TIN TỨC-SỰ KIỆN

Chỉ số giá tiêu dùng hạ nhiệt: Hiệu ứng tích cực

Ngày đăng: 23 | 06 | 2011

Sau tám tháng có xu hướng tăng cao (từ tháng 10-2010), tháng 6-2011 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã giảm mạnh. Dự kiến, CPI sáu tháng của cả nước chỉ tăng khoảng 1%, giảm đáng kể so với mức tăng 3,32% trong tháng 4 và 2,21% tháng 5.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu kiềm chế CPI cả năm 2011 ở mức 15%, vẫn còn không ít khó khăn đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách đưa ra những giải pháp phù hợp.
Các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá góp phần tạo ra hiệu ứng tích cực cho đời sống và sản xuất kinh doanh.
 
Chặn đà tăng giá

Mặc dù chưa có số liệu chính thức nhưng theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CPI tháng 6 của cả nước ước tăng 1%, giảm đáng kể so với mức tăng 3,32% (tháng 4) và 2,21% (tháng 5). Tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, CPI đã ghi nhận dấu hiệu giảm mạnh. Trong tháng 6, CPI của Hà Nội chỉ tăng 1,21%. 10/11 nhóm hàng trong "rổ" tính CPI tăng giá, trong đó, 3/11 nhóm hàng tăng trên 1%, còn lại chỉ tăng dưới 1%. Tại TP Hồ Chí Minh, CPI đã giảm mạnh từ 2,4% (tháng 5) xuống 0,69%. 

Báo cáo của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho thấy, trong tháng 6, giá hàng thiết yếu nhìn chung giảm và ổn định so với tháng 5-2011. Tại miền Bắc, giá thóc, gạo ổn định. Tại miền Nam, giá gạo thành phẩm xuất khẩu giảm khoảng 250-400 đồng/kg; gạo 25% tấm giảm từ 100-600 đồng/kg. Giá thực phẩm tươi sống như rau, củ, quả giảm nhẹ; giá các loại thịt ổn định, riêng giá thịt lợn vẫn tăng, tuy nhiên thấp hơn tháng trước. Giá một số loại vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép ở mức ổn định. Đặc biệt, giá gas bán lẻ trong nửa đầu tháng 6 đã giảm khoảng 23.000-25.000 đồng/bình (loại bình 12kg và 13kg). 

Theo các chuyên gia kinh tế, tháng 6 là tháng thứ hai liên tiếp CPI có dấu hiệu tăng chậm lại. Nguyên nhân là do các giải pháp giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và bảo đảm an sinh xã hội của Chính phủ được triển khai đồng bộ đã phát huy hiệu quả. Bên cạnh các giải pháp kiềm chế lạm phát như cắt giảm vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, tiết kiệm 10% chi thường xuyên, chương trình bình ổn giá năm 2011 đã được nhiều địa phương triển khai tích cực. Tại Hà Nội, UBND TP đã tăng quỹ bình ổn giá từ mức 400 tỷ đồng (năm 2010) lên mức 475 tỷ đồng (năm 2011), để bình ổn giá 10 mặt hàng thiết yếu... CPI tăng chậm lại đã tạo hiệu ứng tích cực với nền kinh tế và đời sống của người dân. 

Xu hướng ổn định

Mặc dù CPI đã có dấu hiệu "hạ nhiệt" trong 2 tháng qua, nhưng nền kinh tế vẫn đứng trước nhiều khó khăn. Việc Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt đã khiến các DN, nhất là DN nhỏ và vừa gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh. Nguy cơ lạm phát và việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt tại nhiều quốc gia trên thế giới kèm theo áp lực tăng giá tâm lý sau khi có sự điều chỉnh giá một số mặt hàng thiết yếu trong nước (xăng, điện, than)... đã làm tăng chi phí đầu vào sản xuất, tăng giá hàng tiêu dùng. Những yếu tố này có thể còn gây khó khăn cho việc kiềm chế lạm phát. 

Nhận xét về tốc độ tăng CPI tháng 6, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội Hà Nội cho rằng, tốc độ "giảm nhiệt" của CPI đã xuất hiện và có khả năng kéo dài đến tháng 10. Việc CPI "hạ nhiệt" là một xu hướng tốt, chặn đứng đà tăng giá kéo dài liên tiếp trong 8 tháng qua, sẽ mang lại những tác động tích cực tới sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân. Mặc dù CPI đã có xu hướng tăng chậm lại, song việc giữ chỉ số này ở con số 15% của cả năm là một mục tiêu khó khăn. 

Về hiệu quả của chương trình bình ổn giá, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, thời gian qua, chương trình này đã được nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội triển khai tích cực. Song, để thu được hiệu quả cao, nên có một số thay đổi về cách thực hiện. Ngoài việc tăng thêm ngân sách phục vụ bình ổn giá, công tác tuyên truyền về các điểm bán hàng bình ổn cần được đẩy mạnh hơn. Việc mở rộng điểm bán hàng ra ngoại thành, tạo thêm điểm bán tại chợ truyền thống cũng rất cần thiết để người thu nhập thấp có nhiều cơ hội mua được hàng bình ổn giá....

Dấu hiệu hạ nhiệt của CPI cho thấy giá thị trường đang có xu hướng ổn định, tác động tích cực đến đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp nền kinh tế sớm khôi phục đà tăng trưởng.
Theo Báo Hà Nội mới

 

NỘI DUNG KHÁC

Mỹ lùi thời hạn công bố kết quả cuối cùng về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam

23-6-2011

DOC cần thêm thời gian để xem xét hồ sơ do các bên liên quan gửi tới, vì vậy cơ quan này quyết định lùi thời hạn công bố thêm 45 ngày.

Gỡ vướng trong giao đất sản xuất nông nghiệp ở Nam Ðịnh

23-6-2011

Nam Định là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước thực hiện việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân sử dụng trên cơ sở thực hiện Nghị quyết 10 ngày 5-4-1988 của Bộ Chính trị về "Ðổi mới quản lý nông nghiệp".

Giúp ngư dân nâng giá trị cá ngừ

23-6-2011

Xuất khẩu cá ngừ đang tăng cả về số lượng lẫn giá. Nhưng nếu được đầu tư, ngư dân có thể đem về nhiều ngoại tệ hơn từ con cá ngừ.

WB hỗ trợ bảo hiểm giá nông sản tại các nước đang phát triển

23-6-2011

Khách hàng tiềm năng của công cụ quản lý rủi ro giá nông sản có thể gồm nhà sản xuất chế biến thực phẩm, người tiêu dùng, hợp tác xã, các ngân hàng địa phương...

Tính thuế thu nhập cá nhân: Thay đổi không nhiều

23-6-2011

Sau nhiều lần dự thảo, hai phương án tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) mới sẽ được Bộ Tài chính trình tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII vào giữa tháng Bảy tới.

Nhiều loại đất nông nghiệp được miễn phí trước bạ

23-6-2011

Nghị định 45/2011/NĐ-CP về lệ phí trước bạ vừa được Chính phủ ban hành đã bổ sung thêm một số trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ (so với Nghị định 176/1999).

Nhân rộng nông nghiệp đô thị

23-6-2011

Vĩnh Long là một tỉnh nông nghiệp nhỏ nằm ở trung tâm khu vực ĐBSCL. Đất nông nghiệp chiếm gần 79% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất lúa chiếm 48%, còn lại đất trồng cây lâu năm và đất nước nuôi trồng thuỷ sản. Đất nông nghiệp đô thị chiếm rất nhỏ, chỉ khoảng 2,9% trong tổng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh.

Bi kịch thủ phủ tôm

23-6-2011

Đã có lúc người ta ví von nuôi tôm sú ở ĐBSCL lãi như buôn ma túy. Các tỉnh đua nhau tăng diện tích nhưng chỉ qua đợt dịch có quá nhiều điều lạ lùng này, bức tranh về nơi vẫn được gọi là thủ phủ tôm chỉ toàn gam màu xám. Cận cảnh vùng tôm quá lắm nỗi xót xa.

G20 bàn kế hoạch kiểm soát giá lương thực

23-6-2011

Các bộ trưởng nông nghiệp thuộc nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) vừa nhất trí một kế hoạch hành động toàn cầu nhằm kiểm soát giá lương thực.

Huy động sức dân, bài học xây dựng nông thôn mới ở Trực Nội - Nam Định

23-6-2011

Tuy không có ưu thế nổi bật về kinh tế, nhưng xã Trực Nội (huyện Trực Ninh) lại đang đứng tốp đầu trong danh sách 96 xã, thị trấn tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đợt I giai đoạn 2011-2105 của tỉnh Nam Định. Xung quanh câu chuyện thành công này có một số kinh nghiệm có thể chia sẻ để các địa phương khác cùng học tập.

Tập trung khống chế dịch bệnh để ổn định chăn nuôi

23-6-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa cho biết, 6 tháng đầu năm 2011, chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định, tuy số lượng đầu gia súc giảm nhưng sản lượng thịt sản xuất vẫn tăng.

Tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất vụ Đông năm 2011 ở các tỉnh phía Bắc

23-6-2011

Ngày 22/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất vụ Đông năm 2010, triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông năm 2011 ở các tỉnh phía Bắc.