TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp nước ta

Ngày đăng: 24 | 03 | 2006

Qua khảo sát thực trạng nhóm nghiên cứu nhận thấy phần nào làm rõ bức tranh về năng lực hội nhập của các doanh nghiệp trong ngành nông lâm nghiệp thông qua hệ thống một số chỉ tiêu đánh giá trực tiếp cũng như gián tiếp.
1. Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan trong quan hệ kinh tế quốc tế và là mức phát triển cao của sự phân công lao động quốc tế. Quá trình này tác động đến tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Nó là sự đan xen, gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình vừa hợp tác và đấu tranh bảo vệ lợi ích của các quốc gia.

Qua khảo sát thực trạng nhóm nghiên cứu nhận thấy phần nào làm rõ bức tranh về năng lực hội nhập của các doanh nghiệp trong ngành nông lâm nghiệp thông qua hệ thống một số chỉ tiêu đánh giá trực tiếp cũng như gián tiếp.

1. Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan trong quan hệ kinh tế quốc tế và là mức phát triển cao của sự phân công lao động quốc tế. Quá trình này tác động đến tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Nó là sự đan xen, gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình vừa hợp tác và đấu tranh bảo vệ lợi ích của các quốc gia.|

2. Việt Nam đã chủ động và tích cực tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế trong khu vực và quốc tế. Việc gia nhập nhiều tổ chức quốc tế cũng như việc chuẩn bị trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại quốc tế thể hiện tính chủ động trong đàm phán. Hơn nữa, những sự đổi mới những chính sách trong nước theo hướng hài hòa hóa và thích hợp với những nguyên tắc và cam kết quốc tế là cơ sở để nền kinh tế Việt Nam hội nhập chủ động và có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đem lại những cơ hội mà còn những thách thức không nhỏ đến nền kinh tế (xã hội và ngành) cũng như các doanh nghiệp.

3. Để phát huy những cơ hội và giảm thiểu những thách thức các doanh nghiệp trong ngành nông lâm nghiệp cần có sự chuẩn bị nhất định thể hiện qua năng lực hội nhập khả năng điều chỉnh linh hoạt các yếu tố về sản xuất kinh doanh trên cơ sở sử dụng hiệu quả các yếu tố thị trường để có thể phát triển bền vững.

4. Năng lực hội nhập của các doanh nghiệp trong ngành còn nhiều hạn chế về bản thân người lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp như một thực thể sản xuất kinh doanh cũng như sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra cho xã hội. Các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp thường có khả năng cạnh tranh về mạng lưới cung ứng, công nghệ vừa phải, giá thành hay chất lượng nhưng lại yếu thế trong quảng cáo tiếp thị, bao bì nhãn mác hay dịch vụ khách hàng.

5. Chỉ số cạnh tranh lớn nhất thuộc về các doanh nghiệp liên doanh sau đó là doanh nghiệp Nhà nước Trung ương và công ty TNHH. Doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước địa phương là hai loại hình doanh nghiệp có chỉ số cạnh tranh thấp. Các doanh nghiệp trong ngành hàng như hồ tiêu, cao su và hạt điều có năng lực cạnh tranh lớn hơn những doanh nghiệp của các ngành hàng khác. Số liệu điều tra cho thấy các doanh nghiệp lúa gạo và cà phê có chỉ số cạnh tranh không cao.

6. Để nâng cao năng lực hội nhập của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp nói riêng song song với những chính sách mở cửa nền kinh tế Chính phủ cần đẩy mạnh công cuộc cải tổ trong nước nhằm thích ứng với những đòi hỏi của hội nhập: hoàn thiện môi trường kinh tế vĩ mô tạo sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế, cải tiến một cách hiệu quả các doanh nghiệp Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu hiệu quả và lành mạnh về tài chính, thúc đẩy sự phát triển các thị trường đất đai, lao động và vốn cũng như những cơ sở hạ tầng cần thiết về giao thông, đào tạo...cũng như hạ tầng thị trường và thương mại.

7. Đối với ngành nông nghiệp cần rà soát lại các chính sách để đảm bảo nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế; tái định hướng hỗ trợ đối với ngành nói chung và doanh nghiệp nói riêng đảm bảo sự phát triển bền vững thông qua đầu tư về cơ sở hạ tầng nông thôn, nghiên cứu và chuyển giao, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng đa sở hữu đa ngành nghề, v.v...

8. Xây dựng và tăng cường vai trò phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp thông qua các tổ chức nghề nghiệp, nhất là các hiệp hội ngành hàng nhằm xây những những cơ sở hạ tầng thương mại có tính chuyên môn cao cũng như việc đảm bảo tái định hướng hỗ trợ của Chính phủ được hiệu quả và phù hợp với định chế quốc tế.

9. Đối với các doanh nghiệp cần tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu, hoàn thiện chiến lượng phân phối và tổ chức mạng lưới thu mua nguyên liệu và bán hàng, xây dựng và phát triển thương hiệu...

Những giải pháp trên chỉ có thể phát huy có hiệu quả khi có sự đồng bộ trong việc xây dựng chính sách cũng như những cơ chế vận hành thống nhất giữa các cấp quản lý cũng như những tác nhân trong nền kinh tế/ngành hàng trên cơ sở những lộ trình hội nhập cụ thể cho từng cấp từ Trung ương đến địa phương, từ ngành đến doanh nghiệp.

Tuy nhiên, những kết quả và kết luận được rút ra còn nhiều hạn chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó năng lực của các thành viên còn nhiều bất cập cũng như những thông tin số liệu thu thập từ các doanh còn thiếu cả về lượng cũng như về chất. Đặc biệt, đây là vấn đề tương đối mới còn nhiều ý kiến khác nhau về khung phân tích, phương pháp cũng như những chỉ tiêu đánh giá năng lực hội nhập của các doanh nghiệp trong ngành. Hơn nữa, việc thu thập thông tin từ các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế nên khó (nhất là các doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài) có thể có một bức tranh hoàn thiện về vấn đề đặt ra. Mặc dù vậy tài liệu này sẽ giúp cho các cơ quan liên quan trong việc xác định những vấn đề cơ bản của hội nhập trong các doanh nghiệp trong ngành cũng như đề ra những giải pháp chính sách có tính thực thi hơn.

Download tài liệu

NỘI DUNG KHÁC

Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam

24-3-2006

Hà nội, ngày 23 tháng 3 năm 2006, tại Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, trong khuôn khổ dự án MISPA, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) báo cáo cuối kỳ đề tài “Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam”.

Hội nghị cán bộ công chức Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp Nông thôn

10-3-2006

Ngày 9/3/2006 tại hội trường Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp nông thôn đã tổ chức "Hội nghị cán bộ công chức Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp Nông thôn". Đến với hội nghị có đầy đủ cán bộ nhân viên của Viện. Ban lãnh đạo đọc báo cáo tổng kết hoạtđộng của Viện năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ năm 2006.

Xây dựng mạng thông tin thị trường rau quả phía Nam: kinh nghiệm và con đường tiếp theo

16-3-2006

Trong ngày 14/3/2006 tại Văn phòng phía Nam của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn đã diễn ra hội nghị về kinh nghiệm xây dựng mạng thông tin thị trường rau quả phía Nam và kế hoạch phát triển trong thời gian tới.

Liên kết Khu vực đô thị, nông thôn và tiểu vùng khu vực sông Mê Kông mở rộng

1-3-2006

Trong khuôn khổ dự án RETA 6121, ngày 20,21 tháng 02 năm 2006 tại Hà Nội,  Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và viện Quy hoạch Đô thị- Nông thôn, Bộ Xây dựng  tổ chức Hội nghị quốc tế về “Liên kết Khu vực đô thị, nông thôn và tiểu vùng khu vực sông Mê Kông mở rộng (ViệtNam, Lào, Campuchia): Một tiếp cận toàn diện về Phát triển và giảm nghèo”.

Xây dựng Chiến lược xuất khẩu quốc gia của Việt Nam

20-2-2006

Trong khuôn khổ hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam, do Chính phủ Thuỵ Sỹ và Thuỵ Điển tài trợ (dự án VIE 61/94), Trung Tâm thương mại quốc tế (ITC) và Cục Xúc tiến thương mại (VIETTRADE) phối hợp thực hiện, việc xây dựng Chiến lược xuất khẩu quốc gia giai đoạn 2006-2010 đang đi qua giai đoạn xây dựng Dự thảo Tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng xây dựng Chiến lược xuất khẩu quốc gia.

Phương thức tiếp cận phát triển nông thôn mới

13-2-2006

Trong 02 ngày, từ 9 đến 10 tháng 02 năm 2006, diễn ra Hội thảo “Phương thức tiếp cận phát triển nông thôn mới” tại Hội trường Khách sạn Công đoàn Quảng Bá, Ba Đình, Hà Nội. Hội thảo được tổ chức bởi Khoa Kinh tế và PTNT của Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội phối hợp với Tổ chức Phát triển Quốc tế Tây Ban Nha (AIDA).

500 Doanh Nghiệp hàng đầu thế giới sẽ đến Việt Nam trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2006

10-2-2006

Theo ông Hoàng Văn Dung – Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, người đảm nhận chức Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh Doanh APEC (ABAC) trong Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2006, APEC sẽ tổ chức 4 phiên họp chính thức năm 2006, trong đó phiên họp lần thứ 4 và tháng 11-2006 tại Hà Nội sẽ thu hút sự có mặt của các lãnh đạo 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới.

Giá trị xuất khẩu rau quả năm 2005 tăng nhẹ

10-2-2006

Một quan chức của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn đã cho biết năm 2005 kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam ước tính đạt 235 triệu đôla, tăng 31.3% so với năm 2004.

Các Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) Nước ngoài bùng nổ ở Trung Quốc

10-2-2006

Các nhà kinh doanh toàn cầu  trước đây bất đắc dĩ mới tuân thủ các yêu cầu về chuyển giao công nghệ như là một điều kiện để được phép đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc thì giờ đây lại rất hào hứng chuyển các cơ sở Nghiên cứu và Phát triển của mình đến thị trường lớn nhất  thế giới này.

Nền kinh tế tăng trưởng 9.9% năm 2005

10-2-2006

Ông Li Deshui, Cố vấn Cục Thống kê Nhà nước, cho biết nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 9.9% năm 2005. Ước tính ban đầu cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2005 đã đạt mức 18,23 nghìn tỉ yuan ( tương đương 2,26 nghìn tỉ đôla).

Thủ tướng Thaksin: Sẽ không có một biến động chính trị nào từ nay đến năm 2009

10-2-2006

Thủ tướng Thaksin trong bài diễn văn tại Toà Nhà Chính Phủ, trước 480 giám đốc điều hành của các doanh nghiệp hàng đầu tại Thái Lan (cả trong nước và nước ngoài), đã tuyên bố “sẽ không có một sự thay đổi về chính trị nào ở Thái Lan cho đến kỳ tổng bầu cử lần tới diễn ra vào năm 2009, và giới kinh doanh không cần phải lo lắng về các vấn đề chính trị”.

Tốc độ tăng trưởng của Đông Nam Á giảm trong khi của Thái Lan tiếp tục tăng

10-2-2006

Theo dự báo, năm nay, tốc độ tăng trưởng của 3 trong 4 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á sẽ sụt giảm do giảm cầu trong nước cùng với sự phụ phụ thuộc của xuất khẩu vào nhu cầu của thị trường Mỹ trong khi tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ được dự báo cũng giảm.

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn