TIN TỨC-SỰ KIỆN

Giúp ngư dân nâng giá trị cá ngừ

Ngày đăng: 23 | 06 | 2011

Xuất khẩu cá ngừ đang tăng cả về số lượng lẫn giá. Nhưng nếu được đầu tư, ngư dân có thể đem về nhiều ngoại tệ hơn từ con cá ngừ.

Giá cá ngừ Việt Nam tăng khá tốt: cùng kỳ năm ngoái, Canada mua chỉ 4,13 USD/kg, nay mua giá cao nhất là 7,82 USD; Nhật Bản mua 7,81 USD/kg và Mỹ mua 6,78 USD/kg.
 
Lãng phí đến 60%
Với giá xuất khẩu tăng, các doanh nghiệp cũng thu mua cá của ngư dân với giá cao, khoảng 130.000 – 140.000 đồng/kg. Tuy nhiên, do tàu khai thác cá ngừ của ngư dân các tỉnh trang bị không đúng mức, cá sau khi đánh bắt chỉ được bảo quản bằng cách ướp nước đá xay nên cá không giữ 100% tươi nguyên lúc đưa vào bờ. Theo bà Trịnh Thị Ngọc Sâm, giám đốc công ty TNHH xuất nhập khẩu Vinh Sâm, chỉ khoảng 40 – 50% cá ngừ tươi do ngư dân đánh bắt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, tàu nào bảo quản tốt lắm cũng chỉ đạt 70%. Ngư dân không chỉ mất thu nhập vì khâu bảo quản cá kém, thời gian một chuyến biển ngắn do phải lo đưa cá vào bờ sớm dẫn đến chi phí cao trên mỗi chuyến đi.
Năm nay, ngư dân được mùa cá ngừ, chỉ riêng Phú Yên đánh bắt trong năm tháng đầu năm đã đạt 5.200 tấn, gần bằng sản lượng cả năm 2010. Tuy nhiên, theo hiệp hội Cá ngừ Phú Yên, chi phí mỗi chuyến biển tăng 30% do các loại chi phí đều tăng cao, nhất là nhiên liệu, nên dù giá bán cá cao hơn vẫn có nhiều chuyến biển ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương bị lỗ.
Cần đầu tư cho ngư dân
Hiệp hội Cá ngừ Phú Yên cho rằng đã đến lúc quảng bá thương hiệu “cá ngừ Việt Nam” để phát triển thị trường. Song song đó, không thể kéo dài tình trạng ngư dân tự lo bám biển, trang bị thủ công như hiện nay.
Một nỗi niềm khác của ngư dân là không biết khi nào Việt Nam mới có thể chính thức là thành viên WCPFC (uỷ ban Nghề cá di cư xa Trung và Tây Thái Bình Dương) để có thể mở rộng ngư trường khai thác cá ngừ. Ông Chu Tiến Vĩnh, phó tổng cục trưởng tổng cục Thuỷ sản cho biết, WCPFC có hai quy chế đối với các nước có hoạt động đánh bắt cá di cư xa (cá ngừ, cá kiếm) trong khu vực Trung và Tây Thái Bình Dương, gồm: quy chế cho thành viên chính thức và quy chế cho nước chưa là thành viên chính thức nhưng có sự hợp tác. Để các tàu câu cá ngừ của một nước được ra khu vực này thì bắt buộc phải là thành viên. Còn nước chưa là thành viên chính thức nhưng có sự hợp tác chỉ được khai thác ở vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia mình. Để được là thành viên chính thức của WCPFC phải đạt các yêu cầu tiêu chuẩn về tàu thuyền đánh bắt ở đại dương và phải được sự đồng thuận của tất cả thành viên trong WCPFC. Theo ông Vĩnh, trong hai, ba năm tới Việt Nam có thể vẫn theo quy chế chưa là thành viên chính thức nhưng có sự hợp tác vì khó nhận được sự đồng thuận của vài nước lân cận.
Theo thống kê của tổng cục Hải quan, bốn tháng đầu năm 2011, Việt Nam xuất khẩu gần 18.000 tấn cá ngừ nguyên liệu, đạt kim ngạch trên 110 triệu USD, tăng gần 50% cả về khối lượng và giá trị so cùng kỳ năm 2010. Mỹ, EU, Nhật Bản là những thị trường lớn tiêu thụ cá ngừ Việt Nam.
Ông Vĩnh cho rằng, điều quan trọng cần làm nhất hiện nay là giúp ngư dân cải tạo tàu thuyền để đánh bắt dài ngày, đạt chất lượng bảo quản, thu hoạch cá tốt 90 – 100%. Làm được vậy thì dù chỉ đánh bắt trong vùng biển thuộc chủ quyền nước mình, ngư dân lẫn doanh nghiệp vẫn có thể tăng doanh thu và lợi nhuận. Thế nhưng, việc khó vay vốn ngân hàng đang cản trở việc đầu tư của ngư dân, trong khi dịch vụ hậu cần nghề cá ngừ hầu như chưa có gì.
Hiện nay, đã có bốn công ty của Nhật Bản cùng liên doanh với hai công ty TNHH ở Phú Yên là Bá Hải và Vinh Sâm để thu mua, chế biến, xuất khẩu cá ngừ, xây dựng thương hiệu cá ngừ đại dương Phú Yên. Liên doanh này dự kiến vốn điều lệ là hai triệu USD, sẽ hoạt động vào cuối năm nay. Bà Ngọc Sâm cho biết, trước mắt phía các công ty Nhật sẽ đưa sang Việt Nam hai tàu đông lạnh với công suất trung bình 100 – 200 tấn để phục vụ sơ chế, bảo quản cá ngừ đánh bắt ngay trên biển, trữ cấp đông ngay ở điều kiện nhiệt độ âm 60 độ C, đảm bảo chất lượng cá ngừ tươi hơn so với cách trữ lạnh hiện nay của ngư dân. Đồng thời, các tàu dịch vụ hậu cần này sẽ cung cấp lương thực, xăng dầu, nhu yếu phẩm cần thiết cho ngư dân đánh bắt dài ngày trên biển. Nếu liên doanh thực hiện thành công cho gần 700 tàu đánh bắt xa bờ câu cá ngừ đại dương của Phú Yên, sẽ là sự mở đầu tốt giúp ngư dân.
Theo báo Sài Gòn Tiếp thị

Nguồn: http://sgtt.vn/Kinh-te/146596/Giup-ngu-dan-nang-gia-tri-ca-ngu.html

NỘI DUNG KHÁC

WB hỗ trợ bảo hiểm giá nông sản tại các nước đang phát triển

23-6-2011

Khách hàng tiềm năng của công cụ quản lý rủi ro giá nông sản có thể gồm nhà sản xuất chế biến thực phẩm, người tiêu dùng, hợp tác xã, các ngân hàng địa phương...

Tính thuế thu nhập cá nhân: Thay đổi không nhiều

23-6-2011

Sau nhiều lần dự thảo, hai phương án tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) mới sẽ được Bộ Tài chính trình tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII vào giữa tháng Bảy tới.

Nhiều loại đất nông nghiệp được miễn phí trước bạ

23-6-2011

Nghị định 45/2011/NĐ-CP về lệ phí trước bạ vừa được Chính phủ ban hành đã bổ sung thêm một số trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ (so với Nghị định 176/1999).

Nhân rộng nông nghiệp đô thị

23-6-2011

Vĩnh Long là một tỉnh nông nghiệp nhỏ nằm ở trung tâm khu vực ĐBSCL. Đất nông nghiệp chiếm gần 79% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất lúa chiếm 48%, còn lại đất trồng cây lâu năm và đất nước nuôi trồng thuỷ sản. Đất nông nghiệp đô thị chiếm rất nhỏ, chỉ khoảng 2,9% trong tổng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh.

Bi kịch thủ phủ tôm

23-6-2011

Đã có lúc người ta ví von nuôi tôm sú ở ĐBSCL lãi như buôn ma túy. Các tỉnh đua nhau tăng diện tích nhưng chỉ qua đợt dịch có quá nhiều điều lạ lùng này, bức tranh về nơi vẫn được gọi là thủ phủ tôm chỉ toàn gam màu xám. Cận cảnh vùng tôm quá lắm nỗi xót xa.

G20 bàn kế hoạch kiểm soát giá lương thực

23-6-2011

Các bộ trưởng nông nghiệp thuộc nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) vừa nhất trí một kế hoạch hành động toàn cầu nhằm kiểm soát giá lương thực.

Huy động sức dân, bài học xây dựng nông thôn mới ở Trực Nội - Nam Định

23-6-2011

Tuy không có ưu thế nổi bật về kinh tế, nhưng xã Trực Nội (huyện Trực Ninh) lại đang đứng tốp đầu trong danh sách 96 xã, thị trấn tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đợt I giai đoạn 2011-2105 của tỉnh Nam Định. Xung quanh câu chuyện thành công này có một số kinh nghiệm có thể chia sẻ để các địa phương khác cùng học tập.

Tập trung khống chế dịch bệnh để ổn định chăn nuôi

23-6-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa cho biết, 6 tháng đầu năm 2011, chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định, tuy số lượng đầu gia súc giảm nhưng sản lượng thịt sản xuất vẫn tăng.

Tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất vụ Đông năm 2011 ở các tỉnh phía Bắc

23-6-2011

Ngày 22/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất vụ Đông năm 2010, triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông năm 2011 ở các tỉnh phía Bắc.

Đề nghị nâng tuổi học nghề nông dân

22-6-2011

Thời gian qua, nhiều tỉnh thành đã đề nghị sửa đổi Quyết định 1956/QĐ-TTg về “Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn tới năm 2020”. Tại nhiều địa phương, rất nhiều lão nông trên 60 tuổi có nhu cầu đi học buộc phải học dự thính hoặc không được “xét” theo học.

Công bố 211 nghề ngắn hạn dạy cho nông dân

22-6-2011

Tổng cục Dạy nghề vừa công bố danh sách 211 nghề nông nghiệp ngắn hạn (sơ cấp 3-6 tháng và dưới 3 tháng) dạy cho nông dân theo Quyết định 1956/QĐ-TTg.

Tác động từ Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc

21-6-2011

Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) được bắt đầu thực hiện với việc ASEAN và Trung Quốc ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc vào tháng 11/2002.