2-2006

Theo ông Hoàng Văn Dung – Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, người đảm nhận chức Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh Doanh APEC (ABAC) trong Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2006, APEC sẽ tổ chức 4 phiên họp chính thức năm 2006, trong đó phiên họp lần thứ 4 và tháng 11-2006 tại Hà Nội sẽ thu hút sự có mặt của các lãnh đạo 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới.

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn