TIN TỨC-SỰ KIỆN

Huy động sức dân, bài học xây dựng nông thôn mới ở Trực Nội - Nam Định

Ngày đăng: 23 | 06 | 2011

Tuy không có ưu thế nổi bật về kinh tế, nhưng xã Trực Nội (huyện Trực Ninh) lại đang đứng tốp đầu trong danh sách 96 xã, thị trấn tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đợt I giai đoạn 2011-2105 của tỉnh Nam Định. Xung quanh câu chuyện thành công này có một số kinh nghiệm có thể chia sẻ để các địa phương khác cùng học tập.

*Cách đi đúng hướng
Trực Nội là xã thuần nông, kinh tế chậm phát triển, giao thông đi lại khá khó khăn, cơ sở hạ tầng không đồng bộ và xuống cấp. Địa phương cũng không có ngành nghề truyền thống nào trong khi các ngành nghề mới chưa có điều kiện phát triển… Do vậy, hơn 6 nghìn dân trong xã chủ yếu trông chờ vào nghề làm ruộng, chăn nuôi nhỏ lẻ. Tuy nhiên, diện tích đất canh tác vừa manh mún, vừa không có nhiều với bình quân khoảng 1,8 sào mỗi khẩu.
Lúc bắt tay vào xây dựng NTM, lãnh đạo xã xác định việc trước mắt cần phải làm là xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng bảo đảm theo các tiêu chí đề ra. Đây cũng được xem là cơ sở để tiếp tục thực hiện các tiêu chí khác. Tuy nhiên, đây thực sự cũng là vấn đề nan giải vì hầu hết cơ sở hạ tầng lúc đó đều chưa đạt yêu cầu; chi phí xây dựng công trình mới nào cũng lên đến tiền tỷ.
Đứng trước vấn đề khó khăn này, lãnh đạo xã đã có rất nhiều cuộc họp bàn nhưng vẫn không tìm ra được giải pháp. Bế tắc đến mức có nhiều ý kiến cho rằng không thể làm được gì nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, ngân sách hàng năm của tỉnh và huyện cũng rất eo hẹp; đa phần được Trung ương "rót" xuống, trong khi đó nhu cầu đầu tư cho các chương trình, dự án khác cũng rất lớn và cấp bách.
Khó khăn là vậy nhưng Trực Nội đã tìm ra cách vượt khó bằng chính nội lực của chính mình. Đó là huy động sự đóng góp của nhân dân để xây dựng NTM. Tuy nhiên, dù tất cả mọi người đều đồng tình với chủ trương xây dựng NTM nhưng khi bàn đến việc đóng góp thì không ít người ngãng ra. Nguyên nhân là một bộ phận nhân dân chưa hiểu rõ nội dung, trách nhiệm của mình trong xây dựng NTM, vẫn nghĩ đây là "việc" của Nhà nước. Hơn nữa, do thu nhập và mức sống của người dân chưa cao, việc đóng góp sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới "nồi cơm" của các gia đình, nhất là các gia đình thuộc diện nghèo và cận nghèo.
Chính vì vậy, việc làm đầu tiên của lãnh đạo xã là đả thông tư tưởng để người dân thấy rõ: "Lợi ích đi đôi với nghĩa vụ"; muốn xây dựng thành công NTM phải có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Toàn xã đã tổ chức 25 Hội nghị quán triệt trong Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hình thức tới các tầng lớp nhân dân về nội dung các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh, huyện và đặc biệt là Đề án thí điểm xây dựng NTM của xã. Tại mỗi thôn, mỗi chi bộ cũng có không dưới 10 cuộc họp để giải thích, vận động toàn dân tham gia đóng góp xây dựng NTM.
Ông Vũ Đình Thắng, Bí thư Chi bộ Đội sản xuất 15, cho biết: "Ở chi bộ của tôi cũng như tất cả các chi bộ khác đều nhất quán quan điểm là cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, tiên phong trong đóng góp xây dựng NTM để nhân dân nhìn vào đó thực hiện. Không chỉ có vậy, mỗi cán bộ, đảng viên còn phải có trách nhiệm vận động họ hàng, ngõ xóm, kể cả người thân đã rời quê đi xa làm ăn cùng hăng hái tham gia góp sức".
Việc đóng góp và sử dụng nguồn vốn đều được công khai để người dân thấy rõ hiệu quả và trực tiếp giám sát. Ngoài ra, xã cũng có một cách làm khá hay để việc đóng góp này không ảnh hưởng quá lớn đến cuộc sống của người dân. Theo đó, các hộ giàu, hộ khá và trung bình được khuyến khích đóng ngay một đợt. Những hộ nghèo, cận nghèo, hộ gặp khó khăn đột xuất thì đóng thành nhiều đợt. Những hộ quá nghèo thì lãnh đạo xã, thôn, lãnh đạo các đoàn thể có ủng hộ kinh phí và vận động họ hàng, người thân đứng ra hỗ trợ một phần.
Không chỉ huy động sự đóng góp của nhân dân trong xã, Trực Nội còn biết một nguồn lực rất quan trọng khác - đó là sự đóng góp của con em quê hương đang sinh sống và làm việc ở nơi khác, nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngay sau khi triển khai xây dựng NTM, lãnh đạo xã Trực Nội đã họp với các chi tộc, dòng họ để bàn về vấn đề này. Sau đó, cùng với viết thư kêu gọi, xã cử nhiều đoàn trực tiếp đến các nơi vận động các hội đồng hương Trực Nội đóng góp xây dựng quê hương.
* Kết quả ấn tượng
Nhờ biết cách làm công tác "dân vận", từ cuối năm 2009 đến nay, phong trào đóng góp xây dựng NTM diễn ra sôi nổi ở Trực Nội, trở thành phong trào thi đua giữa làng trên, xóm dưới, giữa các dòng họ và ngay trong các gia đình. Trong điều kiện còn khó khăn về kinh tế nhưng xã đã huy động được trên 58 tỷ đồng từ sự đóng góp của nhân dân. Con số này thực sự ấn tượng khi tổng số kinh phí huy động nhân dân đóng góp của cả 10 xã điểm xây dựng NTM của tỉnh đến nay mới đạt gần 78 tỷ đồng.
Trong số hơn 58 tỷ huy động được của xã Trực Nội, nhân dân địa phương đóng góp tới 9,5 tỷ đồng và hiến 190.000 m2 đất trị giá 38 tỷ đồng để thực hiện xây dựng đường giao thông nội đồng và các công trình phúc lợi của xã. Trong số những công trình này có 1,6 km đường trục xã được mở mới, 6 km đường giao thông nông thôn xóm bằng bê-tông theo tiêu chí NTM, đắp nền 5 km đường giao thông nội đồng đạt chuẩn NTM.
Mặt khác, từ 2009 đến nay trên địa bàn xã Trực Nội cũng có hàng chục công trình phúc lợi được hoàn thành hoặc đang thi công do nguồn đầu tư của con em Trực Nội xa quê. Tiêu biểu nhất trong số đó có Trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia và Đền liệt sỹ xã (khánh thành giữa năm 2010) do một doanh nhân người Trực Nội công tác tại Hà Nội đầu tư với tổng số tiền lên tới 12,5 tỷ đồng; Nghĩa trang nhân dân thi công từ cuối năm 2010 với khoản hỗ trợ 1 tỷ đồng của Hội đồng hương Trực Nội tại thành phố Hồ Chí Minh và các nơi khác…
Sự đóng góp của nhân dân là một yếu tố quan trọng giúp xã Trực Nội đạt 9/19 tiêu chí NTM liên quan đến quy hoạch, hệ thống chính trị, văn hoá, giáo dục, hình thức tổ chức sản xuất, an ninh trật tự, chợ nông thôn, bưu điện, điện nông thôn. Đến thời điểm này, xã cũng có 4 tiêu chí gần đạt là: trường học, cơ sở văn hoá, giao thông và y tế. So sánh với trước khi triển khai đã tăng tới 8 tiêu chí./.
Theo TTXVN

Nguồn:http://cpv.org.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30066&cn_id=465003

NỘI DUNG KHÁC

Tập trung khống chế dịch bệnh để ổn định chăn nuôi

23-6-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa cho biết, 6 tháng đầu năm 2011, chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định, tuy số lượng đầu gia súc giảm nhưng sản lượng thịt sản xuất vẫn tăng.

Tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất vụ Đông năm 2011 ở các tỉnh phía Bắc

23-6-2011

Ngày 22/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất vụ Đông năm 2010, triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông năm 2011 ở các tỉnh phía Bắc.

Đề nghị nâng tuổi học nghề nông dân

22-6-2011

Thời gian qua, nhiều tỉnh thành đã đề nghị sửa đổi Quyết định 1956/QĐ-TTg về “Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn tới năm 2020”. Tại nhiều địa phương, rất nhiều lão nông trên 60 tuổi có nhu cầu đi học buộc phải học dự thính hoặc không được “xét” theo học.

Công bố 211 nghề ngắn hạn dạy cho nông dân

22-6-2011

Tổng cục Dạy nghề vừa công bố danh sách 211 nghề nông nghiệp ngắn hạn (sơ cấp 3-6 tháng và dưới 3 tháng) dạy cho nông dân theo Quyết định 1956/QĐ-TTg.

Tác động từ Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc

21-6-2011

Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) được bắt đầu thực hiện với việc ASEAN và Trung Quốc ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc vào tháng 11/2002.

Thái Lan tổ chức Hội nghị tiêu chuẩn gạo thế giới

21-6-2011

Từ ngày 20-23/6, Bộ Thương mại Thái Lan phối hợp với Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan tổ chức Hội nghị tiêu chuẩn gạo thế giới và Công ước về gạo Thái Lan tại Bangkok và tỉnh Nakhonsawan, miền Trung của Thái Lan.

Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát: Khuyến khích mô hình tổ đội sản xuất trên biển

21-6-2011

Ngày 20.6, trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị về một số địa phương miền Trung thành lập quỹ hỗ trợ ngư dân cũng như lập tổ đội sản xuất trên biển, bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát nói: “Tôi hoan nghênh cách làm này của các địa phương”.

Phát triển kinh tế tập thể ở thành phố Cần Thơ

21-6-2011

Những năm gần đây, phong trào xây dựng mô hình kinh tế tập thể ở TP Cần Thơ khá phát triển, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) hoạt động hiệu quả, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, kinh tế tập thể ở TP Cần Thơ còn một số khó khăn, hạn chế cần sự hỗ trợ, góp sức của các ngành chức năng để phát triển nhanh và bền vững.

53,32 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

21-6-2011

53,32 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, so với cùng kỳ năm 2010, số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tăng 4,6%. Thông tin này được Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Phương cho biết chiều 20/6, tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí.

Nuôi cá tra gia công, hướng đi mới ở Đồng Tháp

21-6-2011

Để đáp ứng nhu cầu cá tra nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu, năm 2011 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đã có kế hoạch tăng thêm 500 ha so với năm 2010, nâng diện tích cá tra nuôi lên 2.000 ha.

Phấn đấu đến năm 2015 nâng cao độ che phủ rừng lên 42- 43%

21-6-2011

Bộ NN&PTNT vừa cho biết, trong giai đoạn từ 1998-2010, cả nước đã trồng mới hơn 2,45 triệu hécta rừng. Trong đó, độ che phủ rừng tăng qua các năm, từ 32% năm 1998 lên 37,1% năm 2005, và năm 2010 lên 39,5%. Dự kiến, từ nay đến 2015, sẽ nâng cao độ che phủ rừng đạt 42- 43%.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Cần sớm có chiến lược KHCN phục vụ nông nghiệp

20-6-2011

Trong hai ngày liên tiếp, đoàn công tác của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã làm việc với Bộ NN- PTNT và các Viện nghiên cứu thuộc Bộ với mục đích lắng nghe những tồn tại, những đề xuất giải pháp khắc phục.